Việc tử tế của người phụ nữ đã về hưu miệt mài đi thiện nguyện
Đáng lẽ về hưu là để nghỉ ngơi, nhưng người phụ nữ này lại tham gia công tác xã hội tại địa phương, miệt mài làm thiện nguyện.

Chị Lê Thị Quý (59 tuổi, ngụ tại tổ 22 phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã nghỉ hưu 4 năm nay. Đáng nói, tuy về hưu, nhưng mỗi ngày của chị lại vô cùng bận rộn. Chị là Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường, Tổ trưởng tổ dân phố số 22, Chi hội trưởng phụ nữ, Tổ trưởng tổ vay vốn… ở địa phương.
Với vai trò Tổ trưởng tổ dân phố, chị Quý đã đi đầu trong mọi hoạt động ở khu dân cư. Vì vậy khi tuyên truyền, vận động bà con nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách ai cũng đồng thuận. Do đó, Tổ dân phố 22 luôn vượt các chỉ tiêu hằng quý, hằng năm được cấp trên ghi nhận và đánh giá cao.
Riêng trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, chị Quý trong nhiều năm qua rất tâm huyết, lặng lẽ làm việc thiện nguyện tham gia cùng Hội thiện nguyện Đồng Cảm (TP. Đà Nẵng). Người phụ nữ này là một trong những thành viên nhiệt tình, tích cực của Hội, đóng góp nhiều hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn, lan tỏa yêu thương trong cộng đồng.

Hội thiện nguyện Đồng Cảm thường xuyên thực hiện các chương trình, bữa ăn cho các bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn TP. Đà Nẵng, như Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Tâm thần… Theo đó, mỗi tuần chị Quý đều góp công sức và “của ít lòng nhiều” tham gia các chương trình nấu cháo, cơm, mì, bún… cho người nhà bệnh nhân và bệnh nhân gặp khó khăn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, trong hai năm 2020 và 2021, Đà Nẵng bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, những tháng cao điểm nhất, chị Quý cùng các ban ngành tại địa phương đã vận động nhu yếu phẩm, lương thực hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh. Cũng tại thời điểm đó, chị cùng chính quyền sở tại vận động giúp đỡ, hỗ trợ hơn 60 suất quà cho người dân bị phơi nhiễm bệnh Covid-19, người dân đang gặp khó khăn với trị giá hơn 200 triệu đồng.

Chia sẻ về việc làm thiện nguyện, người phụ nữ ấy tâm sự: "Xuất phát từ gia đình khó khăn, biết vươn lên trong cuộc sống, chứng kiến những bệnh nhân khó khăn chiến đấu với bệnh tật, tôi muốn giúp đỡ họ bằng khả năng của mình, dù ít ỏi song đó là tấm lòng của tôi dành cho họ. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua tôi cùng những người bạn có tấm lòng thiện nguyện, chung tay góp sức hỗ trợ nhiều cảnh đời khốn khó, bệnh tật ngặt nghèo, mong họ có thêm chút niềm vui khi còn ở cõi trần gian này.
Tôi thực hiện công việc thiện nguyện này đã hơn chục năm nay, giờ tuổi về hưu có thời gian hơn, song sức khỏe không cho phép nên trong khả năng của bản thân, tôi giúp đỡ người đời được chừng nào, tôi quý chừng ấy… Món quà lớn nhất, niềm hạnh phúc lớn nhất mà chúng tôi mong đón nhận được, chính là nụ cười của họ, chỉ vậy là đủ".

Chính vì những hoạt động xã hội, thiện nguyện đầy nhiệt tình và sôi nổi, hằng năm chị Lê Thị Quý luôn được các cấp từ UBND phường đến UBND thành phố, các ban ngành, đoàn thể tại địa phương tuyên dương những hoạt động xuất sắc đó, được thể hiện qua những tấm bằng khen, giấy khen… do các cấp, các ngành khen tặng.
Theo báo Thanh Niên
Xem thêm: Việc tử tế của thầy giáo trẻ nỗ lực mang tiếng Anh cho trẻ em nghèo
Đọc thêm
Sự cống hiến của thầy giáo vùng cao Ngô Mậu Tình đã nhận về niềm cảm kích, sự kính phục và ghi nhận của các tổ chức, cộng đồng.
15 năm qua, "thầy giáo" Huỳnh Quang Khải đã gieo con chữ cho hơn 1000 em học sinh không có điều kiện đến trường...
Bên cạnh việc vận động gia đình hiến 1.700 m2 đất xây dựng trường học, thầy giáo Phan Văn Mãi (45 tuổi) còn thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ học sinh nghèo.
Tin liên quan
Nếu các bạn đang "bí" dẫn chứng cho đoạn văn NLXH 200 chữ thì hãy lưu bài viết dưới đây về để dùng dần nhé!
Anh Nguyễn Văn Nở (38 tuổi, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) sáng chế giường y tế đa năng tặng cho bệnh nhân nghèo, giúp họ có sự thoải mái, tiện dụng khi phải nằm một chỗ điều trị.
Chuyện này xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở cùng đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự, duy chỉ có 1 người trong phòng kêu ốm và ở lại...