Hành trình 5 năm chạy xe hàng trăm cây số dạy tiếng Anh miễn phí của thầy giáo về hưu

5 năm qua, dù nắng hay mưa, thầy Phùng Viết Hòa đều đặn đi hàng trăm cây số vào chủ nhật để dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh ở Ba Vì.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sáng chủ nhật hàng tuần, ông Hòa, nguyên Phó trưởng khoa Ngoại ngữ, Học viện Cảnh sát nhân dân, từ Hà Nội về quê Ba Vì cách nhà khoảng 60 km, dạy tiếng Anh cho học sinh ở thôn Ngọc Nhị, xã Cẩm Lĩnh. Lớp học miễn phí do ông Hòa cùng một người bạn mở vào năm 2018, duy trì đều đặn 5 năm qua.

Ông Hòa là người thôn Ngọc Nhị. Ông tốt nghiệp khoa tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (nay là trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1981 và được tuyển vào Đại học Cảnh sát (nay là Học viện). Trong thời gian giảng dạy tại đây, ông được cử đi học và tốt nghiệp thạc sĩ về giảng dạy tiếng Anh cho người nước ngoài tại Đại học Canberra, Australia.

Nhiều lần về quê, thấy các cháu nhỏ yêu thích tiếng Anh, muốn học nhưng không biết học ở đâu, gia đình cũng không có điều kiện, ông Hòa quyết định dùng kinh nghiệm, kiến thức và niềm đam mê học tập của mình truyền dạy lại cho các cháu.

"Tôi muốn giúp đỡ con em quê hương học tốt tiếng Anh, hoàn toàn miễn phí", ông Hòa, 65 tuổi, nói.

Dự định về lớp học miễn phí có từ khi còn công tác nhưng phải hai năm sau khi nghỉ hưu, ông mới thực hiện được. Biết ý định của chồng, bà Phùng Thị Hằng ủng hộ ngay.

Là người cùng thôn, ông bà lớn lên giữa những năm tháng nghèo khó. Ông Hòa có 7 người em, ngày nhỏ ham học nhưng không có điều kiện, thường phải đi chăn trâu, cắt cỏ, bán sắn phụ giúp gia đình. Sau này khi cuộc sống khá hơn, ông vẫn thường trở về giúp đỡ anh em và người dân ở nhà.

thay-giao-ve-huu-chay-xe-hang-tram-so-day-tieng-anh-mien-phi
Thầy giáo Phùng Viết Hòa

"Ông Hòa là người con của làng. Tấm lòng của ông ấy rất đáng trân trọng", ông Phùng Công Lợi, trưởng thôn Ngọc Nhị, nói. Khi biết ý tưởng của ông Hòa, thôn hỗ trợ địa điểm học là hội trường của người cao tuổi, điện nước và quạt. Bàn ghế học sinh được các mạnh thường quân ủng hộ. Sau đó, thông tin về lớp tiếng Anh được phát qua loa phóng thanh của thôn để người dân biết và đưa con cháu tới đăng ký.

Theo ông Hòa, khó khăn nhất là học sinh đăng ký đông, trong khi chỉ có mình ông là người dạy. Các cháu cũng khác nhau về độ tuổi, có cháu lớp 1 nhưng cũng nhiều cháu đã lớp 6, 7. Ông phải hỏi từng học sinh để phân lớp. Những cháu chưa làm quen với tiếng Anh được xếp vào lớp 1, bạn nào đã học rồi sẽ vào lớp 2. Lúc đầu hai lớp có khoảng 70-80 học sinh, học vào thứ bảy và chủ nhật.

Ông dùng bộ English World gồm hai cuốn, giá 200.000 đồng, của nhà xuất bản Macmillan, Anh, làm giáo trình dạy. Sách đắt, học sinh không có điều kiện mua nên ông photo cho học sinh có tài liệu học. Tiêu chí chọn sách của ông là có đủ 4 kỹ năng. Sách này vừa có hội thoại, tranh ảnh, có bài luyện tập từ vựng, ngữ pháp, viết, nghe, phù hợp với học trò.

Có hơn 40 năm kinh nghiệm, ông Hòa nắm chắc phương pháp giảng dạy và tâm lý giáo dục song thời gian đầu vẫn phải làm quen vì học sinh ở độ tuổi nhỏ, hiếu động, vừa học vừa đùa nghịch. Những lúc này, ông thường dặn học sinh làm theo chỉ dẫn không tự ý nói trong giờ.

"Các cháu nhỏ phải vừa dạy vừa dỗ", ông Hòa kể.

Một buổi học của ông luôn bắt đầu với phần warm-up (khởi động) để tạo không khí. Ông viết chữ cái hoặc từ vựng tiếng Anh lên bảng, sau đó gọi 3-4 học sinh lên nghe đánh vần và viết từ. Dưới lớp, các bạn viết theo và nhận xét.

Theo ông, trong bốn kỹ năng tiếng Anh, nghe và nói rất quan trọng. Lớp ở trường đông học sinh, các cháu ít được thực hành nên không nói được. Hơn nữa, người Việt thường mắc lỗi với phụ âm vô thanh, hữu thanh hay âm cuối khi nói. Do đó, ông muốn tập trung vào hai kỹ năng này và chỉnh sửa kỹ các lỗi phát âm.

"Chỉnh đến phát mệt vẫn phải làm. Nhiều cháu cáu lắm nhưng tôi bảo các con đừng nóng, bao giờ làm được thì thôi", ông chia sẻ.

Ở kỹ năng nghe, ông dạy học trò cách quan sát để đoán nội dung, yêu cầu của đề ra sao và biết cách nắm bắt từ khóa qua ngữ điệu, trọng âm. Ví dụ câu: It is pink and purple (Nó màu hồng và tím), người nói sẽ nhấn mạnh vào "pink" và "purple" nên chỉ cần nghe được hai từ đó, thay vì tập trung nghe hết cả câu.

"Dần dần tôi không phải chỉ dẫn nữa, các con nghe được luôn vì đã biết cách", ông nói.

Ông Hòa cho biết lớp từng hai lần gián đoạn vì dịch bệnh. Lúc mở lại, địa điểm phải thay đổi vì thôn sửa chữa hội trường, nhiều học sinh chưa kịp thu xếp nên số lượng hiện sĩ số chỉ còn 30-40, học vào chủ nhật.

Lớp tiếng Anh của ông Hòa đến nay đã có ba khóa lớp 2 "tốt nghiệp", với khoảng 60 học sinh, nhiều học sinh đỗ vào cấp 3. Học sinh có thể giao tiếp cơ bản, biết đọc, viết đúng quy tắc và có kỹ năng làm bài, theo ông Hòa.

Phùng Viết An, học sinh lớp 3, trường Tiểu học Cẩm Lĩnh, luôn mong đến chủ nhật để đến lớp của thầy Hòa. An theo học từ năm ngoái, là một trong hai học sinh học tốt nhất lớp.

"Con thích đi học vì vui và dễ hiểu. Lúc đầu con chỉ biết vài từ nhưng giờ con tiến bộ 80-90%", An khoe. Cậu học trò cho hay thích nhất phần học đọc vì được thầy mở rộng kiến thức và từ vựng.

Chị Thơm, mẹ An, kể khi mới vào lớp, An không viết theo được bài giảng trên bảng và không đọc được bài nhưng giờ đọc trôi chảy, viết tốt hơn nhờ thầy dạy kỹ, học đến đâu chắc đến đó.

Cũng có con theo học từ năm lớp 2, chị Thắm cho hay không chỉ dạy kiến thức, lớp tiếng Anh của thầy Hòa còn rèn nền nếp, ý thức kỷ luật cho học sinh. Chị và nhiều bố mẹ thường cắt cử nhau tới dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị đồ dùng để hỗ trợ thêm cho thầy Hòa.

"Hiếm có thầy giáo nào tâm huyết và nhiệt tình như vậy. Nhiều hôm mưa rét, thậm chí ngập, thầy vẫn đến", chị Thắm kể.

Hiện ngoài lớp ở quê, sáng thứ ba hàng tuần, ông Hòa còn dạy miễn phí tiếng Anh cho người cao tuổi ở khu dân cư gần nhà. Ông mong có sức khỏe để tiếp tục duy trì các lớp học này.

"Lớp còn một học sinh muốn học, tôi vẫn dạy", ông Hòa nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Việc tử tế của thầy giáo trẻ nỗ lực mang tiếng Anh cho trẻ em nghèo

Đọc thêm

Nhờ đam mê làm nông, thầy giáo Hà Tĩnh đã thành công nuôi giun quế, kiếm về cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Thầy giáo Hà Tĩnh đam mê làm nông nghiệp, kiếm bộn tiền nhờ nuôi giun quế
0 Bình luận

Suốt 10 năm qua, anh Đỗ Thiện Thành đều đặn đến lớp học tình thương để gieo chữ, chắp cánh ước mơ cho trẻ em nghèo...

Lớp học tình thương chắp cánh ước mơ cho trẻ em nghèo của thầy giáo trẻ
0 Bình luận

17 năm công tác trong ngành, giờ đây thầy Hiệu trưởng của một trường mầm non ở vùng đại ngàn Pù Luông vẫn miệt mài cống hiến cho sự nghiệp.

Thầy giáo vượt định kiến, miệt mài nuôi dạy trẻ em ở đại ngàn Pù Luông
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất