Chuyện đời của "người hùng" mà cả thế giới biết ơn nhờ tìm ra mRNA để điều chế vaccine COVID-19

mRNA là ý tưởng có giá trị hàng tỷ đô góp phần tạo ra vaccine COVID-19. "Mẹ đẻ" của nó là bà Kariko Katalin - người phụ nữ có số phận bi đát, nhiều lần bị chê cười, thường xuyên bị sa thải, lý lịch đầy rẫy thất bại và đau khổ.

Đỗ Thu Nga
11:00 27/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

mRNA - ý tưởng trị giá hàng tỷ đô la

Vaccine công nghệ mRNA là loại vaccine ngừa được chờ đợi nhất. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã đi tiêm phòng đón đầu và nhanh chóng phê duyệt loại vaccine này. 

Theo đánh giá, so với công nghệ truyền thống, mRNA hứa hẹn đem lại hiệu quả tốt hơn, nhanh hơn, an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn, có thể so sánh sự khác biệt giống như xe máy và chuyên cơ. 

Khái niệm mRNA (Chữ m = messenger = thông tin) trong sách giáo khoa nói rằng, nó có chức năng truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein. RNA là một ý tưởng có giá hàng tỷ đô la, nó là nguồn gốc của khoa học. 

nguoi-hung-gop-phan-tao-nen-vaccine-covid-19-la-ai-8

Có thể hình dung, quá trình tổng hợp mỗi protein trong cơ thể con người giống như một bài toán phức tạp, mRNA trở thành cuốn sổ tay những công thức toán học. Nếu con người tạo ra vaccine dưới dạng mRNA nhân tạo, khi tiêm vào cơ thể, mRNA sẽ ngụy trang giống như "kẻ trộm" lẻn vào nhưng không đánh thức "chủ nhà". Chúng âm thầm xây dựng hệ thống phòng thủ là những protein kháng thể để virus tấn công sẽ bị hệ thống này tiêu diệt.

Kariko Katalin là 1 trong những người đầu tiên phát minh ra mRNA - công nghệ đang được sử dụng để điều chế vaccine COVID-19 tân tiến nhất trên thế giới. Bà hiểu đây là là một loại RNA rất đặc biệt, nó nắm tất cả bí quyết tạo ra hàng tỉ tỉ 

Về mặt lý thuyết, các nhà khoa học có thể hoàn toàn điều khiển mRNA để tạo ra loại protein có chủ đích, làm được điều đó thì mRNA trở thành vũ khí mạnh nhất khống chế hàng loạt bệnh tật.

Thế nhưng sự hiểu biết về mRNA những năm 1980 còn hạn chế. Suốt một thời gian dài, ý tưởng của nhà hóa sinh người Hungary bị xem là “phi thực tế”. Và thậm chí, bà liên tục nhận những cái lắc đầu từ chối hỗ trợ từ chính phủ, tổ chức khoa học và cả từ chính đồng nghiệp. 

nguoi-hung-gop-phan-tao-nen-vaccine-covid-19-la-ai-4

Theo thông tin từ các tạp chí y khoa, về nguyên tắc, khi tiêm mRNA vào cơ thể, thì đó là dị nguyên, nên ngay lập tức hệ thống phòng thủ trong cơ thể sẽ phá hủy trước khi mRNA thực hiện các chức năng nhiệm vụ. Nghĩa là vaccine mRNA dù ngụy trang tài tình đến mấy thì vẫn là “kẻ trộm”, khi đột nhập nó sẽ đánh thức “chủ nhà” vây bắt và tiêu diệt. Song điều nghiêm trọng hơn, đó là cơ thể người chống lại "kẻ trộm" theo cách bản năng quá mạnh mẽ, tạo phản ứng miễn dịch nghiêm trọng, có nguy cơ tử vong.

Sau rất nhiều thất bại, hầu hết các nhà khoa học đã bỏ cuộc, chẳng ai quan tâm đến mRNA nữa cả. Do đó, kiến thức về nó chỉ nằm trên sách giáo khoa sinh học lớp 9 và lớp 10, để học sinh thi cử với những câu hỏi nhàm chán.

Song với Kariko Katalin, dù gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục mọi người công nhận mRNA nhưng bà vẫn không nản trí, Bà vẫn tiếp tục lao vào nghiên cứu. Mọi nỗ lực của bà được đền đáp khi 2 công ty non trẻ Moderna (Canada) và BioNTech (Đức), sau đó, ông lớn Pfizer (Mỹ) quyết định đầu tư sản xuất vaccine COVID-19 theo công nghệ mRNA. Điều đó được ví như trúng một vé du hành lên sao Hỏa.

Công nghệ mRNA không chỉ dừng lại ở việc sản xuất vaccine COVID-19 mà trong tương lai không xa, hàng loạt dịch bệnh như ung thư, đột quỵ hay các bệnh hiểm nghèo khác cũng sẽ được "thanh toán".

Cuộc đời chìm nổi của "người hùng" Kariko Katalin

Được biết, Kariko Katalin sinh ngày 17/1/1955 tại thị trấn Kisujszallas (Hungary) trong một gia đình làm nghề bán thịt. Từ nhỏ, Kariko Katalin đã có niềm yêu thích đặc biệt với khoa học. Do hoàn cảnh nghèo khó nên bà đã dốc hết tâm trí để học tập nhằm thay đổi cuộc đời. Bà học ngày đêm và giành được học bổng của Cộng hòa Nhân dân Hungary, học bổng danh giá nhất lúc bấy giờ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà tiếp tục theo học lên tiến sĩ rồi làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu sinh thuộc Học viện Khoa học Hungary ở Szeged.  Katalin Kariko theo đuổi công nghệ mRNA từ lúc còn là sinh viên cho đến khi trở thành nghiên cứu sinh. Nhưng do chi phí tốn kém nên đến đầu năm 1980, học viện đã ngừng tài trợ tiền cho các chương trình nghiên cứu của bà.

Ở tuổi 30, bà Katalin Kariko rơi vào cảnh thất nghiệp phải đi khắp các nước châu Âu để tìm việc làm nhưng may mắn không mỉm cười. Vào một buổi chiều năm 1985, bà quyết định dốc sạch tiền trong túi, bán hết tài sản giá trị trong nhà để đưa chồng và con gái rời Hungary, vượt Đại Tây Dương sang Mỹ.

nguoi-hung-gop-phan-tao-nen-vaccine-covid-19-la-ai-5
Bà Katalin Kariko khi còn trẻ

Thời gian đầu ở Mỹ, bà hoàn thành chương trình học hệ sau đại học và tốt nghiệp tại Đại học Temple. Bà được nhận làm trợ lý cho tiến sĩ  Elliot Barnathan tại Đại học Pennsylvania. Công việc này không giúp bà nhận được tài trợ để tiếp tục nghiên cứu mRNA. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi tiến sĩ Barnathan rời Đại học Pennsylvania, và Kariko rơi vào cảnh khánh kiệt cả tiền trợ cấp lẫn công cụ nghiên cứu.

Năm 1995 (10 năm sau khi đến Mỹ) được xem là quãng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời bà. Kariko bị Đại học Pennsylvania sa thải và nhận kết quả chẩn đoán mắc ung thư. Thất nghiệp và bệnh tật khiến bà rơi vào hố sâu tuyệt vọng.

Nhưng 3 năm sau, cuộc đời của bà thay đổi. Vào một buổi chiều năm 1998, bà đi photo tài liệu thì gặp giáo sư miễn dịch học Drew Weissmen. Trong lúc đợi photo, Kariko đã kể cho Weissmen về mRNA. Giáo sư Weissmen nhận ra đó là một nguồn tri thức vô giá. Ông quyết tâm đầu tư tiền của, cộng tác với Kariko để cùng phát triển mRNA trong lĩnh vực y sinh học.

Nhưng sự khởi đầu khá nan giải, giới khoa học khi đó đều làm ngơ, từ chối tài trợ cho mRNA. Họ cho rằng, công nghệ này không mang tính thực tiễn cao. Nhiều tạp chí y khoa cũng từ chối đăng tải công trình của Kariko và Weissmen, và nghiên cứu của họ thu hút rất ít sự chú ý sau khi được công bố chính thức.

"Thông thường, vào thời điểm đó, mọi người chỉ nói tạm biệt và rời đi vì cho rằng nghiên cứu này quá phi lý”, bà Katalin Kariko chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, bà khẳng định vẫn kiên trì đối mặt với những khó khăn này: "Bề ngoài, điều này có vẻ điên rồ, khó khăn, nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc vì những công sức đã bỏ ra trong phòng thí nghiệm".

Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu vẫn miệt mài kiên trì làm việc. Cho đến năm 2005, Kariko và Weissman đạt được một bước đột phá lớn, khi họ lần đầu tiên đưa mRNA tổng hợp vượt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể con người.

nguoi-hung-gop-phan-tao-nen-vaccine-covid-19-la-ai-7
Giải thưởng Nhân vật của năm do Public Media trao cho Nhà hóa sinh Karikó

Công trình nghiên cứu của họ nhanh chóng nhận được sự quan tâm của nhà sinh học tế bào gốc Canada Derrick Rossi, người sau này đã góp phần sáng lập hãng dược Moderna và đối tác tương lai của Pfizer, BioNTech. Không chỉ công nhận nó là một đột phá lớn mà Rossi còn tin tưởng những đóng góp của Kariko và Weissman cho nền y khoa thế giới xứng đáng giúp họ nhận được giải Nobel cao quý.

Và giờ đây, mRNA được các nhà nghiên cứu tại Pfizer-BioNTech và Moderna ưa chuộng trong việc điều chế vaccine COVID-19. Thậm chí, tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, còn nhận định mRNA có triển vọng rất lớn trong việc nghiên cứu vắc xin của các bệnh nan y như cúm mùa, sốt rét hay HIV.

Sau nhiều thập kỷ bị ghẻ lạnh, mRNA đã thực sự trở thành "cứu tinh" cho nhân loại giữa đại dịch COVID-19. Katalin Kariko và Drew Weissman đang đứng trước cơ hội rất lớn để giành được giải Nobel Y học đầu tiên trong sự nghiệp của mình.

Dù đạt được thành công lớn nhưng nhà khoa học người Hungary nói rằng, bà chỉ thực sự ăn mừng khi chiến dịch tiêm chủng có thể loại bỏ hoàn toàn dịch COVID-19 trên toàn cầu. Cuối cùng những gì bà và cộng sự cố gắng đã giúp ích cho nhân loại. 

Nếu đọc được bài viết này, xin quý vị độc giả hãy gửi một lời cảm ơn đến "người hùng" góp phần tạo nên vaccine COVID-19 - Kariko Katalin!

Xem thêm: Những điều cần biết về đăng ký tiêm vaccine COVID-19

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận