Hạnh phúc giản dị của thầy giáo dành 8 năm thanh xuân dạy trẻ tự kỷ
"Nhìn thấy các em bật ra ngôn ngữ hay tự ăn được cơm là hạnh phúc vô cùng", đó là cảm nhận của thầy Quanh sau 8 năm "đưa đò" trẻ tự tử.

Nghề giáo được tôn vinh là 1 trong những nghề cao quý nhất trong xã hội này. Tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đều trân quý những người "đưa đò". Ở Việt Nam, chúng ta không chỉ bắt gặp những người thầy, người cô hiền lành, tận tâm trên bục giảng. Ở đâu đó chúng ta còn bắt gặp những người làm nghề rất bình dị, họ mặc áo phông, quần ngố giảng dạy cho những em học sinh rất khác biệt.
Người thầy giảng dạy cho những học trò đặc biệt mà hôm nay Sống Đẹp muốn chia sẻ là thầy Trần Cao Quanh (SN 1989). Năm 2011, sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý Giáo dục (Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế), thầy Quanh về công tác giảng dạy các cháu chậm phát triển và tự kỷ. Hiện thầy là giáo viên của Trung tâm hỗ trợ can thiệp sớm ở Huế (nhà 10, kiệt 194 Phan Chu Trinh, TP Huế).
Vào năm 2019, trong một lần chia sẻ về việc "đưa đò" những học sinh đặc biệt này, thầy Quanh chia sẻ: Nghĩ đến nghề giáo thì ai cũng tưởng tượng ra cảnh mặc đẹp đi dạy. Thứ 2 mặc áo dài thướt tha, quần tây, cà vạt nhưng khi làm giáo viên dạy 1 trẻ tự kỷ thì không phải vậy.

"Các thầy cô đi làm không mặc đẹp, không trang điểm... Bởi vì ở đây họ đang làm 1 công việc rất đặc biệt. Đó là một công việc khá phức tạp, giàu tâm huyết và công sức để xây dựng những giáo án, bài tập phù hợp với khả năng của trẻ", thầy Quanh cho biết.
Cũng theo thầy Quanh, đối với trẻ bình thường chỉ cần hướng dẫn vài lần là các em có thể nhận biết và làm một cách thuần thục. Thế nhưng đa số trẻ tự kỷ đều khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ, nhận thức và giao tiếp xã hội nên phải hướng dẫn trẻ nhiều lần mới làm được những cử chỉ cơ bản nhất.
Vậy nên, muốn dạy trẻ tự kỷ thành công,m giáo viên không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn phải kiên nhân, thường xuyên quan sát để hiểu được ngôn ngữ, những biểu hiện của trẻ, có thể là thức giận, đói, vui mừng. Từ đó khuyến khích các em nói ra những gì mình mong muốn.
"Nếu thực sự không có lòng kiên nhẫn và tình thương yêu thật sự thì rất khó để làm tốt công việc dạy trẻ tự kỷ. Bởi mỗi cháu xuất hiện các hành vi khác nhau như la hét, khóc, tự hủy hoại bản thân... thì giáo viên phải bình tĩnh xử lý và uốn nắn hành vi cho trẻ. Chỉ cần một chút nóng giận, mất bình tĩnh thôi là phương pháp dạy trẻ và trị liệu sẽ không còn hiệu quả nữa", thầy Quanh tâm sự.
Quay đi quay lại, thầy Quanh đã gắn bó gần 10 năm với nghề dạy trẻ tự kỷ. Thầy Quanh không giấu được cảm xúc khi cho biết, công việc có nhiều áp lực nên nhiều lúc cũng mệt mỏi, stress lắm. Nhưng mỗi ngày qua đi, nhìn thấy học sinh tiến bộ thầy lại có thêm động lực để gắn bó với nghề.

"Thật hạnh phúc khi thấy học sinh của mình làm được những điều đơn giản như ngồi yên vào ghế 5 - 10 phút, bật ra những ngôn ngữ nói đầu tiên hay cầm muỗng xúc cơm tự ăn..., đó là niềm vui giản đơn nhưng mang lại nhiều ý nghĩa", thầy Quanh cho hay.
Được biết, Trung tâm Can thiệp sớm Huế đang hỗ trợ rất nhiều cháu đặc biệt (đa số mắc hội chứng tự kỷ). Tại trung tâm, các cháu được chia làm 3 lớp, 2 lớp can thiệp sớm và 1 lớp tiền tiểu học. Các cháu được học theo giờ cá nhân (1 cô - 1 trò) và các giờ hoạt động chung của nhóm. Lớp tiền tiểu học các cháu học chung theo từng tiết để chuẩn bị ra trường đi học hòa nhập.
Cô Lê Thị Kim Anh - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Can Thiệp Sớm Huế cho biết, đội ngũ giáo viên của trung tâm luôn nỗ lực, tận tâm đồng hành cùng các cháu và mong nhận được sự phối hợp, đồng hành từ gia đình. Như vậy các cháu sẽ nhanh tiến bộ hơn.
"Là giáo viên dạy trẻ tự kỷ, chúng tôi cũng hy vọng mọi người không còn cái nhìn kỳ thị trẻ tự kỷ bởi điều đó sẽ giết chết tương lai của các con. Đối với giáo viên dạy trẻ tự kỷ như chúng tôi, dù có áp lực, khó khăn, vất vả… nhưng chỉ một sự tiến bộ nho nhỏ của trẻ cũng khiến tất cả tan biến”, cô Lê Thị Kim Anh nói.
Người đàn ông mê sách giúp trẻ em tiếp cận tri thức miễn phí bằng nhà sách Mia Book house
Đọc thêm
Mặc kệ vướng víu, nóng bức và những ánh nhìn kỳ thị của người đời, các anh vẫn kiên trì nuôi tóc dài với hy vọng một ngày gần nhất sẽ hiến mái tóc này cho các bệnh nhân ung thư.
Mặc kệ những ý kiến trái chiều bên ngoài, anh Nguyễn Ngọc Lượng vẫn ngày đêm lái "chuyến xe tình nghĩa 0 đồng" giúp đỡ bệnh nhân nghèo chuyển viện hoặc trở về với gia đình.
Nhặt được chiếc ví bên trong có hơn 70 triệu đồng, em An không chút do dự đem trả lại cho người đánh rơi khiến nhiều người cảm phục.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.