Chuyện thiếu tá về hưu khởi nghiệp: Nuôi giun quế làm dược liệu thu gần 6 tỷ mỗi năm

Người ta về hưu thì tranh thủ tận hưởng cuộc sống an nhàn bên con còn thiếu tá về hưu Nguyễn Thị Liên lại tất bật với mô hình nuôi giun quế làm dược liệu của mình.

Đỗ Thu Nga
11:32 14/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo Zing,thiếu tá về hưu Nguyễn Thị Liên (Sóc Sơn, Hà Nội) vốn là người yêu thích lĩnh vực nông nghiệp nên thường xuyên tìm hiểu. Khi về hưu lại có nhiều thời gian rảnh rỗi nên tập trung tìm hiểu kỹ hơn. "Lẽ ra thời điểm này nhiều người sẽ an dưỡng tuổi già nhưng với tôi đây là khoảng thời gian thực hiện ước mơ làm chủ trang trại mà mình đã ấp ủ từ lâu", bà Liên tâm sự. 

"Cái duyên làm nông đến với tôi thật tình cờ. Trong một lần vô tình xem được kỹ thuật nuôi giun của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng và được đọc tài liệu do nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn dịch, tôi quyết định tìm hiểu mô hình nuôi giun quê. Càng ngày, tôi càng đam mê với công việc này", thiếu tá Liên chia sẻ về cái duyên với nghề nuôi giun quê.

thieu-ta-ve-huu-kiem-gan-6-ty-moi-nam-nho-nuoi-giun-que-lam-duoc-lieu-0
Theo thiếu tá Liên, nuôi giun quế khá dễ, không tốn nhiều công sức

Sau khi tìm hiểu thêm kiến thức về giun quế cũng như cách thức nuôi, bà Liên quyết định hành động. Bà cho biết, thực chất việc nuôi giun quế không hề khó, thậm chí còn khá đơn giản. Bởi thức ăn cho giun chỉ là những loại phụ phẩm nông nghiệp như phân trâu, lợn, gà... Từ giun có thể chế biến thành nhiều loại như giun sấy khô, dịch giun, phân giun, bột giun quế sấy khô...

Trong thời kỳ chiến tranh, giun đất cũng từng được chế thành thuốc để chữa bệnh cho các chiến sĩ. Vậy nên, bà Liên càng có thêm nhiều động lực và quyết tâm để nuôi giun quế.

thieu-ta-ve-huu-kiem-gan-6-ty-moi-nam-nho-nuoi-giun-que-lam-duoc-lieu

"Để tìm được công thức làm thuốc từ giun quế hoàn chỉnh, tôi đã phải tìm hiểu từ nhiều tài liệu khác nhau. Trong đó có bài thuốc của ông Nguyễn An Định - con ông Nguyễn An Ninh (nhà cách mạng nổi tiếng hồi đầu thế kỷ XX. Ông Định cũng dùng giun nhưng là giun đất (địa long) để chữa dịch sốt xuất huyết những năm đất nước còn chiến tranh", bà Liên chia sẻ.

Sau thời gian nuôi khoảng 45 ngày, bà Liên tiến hành thu hoạch giun. Khi thu hoạch chỉ cần bốc phân bò vào một tấn bạt bỏ ra ngoài trời nơi có nhiều ánh sáng, giun sẽ chui hết xuống dưới vì chúng ưa bóng tối. Những con giun to gần bằng đầu đũa, dài khoảng 20cm sẽ được mang đi rửa sạch.

thieu-ta-ve-huu-kiem-gan-6-ty-moi-nam-nho-nuoi-giun-que-lam-duoc-lieu-6
Quy trình xử lý giun quế mất khoảng 2 ngày

Tiếp đó, giun được mang đi luộc chính và cho vào lò sấy cùng hạt đỗ xanh cho đến khi teo lại. Mỗi sẻ giun sấy tốn từ 15 đến 16 tiếng đồng hồ. Quy trình xử lý giun tươi đến công đoạn này, thường mất khoảng 2 ngày.

Theo thiếu tá Liên, một trong những khâu xử lý giun quan trọng nhất được bà sáng tạo ra đó là cho vào nồi sao cho vàng rồi đem hạ thổ và nghiền mịn bằng tay.

thieu-ta-ve-huu-kiem-gan-6-ty-moi-nam-nho-nuoi-giun-que-lam-duoc-lieu-5
Chính tay bà Liên đóng hộp giun quế thành phẩm

Giun quế được nghiền nát rồi đem đóng hộp, bảo quản. Các công đoạn đều do chính tay thiếu tá Liên thực hiện. Những hộp giun quế thành phẩm có mã vạch, người mua có thể truy xuất dữ liệu về nguồn gốc, thông tin sản phẩm.

"Thực tế, mục đích của tôi không phải kiếm tiền từ giun quế bởi khoản tiền thu được từ bán giun thực phẩm, giun thuốc vừa đủ trả công và mua phế phụ phẩm làm thức ăn cho chúng", thiếu tá Liên nhấn mạnh.

thieu-ta-ve-huu-kiem-gan-6-ty-moi-nam-nho-nuoi-giun-que-lam-duoc-lieu-4
Khách hàng có thể quét mã để kiểm tra thông tin sản phẩm

Được biết, thu nhập chính hiện nay của thiếu tá Liên là ở trang trại heo và gà. Cả heo và gà đều được nuôi bằng giun quế có chất lượng rất tốt, thịt ngon, sạch. 

Sản phẩm từ trang trại của bà Liên được cung cấp cho hàng chục cửa thàng thực phẩm sạch ở Hà Nội. Tổng thu nhập từ việc bán giun quế, bán heo và gà là khoảng 400 - 500 triệu đồng/tháng.

Trong quá trình chăn nuôi heo, bà Liên còn cho chúng nghe nhạc Pháp - dòng nhạc cổ điển với giai điệu êm ái, sâu lắng. Việc cho heo nghe nhạc giúp chúng xả stress, nâng cao chất lượng thịt. 

thieu-ta-ve-huu-kiem-gan-6-ty-moi-nam-nho-nuoi-giun-que-lam-duoc-lieu-3
Bà Liên dùng giun quế để nuôi lợn, nuôi gà

Hiện mỗi tháng, bà Liên cung cấp cho các cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội khoảng 50 - 60 con lợn. Thịt lợn sạch của trang trại bà Liên được đánh khách hàng đánh giá cao.

Quả thực, không có giới hạn nào có thể bắt chúng ta rời xa đam mê và công việc yêu thích. Ở tuổi ở bên kia chân dốc của cuộc đời, bà Liên vẫn tự tin khởi nghiệp, tạo ra nguồn thực phẩm sạch cho người dân thủ đô. Đây có lẽ chính là tấm gương cho rất nhiều người có thể can đảm và quyết tâm theo đuổi những gì mình mong muốn.

Giun quế là thức ăn giàu đạm, chất lượng cao. Giun quế được dùng làm tưc ăn cho vật nuôi như lợn, gà, bò, tôm, cá, lươn, ếch giúp giảm chi phí thức ăn và tạo ra nguồn thực phẩm sạch.
Trong giun quế có hàm lượng protein chiếm 70% trọng lượng khô. Hàm lượng đạm của giun quế tương đương với bột cá, thường được dùng trong thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong giun quế còn có đủ 12 loại Axit Amin, nhiều loại Vitamin, chất khoáng cần thiết cho vật nuôi.
Trong thức ăn cho vật nuôi có bột giun quế thì sẽ không có mùi tanh, khét. Do đó, vật nuôi thích ăn hơn, thời gian để trữ được lâu hơn so với thức ăn chứa bột cá.
Còn theo y học cổ truyền, giun quế có thể dùng làm thuốc chữa bệnh huyết áp, tim mạch, thần kinh. Ngoài ra có tác dụng kháng ung thư, hen suyễn, rốt rét, thấp khớp, đậu mùa, thương hàn, gãy chân tay...
Loại axit amin Tyrosin có trong giun quế có thể tăng tuần hoàn máu ngoại vi của bề mặt cơ thể. Tăng tản nhiệt, nó có tác dụng giải nhiệt và hạ sốt. Dịch ngâm nước của giun quế nó có tác dụng làm làm tê tri giác....

Dạy con động lòng trắc ẩn từ chuyện của cậu bé 8 tuổi khởi nghiệp bán bánh quy gây quỹ từ thiện

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận