Ngôi mộ láng giềng - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Mẹ tôi mất năm tôi 20 tuổi. Điều đó quả là một cú đấm thật sự của cuộc đời mà lần đầu tiên tôi phải hứng lấy. Khi đó, tôi đã nghĩ rằng sẽ không bao giờ hồi phục nữa.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhưng sau nhiều tháng trôi qua, tôi dần nguôi ngoai. Sau mùa xuân, trong sự hồi sinh kỳ diệu của thiên thiên, nỗi đau đớn của tôi dịu đi. Tôi lại tìm thấy được niềm vui.

Mới đầu, tôi thường đến nghĩa trang mà lòng nặng trĩu. Nhưng rồi, ngạc nhiên thay, tâm trí tôi đã không còn đeo đuổi theo những ý nghĩ ảm đạm về những điều đau khổ nữa. Tôi đã vượt qua những hồi ức đau thương bằng cách chăm sóc và trang hoàng cho ngôi mộ những bông hoa rực rỡ.

Nhiều năm trôi qua, tôi không còn ở Kaposvar, Hungari  - một khu phố nơi tôi sinh ra và sống cả tuổi thơ nữa. Các anh chị tôi cũng thế. Chúng tôi chỉ cùng nhau trở về và đến nghĩa trang vào ngày giỗ, đặc biệt là lễ Các Linh Hồn.

Cha tôi sống với tôi nhiều năm sau đó cho đến khi tôi trưởng thành. Tổi thọ của cha đã bù đắp cho sự ra đi quá sớm của mẹ. Giờ đây, khi cha cũng đã yên nghỉ, tôi càng siêng năng đến nghĩa trang hơn.

Vào những ngày đẹp trời, nếu có thể được, tôi luôn đến thăm cha mẹ thân yêu. Khi tôi chăm sóc phần mộ của cha mẹ, tôi nhự được sống với họ trong ý nghĩ. Sự yên tĩnh nơi đây tỏa ra sự bình yên, thanh thản. 

Tôi thường nhìn những người bận rộn chăm sóc phần mộ của thân nhân họ và tự hỏi không biết họ đang để tang cho ai. Tôi không biết họ, nhưng không hiểu sao, tôi cảm tưởng họ là anh em ruột thịt với mình.

Một ngày nọ, tôi chợt chú ý đến một nấm mộ khiêm nhường nằm khuất sau phần mộ cha mẹ tôi. Nấm mộ ấy nằm khiêm nhường giữa những ngôi mộ lộng lẫy bằng đá cẩm thạch, đá hoa cương.

Chính cái vẻ khiêm nhường ấy tạo nên sự chú ý. Những cây hoa thường xuân bao phủ chụng quanh, nấm mộ chỉ được trang trí đơn giản với một chiếc thập giá bằng gỗ trên có khắc một cái tên bằng dòng chữ màu đồng cho biết người quá cố chỉ sống đến 22 tuổi.

Có lần, tôi thấy một ông lão đi ra từ đó. Tôi cho rằng, có lẽ ông đến thăm người vợ của mình. Vào năm 1996, tôi đang chuẩn bị cho lễ Các Linh Hồn tại nghĩa trang, một lần nữa tôi lại gặp ông đang chăm sóc nấm mộ này.

Dáng cao gầy, lưng hơi còng, tuổi trung niên của ông chắc đã qua lâu lắm rồi. Chúng tôi chào nhau rồi tiếp tục công việc của mình. Thỉnh thoảng tôi lại liếc trộm ông. Khi tôi nhận ra ông không có thứ gì để xới cỏ, tôi ngỏ ý cho mượn và ông rất vui vẻ nhận lấy. Sau đó, chúng tôi bắt chuyện với nhau. Tôi hỏi ông về người nằm dưới nấm mộ kia. 

ngoi-mo-lang-gieng-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-0

Ông kể rằng: "Đấy là mẹ tôi. Bà đã qua đời khi còn rất trẻ, vào năm 1912 khi tôi mới chỉ 1 tuổi rưỡi. Tôi gần như không biết mặt bà. Tôi đã làm cho bà một chiếc thập giá và những dòng chữ ấy".

Ông nói tiếp: "Không có ai đến thăm ngôi mộ này ngoài tôi, vì tôi là đứa con duy nhất của bà. Mẹ tôi mất vì bệnh viêm phổ. Cha tôi cưới vợ khác, mẹ kế chỉ chăm sóc những đứa con riêng của bà, những đứa em kế của tôi. Vì vậy, lúc đó tôi luôn luôn tìm tới đây với mẹ tôi. Khi vui cũng như khi buồn".

