Sức mạnh phi thường của người mẹ "cõng gỗ" mưu sinh

Khúc gỗ nặng gấp đôi trọng lượng cơ thể khiến người mẹ tóc muối hoa tiêu bước đi loạng choạng. Nhìn hình ảnh đó ai cũng xót xa. Thế nhưng, đó là công việc mưu thường ngày...

Đỗ Thu Nga
05:00 24/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài 30 giây ghi cảnh một người phụ nữ trung tuổi "cõng gỗ". Sau 1 ngày được chia sẻ, đoạn clip ngắn đã thu về 5000 lượt thích, thả tim, buồn bã cùng rất nhiều bình luận. Có tài khoản xót xa viết: "Tiền công không đủ tiền chữa bệnh". Một số người cho rằng, đây là clip câu like. Vậy sự thật thế nào?

Theo báo Thanh Niên, chủ nhân đoạn clip trên là anh Phạm Văn Tuấn. Người đàn ông này khẳng định, đó là sự việc có thật, không phải chuyện dàn xếp câu view. 

"Nhân vật chính" trong clip là bà Lê Thị Bắc (52 tuổi). Người phụ nữ này gắn bó với việc "cõng gỗ" đã ngót nghét 20 năm. Trong đoạn clip được đăng lên mạng xã hội (MXH), bà Bắc đội nón lá, mặc áo sọc caro, đi dép tổ ong run rẩy cõng gỗ trên lưng từ xe tải xuống. Sau đó di chuyển khoảng 3 mét rồi xếp gỗ xuống sân. 

nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-me-cong-go-muu-sinh-7
Bình luận của cơ dân mạng

Cũng theo anh Tuấn, đoạn clip đã được quay vài hôm trước trong lúc bà Bắc vác gỗ cho xưởng của gia đình anh tại thôn La Xuyên (xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Mỗi khúc gỗ nặng từ 70 đến 90kg (tùy từng loại). Bà Bắc hay vác gỗ cho các xưởng trong làng nghề, công cán sẽ nhận theo từng khối gỗ.

"Tôi trả cô 150.000 đồng/mét khối gỗ, hôm tôi quay là cô vác 25 khúc gỗ như vậy với tiền công 200.000 đồng, cô làm trong khoảng nửa tiếng là xong. Đây là nghề cô làm kiếm tiền nên cứ khi nào có hàng về thì tôi gọi cô sang vì thương. Cả xóm giờ chỉ có cô và một người nữa là phụ nữ làm công việc nặng nhọc này. Thương các cô nhưng mà không gọi thì các cô không có thu nhập, cuộc sống cứ luẩn quẩn như vậy”, anh Tuấn chia sẻ.

Còn nhân vật chính trong câu chuyện này là bà Bắc thì chia sẻ: Bà bắt đầu công việc "cõng gỗ" vào năm 2021, đúng thời điểm mang thai người con út. 

Khi nhắc đến đoạn clip chia sẻ việc "cõng gỗ", bà Bắc chỉ cười xòa nói: "Đây là nghề bình thường thôi mà mấy cô chú cứ tung hô, tôi vác nhiều quen rồi, 70 hay 100 kg vẫn vác bình thường”.

nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-me-cong-go-muu-sinh
Hình ảnh bà Bắc "cõng gỗ" mưu sinh

Được biết, bà Bắc lấy chồng rồi về sinh sống ở làng nghề gỗ La Xuyên. Nhà không có ruộng vườn, mọi thứ đều phải mua, cộng thêm áp lực nuôi 3 người con nên bà phải đi "cõng gỗ" để trang trải cuộc sống.  Hiện này 2 người con lớn đã lập gia đình, con út vẫn đang học đại học. Các con cũng khuyên bà nên nghỉ ngơi nhưng cứ hễ có người gọi đi "cõng gỗ" là bà lại nhanh chongs "lên đồ" để đi làm.

Theo bà Bắc, khiêng gỗ cũng phải có kỹ thuật, tùy từng khúc gỗ mà chọn cách khiêng, vác cho phù hợp và dễ dàng nhất. Chỉ khi biết cách khiêng thì mới có thể di chuyển dễ dàng và hạn chế rủi ro trong khi làm việc.

Ngồi nghỉ ngơi trước khi tiếp tục ca "cõng gỗ" tiếp theo, người mẹ trung tuổi tâm sự: "Tôi chỉ nghĩ đây là công việc để nuôi con nên ráng làm. Tôi nặng 49 kg, không biết đục đẽo nên làm khiêng vác. Gặp khúc gỗ nặng gấp đôi người mình, bước đi loạng choạng cũng là điều dễ hiểu. May mắn, nghề này có thể làm quanh năm, làm xong có tiền liền để nuôi con ăn học. Mỗi ngày tôi kiếm được chừng 200.000 - 300.000 đồng”.

nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-me-cong-go-muu-sinh-0
Bà Bắc (phải) và một người phụ nữ hơn 60 tuổi là hai người phụ nữ ở xóm làm công việc nặng nhọc này

Theo lời bà Bắc, chồng bà làm công an viên của thôn, mỗi tháng thu nhập hơn triệu đồng, chẳng thấm vào đâu so với số tiền phải chi tiêu. Nhiều lần vác nặng, đau lưng chịu không thấu, bà đi khám thì phát hiện thoái hóa cột sống, thoái hóa đốt sống cổ. Bác sĩ đã cho thuốc uống, chỉ định tiêm và yêu cầu hạn chế là việc nặng. Nhưng xưởng nào gọi là bà lại nhanh chóng đi làm. Cũng vì hai chữ mưu sinh.

“Ở xã giờ có xe nâng gỗ, nhưng những đường nhỏ xe không vào được, cần đến sức người thì tôi mới có việc. Có khi nhận khúc gỗ 6 - 7 tạ đi chặng đường gần chục cây số thì tôi để lên xe cải tiến rồi kéo bộ. Làm nặng về đau nhức lắm, tôi cứ uống thuốc rồi hôm sau lại làm vì con, vì cuộc sống. Có khi vác nặng quá không kiểm soát được, khúc gỗ rớt đè lên tay, chân phải đi khâu, tôi cũng chả nhớ đã phải khâu bao nhiêu lần rồi”, bà Bắc chia sẻ.

Vừa nói dứt câu, bà Bắc lại vội vã đội nón lá lên, chạy đến bên xe tiếp tục nghiệp "cõng gỗ" và nói thêm rằng, phải tranh thủ làm bù những ngày dịch dã ít việc...

Cứ thế, người phụ nữ tóc đã điểm vài sợi bạc miệt mài "cõng gỗ" mưu sinh từ năm này sang năm khác mà chẳng màng đến sức khỏe. Với bà, còn làm được ngày nào sẽ cố làm hết "công suất" để gia đình, con cái đỡ vất vả...

Xem thêm: Nghị lực phi thường của chàng rapper liệt tứ chi, kiếm tiền từ 3 công việc chỉ bằng 1 ngón tay

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận