Tấm lòng bác ái của vị sư trẻ và những chuyến đi thiện nguyện chở nặng nghĩa tình

Bất kể nơi đâu có những con người lam lũ, dù mưa gió, dù lạnh buốt, Đại đức Thích Từ Hiệp vẫn đến thăm hỏi động viên một cách nhanh chóng. Thầy nói, cho đi chính là nhận lại...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đại đức Thích Từ Hiệp tên thật là Nguyễn Hữu Nghĩa, sinh ngày 05/9/1984 tại xã Me Pu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Sau những lần lên chùa nghe sư thầy tụng kinh niệm Phật, thầy cũng sớm cảm ngộ ra. Thầy bén duyên với cửa Phật từ năm 1992 nhưng năm 1996 thầy chính thức xuất gia, lúc này thầy mới có 12 tuổi.

Sau khi học xong phổ thông ở Vũng Tàu, thầy tiếp tục hành trình đến với Phật qua nhiều khóa học khác nhau. Thầy học Sơ cấp Phật học ở Vũng Tàu, Trung cấp Phật học ở Đồng Tháp, cao đẳng Phật học ở Bạc Liêu, cao cấp giảng sư ở thành phố Hồ Chí Minh.

Và như một cái duyên, thầy "chở" những giáo lý nhà Phật ra Bắc và hiện đang là Trưởng ban đại diện Phật giáo - trụ trì chùa Khánh Nghiêm xã Bản Nguyên và trụ trì chùa Ân Phúc khu Lâm Nghĩa của thị trấn Lâm Thao (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). 

Tam-long-vang-cua-Dai-duc-Thich-Tu-Hiep-voi-nguoi-ngheo-0
Đại đức Thích Từ Hiệp tặng quà cho gia đình khó khăn

Theo Phật giáo Việt Nam, khi hỏi người dân sinh sống xung quanh chùa về Đại đức Thích Từ Hiệp, ai cũng tỏ ra thành kính, biết ơn sâu sắc. Từ ngày thầy về làm trụ trì ở đây, bà con rất yên tâm sinh hoạt, thầy đã giúp cho mọi người nhìn nhận được những giá trị tốt đẹp của cuộc đời để sống có ích cho xã hội, cho cộng đồng.

Mặc dù công việc của nhà chùa cũng rất bận rộn nhưng Đại đức Thích Từ Hiệp luôn dành thời gian cùng lãnh đạo thôn, xóm thăm hỏi, giúp đỡ, động viên nhân viên tại địa phương chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, phấn đấu sống tốt đời đẹp đạo.

Tam-long-vang-cua-Dai-duc-Thich-Tu-Hiep-voi-nguoi-ngheo-9

Được biết, Đại đức Thích Từ Hiệp sinh ra ở vùng quê nghèo khó, tuổi thơ của thầy là những trận đói lay lắt vì thiên tai, mất mùa. Từ ngày xuất gia, thầy cũng chứng kiến rất nhiều cảnh đau thương. Những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa phải ăn xin, những gia đình khó khăn túng thiếu, ốm đau bệnh tật mà không có tiền chạy chữa...

Nhìn những cảnh đời đáng thương đó, Đại đức Thích Từ Hiệp không cầm lòng được. Nước mắt thầy tuôn rơi và thầy luôn khát khao được giúp đỡ những cảnh đời bất hạnh đó.

Tam-long-vang-cua-Dai-duc-Thich-Tu-Hiep-voi-nguoi-ngheo-7
Đại đức Thích Từ Hiệp rất yêu quý các em nhỏ

Mỗi lần nghe thấy ở đâu có cảnh đời éo le, khổ cực là thầy lại khăn gói lên đường tìm đến để giúp đỡ. Thầy luôn quan tâm, cập nhật tình hình đời sống của nhân dân địa phương - nơi mình trụ trì để kịp thời đến thăm hỏi, động viên, giúp đỡ.

Và lòng bác ái của Đại đức Thích Từ Hiệp càng ngày càng lớn dần và vươn xa hơn. Có tiền là thầy lại muốn giúp đỡ thật nhiều những người khó khăn không chỉ ở địa phương mình tu tập mà còn ở các huyện khác trong tỉnh Phú Thọ. Rồi những chuyến đi thiện nguyện chở nặng nghĩa tình của thầy càng ngày càng nhiều lên, chẳng đếm hết được.

Tam-long-vang-cua-Dai-duc-Thich-Tu-Hiep-voi-nguoi-ngheo-6
Thầy phát nhu yếu phẩm cho người dân nghèo

Bất kể nơi đâu có những con người lam lũ, dù mưa gió không quản đường xa thầy vẫn đến thăm hỏi động viên một cách nhanh chóng. Thầy bảo rằng: “ Cho đi là nhận lại”. Trên miệng thầy lúc nào lúc nở nụ cười từ bi, với thầy, mỗi chuyến thiện nguyện là một lần đưa hạnh phúc đến người nghèo.

Trong sâu thẳm trái tim thầy luôn nghĩ rằng: "Giáo lý nhà Phật là từ bi hỷ xả, mình làm việc thiện cũng chỉ là theo dấu chân của Phật, của các vị chư tổ”.

Tam-long-vang-cua-Dai-duc-Thich-Tu-Hiep-voi-nguoi-ngheo-5

Vào mùa mưa bão, người ta hay thấy bóng dáng thầy trải dài trên những con đường quanh co của các tỉnh tây Bắc như Sơn La, Lai Châu... Dù phải vượt qua những cung đường rất hiểm trở nhưng thầy chẳng ngại. Thầy luôn cố gắng đi để tận tay trao những món quà nhỏ ý nghĩa cho các cá nhân, tập thể khó khăn. Thầy đến để giúp đỡ các gia đình nghèo, phát gạo, phát thuốc chữa bệnh, quần áo, chăn màn và xây nhà tình nghĩa, các trường học.

Đã có không biết bao xuất ăn thầy tự tay trao tặng cho các bệnh nhân, những bao gạo, những thùng mì tôm, những chiếc phong bì chứa đầy tấm lòng chân thành của thầy được gửi gắm trong đó. Nếu giờ hỏi thầy đã làm được những gì thì thầy cũng chẳng nhớ nổi...

Tam-long-vang-cua-Dai-duc-Thich-Tu-Hiep-voi-nguoi-ngheo-4

Không chỉ góp sức mình trong công tác thiện nguyện mà chính thầy Thích Từ Hiệp còn đứng ra tổ chức các hoạt động đó. Hàng năm cứ vào dịp lễ Tết, thầy luôn ủng hộ các quỹ đền ơn đáp nghĩa, hội Chữ thập đỏ, các gia đình thương binh bệnh binh, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các bệnh viện và các trường học trong huyện.

Thầy quan tâm đến mọi tầng lớp nhân dân, từ các em thiếu nhi, học sinh cho đến các cụ già cao tuổi, người khuyết tật. Người dân trong địa phương ai cũng cảm phục cái tâm, cái đức của thầy.

Tam-long-vang-cua-Dai-duc-Thich-Tu-Hiep-voi-nguoi-ngheo-3
Tam-long-vang-cua-Dai-duc-Thich-Tu-Hiep-voi-nguoi-ngheo-2

Để có kinh phí làm từ thiện, thầy vận động nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cùng chung tay. Thầy luôn tâm niệm, ai cũng có một tấm lòng và suốt bao nhiêu năm qua, thầy vẫn luôn cố gắng thực hiện tâm nguyện của mình là giúp đỡ cho những mảnh đời bất hạnh bớt đi được phần nào cơ cực.

Khi được hỏi về những khó khăn trên hành trình làm từ thiện của thầy, thầy bảo tôi rằng: “Chỉ cần những hành động phát ra từ tâm thì mọi khó khăn đều sẽ vượt qua”...

Xem thêm: Chân dung người thầy mặc áo cà sa, 5 năm gieo chữ cho trẻ em nghèo

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Áo cà sa là biểu tượng đặc trưng của Phật giáo thể hiện đạo hạnh của người tu hành, biểu tượng cho sự giác ngộ và được tứ chúng đồng tu hết sức tôn kính.

Nguồn gốc áo cà sa và giá trị tâm linh của áo cà sa
0 Bình luận

Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tăng ni không ngần ngại cởi áo cà sa, khoác áo blouse xông pha lên tuyến đầu chống dịch.

Chuyện những vị tăng 'cởi áo cà sa, khoác áo blouse', xông pha tuyến đầu chống dịch
0 Bình luận

Chỉ cần có sức khỏe tốt, nghĩa là bạn đã hạnh phúc hơn rất nhiều những người đang ốm đau bệnh tật ngoài kia. Bởi theo Đức Phật, tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe. Vì vậy chúng ta nên cám ơn vì điều đó.

Lời Phật dạy: Con người làm được 3 điều này hậu vận ắt sẽ có phúc phần
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cha mẹ nghèo vét sạch tài sản, bán cả đàn lợn vẫn không đủ tiền cứu con trai bị ung thư võng mạc

Chỉ mới 2 tuổi, nhưng bé Lý Gia Hiếu (2023) đã mắc bệnh ung thư võng mạc, đã di căn từ mắt phải sang mắt trái, có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Dù đã vết vét sạch tài sản trong nhà, vợ chồng chị Mui vẫn không đủ tiền tiếp tục chữa bệnh cứu con.

Hải An
Hải An 23 giờ trước
3 năm ròng rã chữa ung thư máu cho con, bố nghèo nợ tiền tỷ, đứng trước nguy cơ mất cả ngôi nhà đang ở

Trong thời gian con trai điều trị ung thư máu, mỗi tháng, anh Tuấn phải chi đến 20 triệu tiền thuốc. Khi kiệt quệ tiền bạc, anh "cắm" cả nhà để lấy tiền chữa bệnh cho con. Giờ gánh nợ tiền tỷ...

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Mối lương duyên đặc biệt của hai cựu chiến binh: Được đồng đội cứu ở chiến trường, đến thời bình lại cứu con trai đồng đội

Kể về mối lương duyên kỳ lạ của mình, cựu chiến binh Nguyễn Trọng Bồi không khỏi bồi hồi xúc động, bởi nó chẳng khác gì một câu chuyện cổ tích.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cô giáo khuyết tật 16 năm mang chân giả đi làm từ thiện

Suốt 16 năm qua, cô giáo khuyết tật – Nguyễn Thị Minh Tâm (39 tuổi) đã trở thành nguồn cảm hứng về sống và yêu thương khi tận tụy, đi khắp nơi để vận động học bổng cho học sinh nghèo.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Xót xa tình cảnh của cô bé 11 tuổi mồ côi mẹ, sống nương tựa bà ngoại giàu yếu

Con thương ngoại nhiều như trái đất, con thương bà ngoại hết tấm lòng" - câu nói của bé gái 11 tuổi dành cho bà ngoại già yếu khiến ai cũng xót xa...

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ấm lòng cựu chiến binh 25 năm miệt mài nấu ăn từ thiện

Dù là thương binh hạng 4/4, nhưng suốt 25 qua, cựu chiến binh Đinh Văn Hai (86 tuổi, Hậu Giang) vẫn miệt mài đi nấu cơm, nấu cháo từ thiện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Xúc động hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh

Vì dòng người đổ ra đường xem tổng duyệt diễu binh quá đông, xe lăn không đi được, người phụ nữ quyết định cõng mẹ đi bộ. Hình ảnh đẹp ấy đã khiến nhiều người xúc động!

Hải An
Hải An 01/05
Bé gái 7 tuổi bị suy thận chật vật níu kéo sự sống, gia đình cạn tiền cứu chữa

Để níu kéo sự sống, mỗi ngày bé Trang phải truyền 9 túi dịch để chạy thận, thời gian kéo dài từ 7h sáng đến 3h sáng hôm sau. 

Cụ 80 tuổi vẫn ngày ngày dãi nắng dầm mưa mò cua nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần

Ở cái tuổi xế chiều, người ta được vui vầy bên con cháu còn bà Nguyễn Thị Nghị lại còng lưng mò cua sớm tối nuôi 3 con mắc bệnh tâm thần. 

Ước mơ dang dở của cô sinh viên bị ung thư xương: Muốn sớm ra trường đi dạy để giúp đỡ bố mẹ, ai ngờ giờ lại thành gánh nợ của gia đình

Đang là sinh viên năm 2, bất ngờ, Đinh Thị Vân Dung nhận kết quả bị ung thư xương. Bao ước mơ, hoài bão chính thức bị chặn đứng từ đây...

Vì sao người xưa nói 'phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụi bại'?

"Phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụn bại" - lời người xưa đã dặn tuyệt đối đừng làm trái. Phạm phải gánh không nổi hậu họa. 

“NGUYỆT VŨ” - TỪ THỦ ĐÔ TỚI VÙNG CAO: HÀNH TRÌNH LAN TỎA YÊU THƯƠNG QUA CON CHỮ

Vào thứ Bảy ngày 12/04/2025 vừa qua, sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã diễn ra thành công tốt đẹp tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Con trai chấn thương sọ não, thần kinh bất ổn, mẹ già đau yếu gồng gánh gia đình

Dẫu tuổi đã cao, đau yếu triền miên nhưng bà Hà vẫn phải gồng gánh con trai chấn thương sọ não và những đứa cháu thơ dại.

Mẹ đơn thân rơi vào bế tắc không biết kiếm tiền ở đâu để điều trị cho con trai suy tủy xương

Một mình nuôi 2 đứa con khiến đôi vai gày của chị Trang nặng trĩu; vậy mà trời chẳng thương, đứa con trai tội nghiệp của chị lại mắc bệnh hiểm nghèo không, không có tiền điều trị.

Lời khẩn cầu từ người mẹ nghèo cần chi phí ghép tủy cho con thơ

Bệnh tan máu bẩm sinh đang bào mòn sức khỏe của bé Hà Vy (10 tuổi), thế nhưng, gia đình quá khó khăn, mẹ nghèo bất lực khi nhìn chi phép ghép tế bào gốc cho con quá lớn.

Nghẹn lòng câu hỏi của đứa trẻ nghèo: 'Chân con bị cắt rồi có mọc lại được không'?

Vết thương đang hoại tử khiến bàn chân phải của bé Trà My có nguy cơ phải cắt bỏ. Cô bé vô cùng hoảng loạn liên tục hỏi mẹ: "Chân con bị cắt rồi có mọc lại được nữa không"?

PC Right 1 GIF
Đề xuất