Sau đó, cuộc đời đưa đẩy tôi ra mặt trận, nhưng tôi không bao giờ quên ngôi mộ này. Những người khác có ngôi nhà thân thương của họ còn tôi có ngôi mộ này. Tôi luôn luôn trở về ngôi nhà thân yêu của mình.

"Nhiều năm qua đi, càng lúc tôi càng khó có thể đến đây, thế nhưng chừng nào đôi chân tôi còn có thể mang tôi đi được, tôi nhất định phải đến thăm mẹ tôi, ít nhất là hai lần mỗi năm. Giờ đây tôi đã quá 80 tuổi rồi, nào ai biết được tôi còn có thể làm công việc này bao lâu nữa".

Tôi lắng nghe, lặng người đi. Mắt tôi mờ đi vì đẫm lệ khi tôi chợt nhận ra rằng tôi chưa từng thấy một tình yêu nào vô bờ bến đến nhự vậy. Tôi nghĩ.

Cuộc đời tôi may mắn biết bao, bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể kiếm tìm và lấy ra từ kho tàng ký ức của mình hình ảnh, lúc vui cũng như lúc buồn đã ràng buộc giữa tôi với cha mẹ bằng hàng ngàn sợi dây liên lạc. Còn với ông, ký ức nào có thể nương náu trong ông già đa cảm này? Có lẽ chỉ là một khuô mặt nhạt nhòa trên tấm ảnh cũ đã phai mờ của mẹ ông.

Ắt hẳn phải là một sự gắn bó thật thâm sâu, trong suốt cả cuộc đời thật dài ấy, mới có thể thôi thúc ông cứ mãi đến thăm nơi an nghỉ của người mẹ trẻ mà ông chưa bao giờ thật sự tận hưởng được tình mẫu tử nơi bà, ngoài những cảm giác luôn thiếu thốn và khao khát tình mẹ.

Chúng tôi nói lời chia tay. Tôi bước đi đầy xúc động, vì biết mình vừa nhận được món quà vô giá về một tình yêu thương chung thủy và bất diệt, đã gắn bó một người đàn ông giản dị mà cao cả, với người mẹ mình.

Trên đường về tôi cứ nghĩ đến câu chuyện của ông già. Tôi tâm niệm rằng nếu khi nào có cỏ dại mọc trên phần mộ láng giềng ấy, tôi cũng chăm sóc nấm mộ ấy như ngôi mộ của cha mẹ mình.

Chính khi đó, từ trên trời cao nơi mà cuối cùng đứa trẻ đã có tuổi sẽ gặp lại người mẹ trẻ của mình. Người bạn nhân hậu của tôi chắc chắn sẽ nhận thấy sự chăm sóc ấy.

Xem thêm: Giàu hay nghèo hơn nhau bởi cái tâm - Câu chuyện nhân văn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tôi là đứa con gái duy nhất của ba tôi. Mẹ tôi mất sớm. Và như thể đó là lẽ tự nhiên nhất trên đời, ba dồn hết tình yêu thương cho tôi. 

Chìa khóa xe dự phòng - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Năm lên sáu, tôi được đi từ Vinh ra Hà Nội để dự lễ tốt nghiệp thạc sỹ của ba. Đó là chuyến đi xa đầu đời, đến một thành phố khác, khung cảnh xa lạ, gặp những người xa lạ. Giọng nói cũng khác với miền Trung “mô, tê, răng, rứa” thân thuộc của tôi.

Bắt nạt trẻ con - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Con trâu chết là con trâu cái nhà ông Phương ở đội 5, thôn Quyết Thắng, hợp tác xã Tứ Cường. Tứ Cường có 2 thôn là Quyết Thắng và Quyết Chiến, có 8 đội sản xuất. Quyết Chiến có 4 đội, từ đội 1 đến đội 4.

Miếng thịt trâu mất tích - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Đăng Dương
Đăng Dương 22 giờ trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

Mẹ chồng nàng dâu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Vợ chồng tôi kết hôn đã hơn một năm, nhưng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không những không cải thiện mà còn xấu đi theo thời gian khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Lão Tử dạy: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt

Lão Tử dạy 3 bài học lớn: Biết đủ sẽ có đủ, biết người là khôn, biết mình là sáng suốt. Hậu thế lĩnh hội được thì sướng cả đời. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất