Thầy giáo vùng cao bỏ tiền túi nấu cơm trưa cho học trò

Những bữa cơm trưa chủ yếu mà mì tôm, trứng, thỉnh thoảng có thêm thịt hoặc tóp mỡ của thầy Phong trong 5 năm qua đã níu chân nhiều học trò vùng cao ở lại với lớp.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bữa cơm ngày đầu tháng 11 của thầy Đồng Văn Phong, 39 tuổi, và học trò lớp 5A2, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tung Qua Lìn, huyện Phong Thổ, có cơm, cá suối rán, giá đỗ xào và canh rau muống. Đây là cá do một người bạn của thầy Phong gửi cho từ xã Mường So, còn thực đơn thường là rau, trứng và mỳ tôm. Ăn xong, học trò sẽ giúp thầy rửa bát.

Thầy Phong nấu cơm trưa cho học trò từ năm 2019. Trước đó, hầu hết học sinh tại xã Tung Qua Lìn đủ điều kiện ăn, ở bán trú do nhà cách trường từ 4 km trở lên, theo Nghị định 116 năm 2016 của Chính phủ. Từ khi có đường bêtông nối từ chân núi tới trường Tung Qua Lìn ở đỉnh núi, khoảng cách từ nhà đến trường của học sinh được rút ngắn. Không em nào ở xa trường quá 4 km nên cũng không được hỗ trợ bán trú nữa.

Không đành lòng nhìn học sinh ăn cơm trắng, trong khi nếu đi bộ về buổi trưa, nhiều em không trở lại trường, thầy Phong quyết định nấu cơm cho học trò.

"Thôi có gì nấu đó, thầy trò cùng ăn", thầy giáo nói.

Thầy Phong sinh ra và lớn lên tại xã Mường So, huyện Phong Thổ. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, thầy giáo sinh năm 1984 đăng ký sư phạm vì chính sách miễn học phí.

Năm 2006 khi khăn gói từ Lai Châu xuống Hà Nội học trung cấp, cậu thanh niên Mường So mang theo đầy một balô khoai, đồ khô. Xen lẫn nỗi lo là sự hào hứng, vì ít nhất Phong biết mình quý trẻ con.

thay-giao-vung-cao-bo-tien-tui-nau-com-trua-cho-hoc-tro-0
Thầy Phong được học trò tặng hoa dã quỳ dịp 20/11 năm 2020

Tốt nghiệp năm 2008, thầy giáo trở lại Lai Châu, được phân công về trường Tung Qua Lìn ngay năm đó. Dù cùng trong huyện Phong Thổ, khoảng cách từ Mường So tới Tung Qua Lìn gần 30 km, đều là đường đất. Vì vậy, thầy Phong phải ở tại trường, mỗi tháng về thăm nhà một lần. Mỗi lần như vậy, thầy mang theo măng, khoai để ăn dần.

Thời điểm đó, Tung Qua Lìn chưa có điện. Trong căn phòng dành cho thầy cô ở lại trường, được ghép bằng các tấm ván, thầy Phong và các giáo viên hàng đêm thắp nến soạn giáo án. Những ngày lạnh cắt da, gió lùa qua các khe hở của ván gỗ, thầy cô phải đeo hai găng tay mới đỡ cóng để cầm được bút.

Học trò vùng cao không đi học đều. "Nhiều lần giận lắm", thầy Phong kể, nhưng không đành để mặc các em, nên thầy giáo lại đến tận nhà tìm học trò. Có lần, thầy bị phụ huynh đuổi, còn học trò trốn vì gia đình muốn các em ở nhà làm nương, trông em. Về sau, mỗi lần đi tìm học sinh, thầy thường chuẩn bị thêm kẹo, bánh, những em có hoàn cảnh quá khó khăn được thầy mua thêm quần áo.

Nhưng giờ, thầy Phong thấy nhận thức của học sinh và phụ huynh vùng cao đã được cải thiện. Chuyện phải thuyết phục học sinh đi học không còn nhiều như cách đây 3-5 năm. Thay vào đó, để giữ chân các em ở lại trường, không bị gián đoạn việc học, thầy chuyển qua nấu ăn trưa cho học trò.

Ngày nào có các tiết Âm nhạc, Mỹ thuật hay tiếng Anh do các giáo viên khác đứng lớp, thầy Phong thường tranh thủ chạy về phòng cắm sẵn nồi cơm, lúc tan học chỉ cần làm thêm thức ăn. Những hôm còn lại, thầy trò sẽ ăn trưa muộn hơn một chút.

Thực đơn chủ yếu là rau và trứng, tươm tất hơn sẽ có thịt hoặc tóp mỡ, cũng có hôm thầy trò cùng ăn mỳ tôm và cháo ăn liền. Mỗi ngày, khoảng 5-10 học sinh ở lại ăn trưa cùng thầy. Đây đều là những em không có cơm do gia đình chuẩn bị, hoặc chỉ mang cơm trắng. Thầy Phong cho biết tiền ăn mỗi bữa cho học trò khoảng 50.000 đồng, hôm nào có thịt sẽ nhiều hơn, nên bình quân khoảng hai triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này thầy tự bỏ ra, lấy từ thu nhập hàng tháng.

"Cách đây 3-4 năm, lương khoảng 8 triệu đồng, lại dạy ở bản nên bữa trưa cũng thiếu thốn, thầy trò chủ yếu ăn mỳ tôm và cơm trắng. Giờ thu nhập của tôi được cải thiện, bữa ăn cùng học trò tươm tất hơn", thầy Phong chia sẻ.

Cô Lù Thị Lan Hương, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tung Qua Lìn, cho hay thầy Phong rất nhiệt tình, quan tâm tới học sinh, năng nổ trong các hoạt động của ngành và địa phương.

"Thầy còn vận động được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ mỳ tôm, cháo, quần áo và đồ dùng học tập cho học sinh", cô Hương nói. Ngoài thầy Phong, nhiều giáo viên tại trường cũng hỗ trợ nấu cơm trưa cho học sinh.

Trong 15 năm gắn bó với nghề, thầy Phong nhớ nhất mỗi dịp 20/11. Biết đây là ngày tri ân thầy cô, học trò lên rừng hái hoa dã quỳ về để tặng.

"Các em bảo không có tiền mua hoa, nên tặng thầy bó hoa này. Tôi rất xúc động với tình cảm của học trò", thầy Phong nhớ lại.

Ở vùng biên ải, thầy Phong không mong gì hơn là học sinh và gia đình nhận thức được sự cần thiết của việc đi học, bởi chỉ có đến trường mới giúp các em có cuộc sống tốt hơn.

"Thi thoảng nghe tin có học sinh đỗ vào trường THPT của tỉnh, rồi đỗ đại học, tôi tự hào và yên tâm lắm. Với tôi, đây là món quà có ý nghĩa nhất trong cuộc đời làm nghề giáo", thầy Phong nói.

(Theo Vnexpress)

Xem thêm: Người mẹ tinh ý làm 4 hành động này, con cái sau này sẽ lớn khôn: Một người mẹ tốt đáng giá bằng cả trăm thầy giáo

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Bên cạnh việc vận động gia đình hiến 1.700 m2 đất xây dựng trường học, thầy giáo Phan Văn Mãi (45 tuổi) còn thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ học sinh nghèo.

Việc tử tế của thầy giáo Sóc Trăng hiến đất dựng trường
0 Bình luận

15 năm qua, "thầy giáo" Huỳnh Quang Khải đã gieo con chữ cho hơn 1000 em học sinh không có điều kiện đến trường...

Việc tử tế của 'thầy giáo' ở lớp học tình thương Ngọc Việt
0 Bình luận

Sự cống hiến của thầy giáo vùng cao Ngô Mậu Tình đã nhận về niềm cảm kích, sự kính phục và ghi nhận của các tổ chức, cộng đồng.

Việc tử tế của thầy giáo vùng cao mê thiện nguyện, ham hiến máu
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất