Thầy giáo nghèo đi phụ hồ, sửa điện để bám trụ với lớp học miền núi

Cứ sau giờ dạy, thầy Nguyễn Duy Trình lại đi sửa điện, chở ga, phụ hồ... chỉ với mục đích có thêm thu nhập để bám trụ, đeo đuổi ước mơ dạy trẻ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gặp gỡ tôi trong cuộc trò chuyện khoảng chừng 20 phút, thầy giáo của một huyện miền núi xa xôi lại tất bật với công việc làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Đó là câu chuyện yêu nghề và những nỗi lo về kinh tế của thầy giáo Nguyễn Duy Trình (SN 1978) - giáo viên Trường Tiểu học Hùng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Ngoài giờ dạy, ai thuê gì thầy làm nấy

Tâm sự về cuộc sống và nghề của mình, thầy Trình cho biết trước đây mình từng học tại Trường Cao đẳng Thể dục thể thao Đà Nẵng. Đến năm 2004, thầy bắt đầu công tác với vị trí giáo viên thể dục ở Trường Tiểu học Hùng Thành, huyện miền núi Yên Thành.

Trong thời gian công tác từ 2005 đến 2014, thầy được đề bạt làm Bí thư Đoàn trường, kiêm Ban chấp hành Đoàn xã Hùng Thành. Thầy vừa đi làm, vừa vừa nâng cao trình độ, hoàn thiện chương trình đại học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

"Gần 20 năm cống hiến trong nghề, do vẫn là giáo viên hợp đồng nên mức lương mình rất thấp, vì vậy phải đi làm thêm các công việc ngoài để tăng thêm kinh tế", thầy Trình bộc bạch.

thay-giao-ngheo-di-phu-ho-sua-dien-de-bam-tru-voi-lop-hoc-mien-nui

Nói về khoản lương hàng tháng của mình, thầy ngập ngừng cho biết sau khi trừ bảo hiểm thì mình chỉ nhận được 2,5 triệu đồng.

Cách đây 3 năm, thầy Trình được nhận thêm ít tiền phụ cấp của bộ môn thể dục. Như vậy sau 16 năm cống hiến, thầy Trình được hỗ trợ thêm tiền phần trăm đứng lớp khoảng 1 triệu đồng.

Bởi lương quá thấp, để đảm bảo được cuộc sống của bản thân và gia đình, sau giờ dạy trên trường, thời gian chiều tối và sáng sớm thầy làm thêm nhiều công việc để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

"Họ thuê gì làm nấy. Như sửa điện nước, chở gas,.. chẳng hạn. Mỗi lần chở gas được vài chục nghìn tùy thuộc vào đường dài ngắn. Thậm chí, đêm hôm họ kêu chở gas thì mình đi. Ngoài công việc trên về nhà còn hỗ trợ gia đình trồng thêm lúa.

Thôi, cái số mình khổ đến nay cũng đã 20 năm dạy học mà vẫn chưa vào biên chế, thu nhập thấp nên vợ con cũng thông cảm. Không có tiền ngại đi chơi gặp gỡ bạn bè", thầy Trình chia sẻ.

Sắp tới, con gái lớn chuẩn bị xuống thành phố học đại học. Thầy tâm sự gia đình cũng đang lo về nguồn kinh phí không biết trang trải thế nào. Thầy bảo sẽ cố gắng đi làm thêm rồi tặn tiện lại.

thay-giao-ngheo-di-phu-ho-sua-dien-de-bam-tru-voi-lop-hoc-mien-nui-0

"Con cố gắng học thi được vào đại học thì bố mẹ cũng bươn chải cho con ăn học. Dù không được bằng bạn bè nhưng cũng không để cho con thiệt thòi. Bố mẹ thì thiếu thật đấy."Thầy chia sẻ.

Nói đến chuyện ăn uống sinh hoạt trong nhà, thầy Trình bỗng trùng xuống. Đồ ăn trong nhà phải chắt chiu, cân đo đong đếm từng li từ tí. Chủ yếu là ăn rau, thịt cá thì thỉnh thoảng.

Dịp tết con muốn mua những bộ quần áo mới thầy cũng phải đắn đo và nói với các con: "Nhà mình bây giờ nghèo, không có thì con thông cảm". Và các con thầy cũng hiểu cho hoàn cảnh của gia đình.

Vẫn hy vọng một ngày tươi sáng hơn

Với mức lương 2,5 triệu như thế, thầy Trình bảo nếu như người khác thì có thể nghỉ dạy ra ngoài làm công việc khác thu nhập khá hơn nhiều, nhưng với thầy thì không vì tình yêu của mình dành cho lũ trẻ.

 "Mình buồn nhất là lúc nhận lương còn những lúc ở trên lớp gặp học sinh mình quên đi và cảm thấy vui khi được làm nghề này", thầy Trình tâm sự.

Cô Nguyễn Thị Nga - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hùng Thành cho biết: "Dù cuộc sống quá chật vật, khó khăn nhưng thầy Trình vẫn luôn cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 

Thầy Trình là một người rất nhiệt huyết, giỏi về nghiệp vụ. Tôi rất tiếc cho bản thân thầy Trình vì đã gần 20 năm công tác nhưng chưa được vào biên chế. Nếu ở một môi trường khác thì năng lực của thầy được ghi nhận và phát triển hơn. Ở trường, Ban giám hiệu, đồng nghiệp và học trò rất yêu quý thầy".

Bản thân thầy Trình đã có nhiều thành tích trong giảng dạy, công tác Đoàn - Đội. Điển hình, năm 2019, thầy được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì có hành động dũng cảm cứu người bị nạn thoát khỏi đuối nước.

thay-giao-ngheo-di-phu-ho-sua-dien-de-bam-tru-voi-lop-hoc-mien-nui-8

Lần đó, một bạn sinh viên đại học Y Hà Nội về chơi trên Thác 7 Tầng ở huyện Quế Phong không may trượt chân rơi xuống. Thầy cùng cả đoàn đang đi chơi thấy các bạn hô cứu nên đã dũng cảm nhảy xuống nước đưa bạn vào bờ. May mắn, mãi lúc sau bạn sinh viên đó tỉnh lại.

Đến năm 2020, thầy Trình được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen về thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải Nhất tại Hội khỏe Phù Đổng lần thứ XIX. Bên cạnh đó, thầy còn được UBND tỉnh Nghệ An tặng nhiều giấy khen, bằng khen vì có những cống hiến cho ngành giáo dục.

"Vừa rồi, cũng mới có một đợt đặc cách, mình hy vọng lần này sẽ được biên chế. Sau này khi đứa con gái lớn vào đại học thì mình cũng chưa chắc sẽ tiếp tục gắn bó với nghề. Nếu như không đủ chu cấp cho con cũng có thể mình sẽ tìm một công việc mới", thầy Trình buồn bã nói.

(Theo thethaovanhoa.vn)

Xem thêm: Thầy giáo khiếm thị và lớp dạy nhạc miễn phí

Đọc thêm

Những bữa cơm trưa chủ yếu mà mì tôm, trứng, thỉnh thoảng có thêm thịt hoặc tóp mỡ của thầy Phong trong 5 năm qua đã níu chân nhiều học trò vùng cao ở lại với lớp.

Thầy giáo vùng cao bỏ tiền túi nấu cơm trưa cho học trò
0 Bình luận

5 năm qua, dù nắng hay mưa, thầy Phùng Viết Hòa đều đặn đi hàng trăm cây số vào chủ nhật để dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh ở Ba Vì.

Hành trình 5 năm chạy xe hàng trăm cây số dạy tiếng Anh miễn phí của thầy giáo về hưu
0 Bình luận

Người dân làng Cor, ai ai cũng biết và quý mến thầy giáo Phạm Việt Cường. Bởi nhiều năm nay, thầy đã có những nghĩa cử cao đẹp dành cho người nghèo khó, bất hạnh.

Những nghĩa cử cao đẹp của thầy giáo xứ Quảng dành cho người nghèo khó, bất hạnh
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất