Lan tỏa việc tốt: Anh Ba Đạt miền Tây xây trăm cầu từ thiện
Việc tốt của anh Ba Đạt đã trở thành câu chuyện tử tế được lan tỏa trên mạng xã hội trong thời gian dài.

Ngày “dư được chút đỉnh”, “anh Ba Đạt” rút lui khỏi thương trường, chuyên tâm đi xây cầu mà không lấy một đồng tiền công suốt 14 năm qua.
“Đi riết vợ cằn nhằn luôn mà”
Câu chuyện “anh Ba Đạt”, tên gọi thân mật của ông Lê Văn Cư (54 tuổi, quê An Giang), xây gần 100 cây cầu nông thôn ở các tỉnh miền Tây không lấy một đồng tiền công được cư dân mạng thả tim hết mực.
Ông kể, ngày nhỏ nhà nghèo, học xong lớp 9 thì đi làm phụ hồ, ở đợ kiếm sống. Khi lấy vợ, ông được cha mẹ cho chiếc ghe nhỏ để bán rau cải, hành, hẹ trên sông. Bao năm tích cóp, vợ chồng ông mua được mảnh đất nhỏ ở chân cầu để định cư. Trải qua nhiều nghề, đến khi kinh doanh có lời, mua được vài mảnh đất, ông tự thấy “dư được chút đỉnh” nên đi tìm những người chuyên về cầu treo nông thôn học nghề.

Vài tháng sau, ông cùng 10 anh em khác thành lập đội xây cầu. Nhận lời đề nghị từ nhà hảo tâm, ông thiết kế để cây cầu tiết kiệm chi phí đến mức tối đa. Đặc biệt, ông không nhận tiền công xây dựng, thỉnh thoảng còn góp thêm kinh phí. Ông tâm sự: “Ngày đó tôi khổ, giờ có ăn nên muốn chia sẻ lại, chia sẻ cả tinh thần, vốn liếng. Tôi không bon chen nữa nên rút lui dễ lắm. Tiền của nhà tài trợ thì phải tính toán sao cho tiết kiệm nhất có thể, vừa giúp được nhà tài trợ, vừa giúp được bà con địa phương”.
Tính thật thà, ông cười tràng dài khi được hỏi đã xây bao nhiêu cây cầu không lấy công.

“Cầu đáy dày không như cầu bê tông, mỗi cây 3 người làm chỉ chừng 10 ngày là xong. Cầu dài dưới 20 m thì 100 triệu đổ lại; dài tới 80 m thì khoảng 1,2 tỉ, còn làm cầu bê tông thì chắc phải tới 8 - 9 tỉ đồng. 14 năm qua tôi đều đi như vậy, riêng với nhóm từ thiện của anh Võ Đắc Danh là gần 100 cây, còn các nhóm khác ở Sài Gòn nhiều lắm, có cả cầu thép, cầu bê tông. Nhà tài trợ gọi là tôi gật đầu, dù chẳng biết họ là ai. Đi miết xưa vợ cằn nhằn mà, giờ thì hết rồi”, ông nói.
Không ai nhờ thì tôi về nấu cơm cho vợ
Bà Trần Thị Hoa (52 tuổi, vợ ông Cư) cho hay, ngày trước hai vợ chồng mưu sinh cực khổ, đến khi làm ăn được đôi chút, ông cũng thỉnh thoảng đi nhậu, nhưng từ ngày xây cầu không lấy công, ông chuyển sang ăn chay trường. “Xưa ổng đi không về nhà luôn, giờ thì ổn định, chạy đi chạy về, không lo toan gì về kinh tế, chỉ lo xây cầu thôi”, bà Hoa nói.
So với những cây cầu treo, cầu bê tông thì cầu đáy dày bằng thép ông đang thiết kế xây dựng sẽ tiết kiệm chi phí, thời gian, đặc biệt cầu không cần trụ đỡ nên ghe, tàu qua lại thoải mái. Ban đầu, ông xây những cây cầu dài 15 - 20 m, đến nay ông đã xây những cây cầu dài đến 80 m. Ông vẫn hay nói đùa: “Làm cầu vì đam mê và vì chưa hết nghiệp với đời. Khi nào nhà hảo tâm không nhờ xây cầu nữa thì tôi về nấu cơm cho vợ”.

Từng trải qua những ngày tháng phải quăng thân chuối làm cầu để đi qua rạch, té ướt như chuột, ông càng thấu hiểu ước mong có cầu của bà con miền Tây. Đi qua nhiều nơi, ông tự nhẩm tính nếu 1 ngày ông làm xong 1 cây cầu, 10 người cùng làm như ông trong 10 năm cũng chưa đủ cầu cho bà con miền Tây. Do đó, ông mong được chia sẻ kinh nghiệm làm cầu tiết kiệm của mình để cùng nhân rộng công việc ý nghĩa này, giúp được nhiều bà con hơn.

“Làm cầu luôn đứng ngoài nắng không à, có chảy máu, mồ hôi, nước mắt nhưng khi hoàn thành nhìn mọi người vui, mình không còn đau hay mệt gì nữa”, ông nói.

Với chiếc xe Cub cà tàng, “anh Ba Đạt” len lỏi từ Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long… để khảo sát và thi công cầu bất kể mưa nắng, chỉ cần nhà tài trợ nhờ là ông giúp. Đại diện một nhóm thiện nguyện tại TP.HCM nhìn nhận: “Nhóm được anh Ba Đạt hỗ trợ làm hơn chục cây cầu, tiết kiệm được từ 1/3 đến 1/4 chi phí. Nói về anh Ba Đạt thì không biết dùng từ ngữ gì nữa, nói chung là người ăn chay trường không màng thế sự, ai kêu làm gì cho bá tánh là ảnh đi liền”.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Việc tốt quanh ta: Lớp học tình thương của vợ chồng ông bà hơn 80 tuổi
Đọc thêm
Anh Phùng Hữu Hiệp đã kỳ công chế tạo những chiếc xe hút đinh trên đường phố. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh kéo xe rong ruổi khắp các tuyến đường để hút đinh mong người dân đi lại an toàn.
Suy nghĩ "cho đi là còn mãi" trở thành kim chỉ nam cho hành động thiện nguyện suốt 30 năm qua của ông Huỳnh Văn Tuấn.
Người dân ở TP Đà Nẵng có lẽ chẳng xa lạ gì với "tiệm" hớt tóc 0 đồng ở đường Trần Hưng Đạo (đoạn gầm cầu Rồng). Cứ vào các ngày đầu tuần, nhóm thợ lại bày ghế, gương, dụng cụ hớt tóc miễn phí cho "khách".
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.