Kỹ sư xây dựng bỏ nghề về quê nuôi ốc nhồi lời 1,7 tỷ mỗi năm

Ở tuổi 37, cựu kỹ sư xây dựng Phạm Văn Chung là chủ sở hữu của trang trại nuôi ốc nhồi với thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Anh cũng là người đầu tiên đưa nghề nuôi ốc về quê hương.

Đỗ Thu Nga
08:07 10/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phạm Văn Chung, thôn 2, xã Trung Môn (Yên Sơn, Tuyên Quang) vốn là giám sát thi công trong ngành Xây dựng với mức thu nhập khá cao. Thế nhưng, trong thâm tâm anh luôn nung nấu ý định trở về quê hương làm giàu với mô hình V-A-C. Cách đây 8 năm, anh bàn với gia đình tập trung phát triển bưởi, thanh long, ổi, nuôi cá, nuôi lợn. 

Qua nhiều năm, từ hiệu quả kinh tế tích lũy được, gia đình anh dần dần mở mang diện tích. Đến nay, gia đình đã sở hữu 2ha vườn cây ăn quả với 500 gốc bưởi các loại:  Da xanh, Soi Hà, Cát Quế (trong đó 300 gốc đã cho thu hoạch); 500 gốc thanh long và 2 ao cá với diện tích mặt nước khoảng 1,2 mẫu.

Ngày xưa làm xây dựng, anh Chung được đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ăn nên anh nhận ra ốc nhồi là loại ốc rất được ưa chuộng trên thị trường. Anh Chung bắt đầu lên mạng tìm kiếm thông tin và bị lôi cuốn bởi loại vật nuôi này.

Theo anh Chung, vốn đầu tư hạ tầng ít, nhân công ít, nguồn thức ăn là bèo cỏ, rau củ quả thối hỏng. Ốc sinh sản nhanh, thu nhập cao. Từ đó, anh bắt tay vào việc đi tìm mua giống ốc ở nhiều nơi nhưng nơi nào cũng là quy mô nhỏ lẻ, tự phát, kỹ thuật nuôi chưa khoa học.

Từ đó, anh Chung nảy ra ý định sản xuất ốc nhồi giống. Và đó cũng là lúc anh quyết định bỏ nghề giám sát công trình để dành thời gian nghiên cứu về ốc nhồi.

Vào năm 2016, anh chung đầu tư 5 triệu mua ốc giống ở huyện Chiêm Hóa. Sau đó cải tạo 2 ao để nuôi ốc. Anh còn đầu tư hơn chục đầu ao liền kề nhau xưa là ruộng cấy lúa được anh thuê, mua, cải tạo thành ao nuôi ốc.

ky-su-xay-dung-bo-nghe-ve-que-nuoi-oc-nhoi-loi-17-ty-moi-nam
Nghề nuôi ốc nhồi giống được anh Chung chia sẻ cho bà con cùng thôn xóm để cùng làm giàu

Anh Chung chia sẻ: "Nguồn nước sạch là tiêu chí đầu tiên trong việc nuôi ốc. Nước chảy ở đập Trung La về suối, tôi làm đường ống dẫn từ suối vào ao, đảm bảo tránh được tồn dư thuốc bảo vệ thực vật chảy qua cánh đồng lúa".

Mấy ăn đầu nuôi anh Chung gặp khá nhiều khó khăn. Khi đó chủ yếu là học nuôi, học nhân giống, học cách chăm sóc qua mạng và xây dựng hội nhóm sản xuất ốc online. Các kiến thức trên mạng internet đã giúp anh Chung rất nhiều trong hành trình khởi nghiệp với ốc nhồi. 

"Ở trên mạng họ hướng dẫn cách ủ trứng bằng thùng xốp. Tuy nhiên, nếu để sản xuất số lượng lớn thì cách này tốn công tốn sức. Tôi nghiên cứu cách làm sàn ấp tại ao. Rổ đựng trứng đặt trên mặt sàn, bên dưới ao căng tráng (lưới). Mỗi ngày tưới ẩm từ 2 - 3 lần, lấy quần áo ẩm đất tự trên chốc rổ. Trứng nở thành ốc con sẽ tự rơi xuống tráng.

Sau đó, anh Chung còn thử nghiệm sản xuất ốc nhồi ở ao, bể bê tông để so sánh với ao đất, rút kinh nghiệm và tìm ra môi trường sống lý tưởng cho loài ốc. Anh Chung tập chung sản xuất ống giống thay vì ốc thương phẩm. Bởi theo anh, nhu cầu ốc giống lớn mà nguồn cung hạn chế.

Sau quá trình miệt mài nghiên cứu, ứng dụng, anh Chung tự tin cung ứng loại ốc giống chất lượng cao ra thị trường. Anh còn làm video đăng tải lên mạng xã hội, Youtube để quảng bá sản phẩm.

"Năm 2018, tôi bắt đầu mở rộng quy mô nuôi ốc. Thời điểm đó, lợn rớt giá, rồi lợn bị dịch tả châu Phi, dịch bệnh trên cá, trạch… nên có rất nhiều người nông dân tìm hướng mới trong phát triển kinh tế. Những video về ốc của tôi thu hút được lượng rất đông người theo dõi, chia sẻ. Nguồn khách hàng cũng từ đây là chủ yếu" anh Chung chia sẻ.

Khách hàng của anh Chung không chỉ là khu vực tỉnh Tuyên Quang mà còn ở nhiều tỉnh thành khác tại miền Bắc. Và cũng từ đó, anh được người ta gọi là Chung "ốc". Anh Chung còn là một ông chủ nhiệt tình, cởi mở khi sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật ốc nhồi và hướng dẫn tận tình khi khách hàng có nhu cầu.

Được biết, vụ ốc bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Ốc giống thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9, còn lại giống không bán hết thì làm thương phẩm. Ốc bố mẹ mỗi năm đều được thay mới. 

Anh Chung tính, mỗi ngày ốc nở được 10 vạn con. Giá thị trường ốc giống giao động từ 4 triệu - 5 triệu đồng/1 vạn con (ước khoảng 0,8 - 1 kg). Chỉ riêng trong năm 2019, anh xuất ra thị trường 400 vạn con ốc nhồi giống, 3 tấn ốc nhồi thương phẩm, thu về trên 1,8 tỷ đồng, trong khi chi phí đầu tư chỉ khoảng 100 triệu đồng.

Nghề nuôi ốc nhồi đã giúp anh Chung tậu được xe ô tô giá 1,1 tỷ đồng vào năm 2019. Đến năm 2020, anh cải tạo chuồng lợn, đầu tư 140 triệu để sản xuất ốc giống. Đồng thời tập trung phát triển, nâng cao kỹ thuật nuôi ốc của gia đình. 

Nhìn thấy hiệu quả từ việc nuôi ốc giống, nhiều gia đình trong thôn 2 đã đến học hỏi anh Chung. Tính đến nay đã có hơn 40 hộ dân trong xóm nuôi ốc. Có hộ thử nghiệm diện tích nhỏ, có hộ đầu tư diện tích lớn... 

Trong số đó, phải nói đến ông Nguyễn Kim Viện, hàng xóm sát vách nhà anh Chung. Năm 2018, ông chuyển đổi 5 sào ruộng không có hiệu quả kinh tế cao sang nuôi ốc nhồi giống. Năm 2019, ông đã được thu khoảng 500 triệu đồng.

Tiếng tăm của anh Chung vang xa đến nỗi lãnh đạo huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã mời đến tư vấn kỹ thuật nhằm phát triển ngành nghề nuôi ốc. Với mong muốn đời sống của các gia đình, kinh tế địa phương phát triển, anh Chung nhiệt tình chia sẻ các kỹ thuật mà mình tích lũy được.

Xem thêm: Chuyện thiếu tá về hưu khởi nghiệp: Nuôi giun quế làm dược liệu thu gần 6 tỷ mỗi năm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận