Gen Z và việc tử tế: Phạm Minh Tiến - chàng trai thắp lửa thiện nguyện
Những năm tháng sinh viên của Phạm Minh Tiến vô cùng ý nghĩa khi anh đã tổ chức hàng loạt chương trình thiện nguyện nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Tiến kể: "Từ năm học lớp 11, em đã bắt đầu tham gia các phong trào tình nguyện do đoàn thanh niên tổ chức. Đây là tiền đề để khi vào đại học, em tự xây dựng nhiều mô hình hoạt động vì cộng đồng". Trong 4 năm ở giảng đường, vừa nỗ lực học tập, Tiến vừa miệt mài tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện như: vận động tặng sách giáo khoa và truyện tranh học sinh vùng sâu, vùng xa; tặng gạo cho người già neo đơn; tổ chức trung thu cho trẻ em nghèo…
Đặc biệt, tháng 8.2020, Tiến đã khởi xướng phong trào "Hành trình đi và yêu thương", với sự tham gia của gần 100 sinh viên các trường trên địa bàn TP Cần Thơ. "Mục đích của phong trào này là tạo môi trường cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm, học tập và rèn luyện; thử sức bản thân trong các hoạt động, thể hiện vai trò và trách nhiệm của người trẻ đối với đất nước, cộng đồng và xã hội. Qua đó tạo cầu nối giữa các mạnh thường quân và những người có hoàn cảnh khó khăn", Tuấn bày tỏ.

Để "Hành trình đi và yêu thương" thật sự phát huy hiệu quả, sau khi phong trào được phát động, Tiến đã cùng các thành viên thực hiện kế hoạch "Cây yêu thương", bao gồm: trao 30 suất học bổng tiếp sức đến trường; 200 phần quà cho các hoàn cảnh khó khăn; đêm hội trăng rằm, hội chợ đồ dùng học tập, tặng 10 chiếc xe đạp; 2 gói hỗ trợ tủ sách cho trường tiểu học; 600 phần quà cho trẻ em. Các chương trình đều hướng đến vùng sâu, vùng xa ÐBSCL. Trong mỗi chương trình, Tiến đều trực tiếp đi tiền trạm để tìm hiểu, nắm rõ thông tin người dân cần gì để có cách giúp đỡ thiết thực nhất.
Ngoài việc vận động mạnh thường quân đóng góp kinh phí cho các hoạt động từ thiện, trung thu năm 2020, Tiến còn tổ chức đêm nhạc gây quỹ cho chương trình "Về Cù Lao Dung". Đây là hoạt động mở màn cho chuỗi hoạt động hướng về những người có hoàn cảnh khó khăn ở H.Cù Lao Dung (Sóc Trăng), nhất là trẻ em ở 2 xã An Thạnh Nam và An Thạnh 3. “Theo khảo sát, 2 xã nghèo này có nhiều trẻ trong độ tuổi đến trường, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Người dân chủ yếu làm nông và nuôi trồng thủy sản, nhưng hầu như đất đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình canh tác, sản xuất và đời sống. Do đó tôi chọn làm địa điểm thực hiện chương trình”, Tiến nói.
Trong đợt miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do bão lũ vừa qua, Tiến cùng nhiều bạn trẻ tổ chức chương trình “Hướng về miền Trung” với 3 đợt trao quà cho người dân 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Tri, Nghệ An, gồm bánh tét, mì gói, áo ấm… Đồng thời kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ trao quà đợt thứ 4 vào 17 - 26.1.2021, bao gồm 1.000 ba lô, 1.000 suất học bổng tiếp sức đến trường và tặng đồ dùng học tập.
Nhận xét về quá trình hoạt động thiện nguyện của Tiến, chị Hồng Bích (24 tuổi), thành viên trong nhóm, nói: “Tôi rất nể phục những phong trào do Tiến đề ra và thực hiện. Đó là những phong trào thiết thực, giúp đỡ cho nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn”.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Gen Z và việc tử tế: Võ Duy Phúc và những hành động thiện nguyện xuất phát từ tận đáy lòng
Đọc thêm
Vợ chồng siêu mẫu Bình Minh được cư dân mạng khen ngợi vì cách dạy con khôn khéo, đặc biệt là sau hành động này của con gái lớn.
Đáng lẽ về hưu là để nghỉ ngơi, nhưng người phụ nữ này lại tham gia công tác xã hội tại địa phương, miệt mài làm thiện nguyện.
Vốn sinh ra trong gia đình nghèo, thấm thía tầm quan trọng của việc học, thầy giáo trẻ này đã nỗ lực lan tỏa tri thức cho trẻ em nghèo.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.