Google Doodle đổi giao diện chúc mừng Tết Trung thu 2021 ở Việt Nam

Hôm nay (21/9), Google Doodle đã thay đổi giao diện Tết Trung thu trên nền tảng Google Việt Nam để thay lời chúc mừng ngày lễ ý nghĩa này.

Đỗ Thu Nga
07:47 21/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Google Doodle không chỉ thay giao diện Tết Trung thu mà còn giải thích ý nghĩa của ngày lễ này. Theo Google, Trung Thu là thời điểm trăng tròn nhất, sáng nhất trong năm. Lễ hội Trung thu diễn ra vào thời điểm giữa mùa thu hoạch - một giai đoạn bận rộn khiến nhiều gia đình không có thời gian chơi với con cái.

Do đó, Tết Trung thu trở thành thời điểm lý tưởng để các bậc phụ huynh có khoảng nghỉ cần thiết, dành thời gian bên con cái. Đây là ngày lễ ý nghĩa đối với người Việt Nam, nhất là trẻ em.

google-doodle-chuc-mung-tet-trung-thu-2021-o-viet-nam

Cũng theo Google, tại Việt Nam, vào Tết Trung thu thường có các buổi tổ chức sôi động tại các khu dân cư, người ta gọi là "phá cỗ đêm rằm". Trẻ em sẽ mang những chiếc đèn hình ông sao, hình cá chép đi rước trên đường phố. Bánh Trung thu là món ăn quen thuộc trong dịp lễ này.

"Dù Tết Trung thu năm nay ở Việt Nam lặng lẽ hơn khi các gia đình tổ chức tại nhà nhưng những niềm vui trong ngày sẽ không bao giờ bị lãng quên", Google lưu ý. 

google-doodle-chuc-mung-tet-trung-thu-2021-o-viet-nam-7

Theo quan niệm của người phương Đông, Tết Trung thu chính là ngày Rằm tháng 8.  Nó đã trở thành ngày tết của trẻ em (tết thiếu nhi) hay Tết trông Trăng, Tết hoa đăng. Trẻ em rất thích ngày này vì được tặng đồ chơi như đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. 

Vào ngày này, người ta thường tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ múa hát ngắm trăng phá cỗ. Một số nơi tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng... 

Tết Trung Thu là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore, ngày này cũng là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.

google-doodle-chuc-mung-tet-trung-thu-2021-o-viet-nam-6

Tết Trung thu tại Việt Nam theo Phan Kế Bính viết trong sách Việt Nam phong tục: "Dân ta thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi...".

thế kỷ 19, ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi...".

Cũng trong dịp này, người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cũng tổ tiên vào buổi tối Trăng Rằm vừa lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. 

google-doodle-chuc-mung-tet-trung-thu-2021-o-viet-nam-44

Người Trung Quốc tổ chức múa rồng vào Trung thu còn người Việt múa sư tử hoặc múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn kéo quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, những người lớn bày cỗ cho trẻ em để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác.

Ở Việt Nam, mỗi mùa Tết Trung thu về, các em thiếu nhi lại nhớ đến Bác Hồ. Dù bận trăm công ngàn việc, bộn bề lo cho đất nước nhưng đến dịp Trung thu bác vẫn dành thời gian viết thư, viết thơ mừng các em.Sinh thời, không có Tết Trung thu nào mà Bác kính yêu - với tình yêu thương vô bờ bến với các cháu thiếu niên, nhi đồng lại không có thư và thơ cho các cháu, hoặc vui tết cùng các cháu.

    Trung thu năm 1941, Bác viết:

    “Trẻ em như búp trên cành

    Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

    Chẳng may vận nước gian nan

    Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng”.

Đặc biệt, trung thu năm 1945 - trung thu đầu tiên nước nhà giành được độc lập, chỉ trong một tuần lễ, Bác đã hai lần gửi thư cho thiếu nhi cả nước.

Lá thư ngày 17/9, Người truyền hơi ấm yêu thương vào từng câu, từng chữ, khen tặng những tiểu chủ nhân của một nước độc lập và không quên gửi tặng những cái hôn. “Các em vui cười hớn hở, Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Đố các em biết vì sao? Một là vì Già Hồ rất yêu mến các em. Hai là vì… Trung thu năm nay, nước ta đã được tự do và các em đã thành những người tiểu quốc dân của một nước độc lập…”. Cuối thư, Người gửi tới các cháu “trăm cái hôn thân ái”. Thật yêu thương xiết bao!

Còn lá thư ngày 22/9, Bác lại cặn dặn: “Các em phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng; đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải thương yêu nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập tự do”.

google-doodle-chuc-mung-tet-trung-thu-2021-o-viet-nam-46
Chủ tịch Hồ Chí Minh đón các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch trong ngày Tết Trung thu năm 1961 (Ảnh: TTXVN)

Trung thu năm 1945, Bác viết:

    “Bác mong các cháu “cho ngoan”,

    Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc-Hồng

    Sao cho nổi tiếng Tiên-Rồng

    Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam”.

Trung thu 1951, Bác viết:

    “Trung thu trăng sáng như gương

    Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng

    Sau đây Bác viết mấy dòng,

    Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ thương”.

Năm 1952, vẫn tình cảm vô yêu thương vô bờ, Bác viết: "Ai yêu các nhi đồng/ Bằng Bác Hồ Chí Minh?" và căn dặn các cháu: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/ Tùy theo sức của mình", để mãi mãi xứng đáng "Cháu Bác Hồ Chí Minh".

Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi:

“Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

Được tin thắng trận cờ hồng tung bay

Các cháu vui thay

Bác cũng vui thay

Thu sau so với thu này vui hơn”.

Trung Thu năm 1954, Bác viết: "Trăng thu trong đẹp, sáng rọi khắp nơi, từ Nam đến Bắc. Cũng như lòng Bác yêu quý tất cả các cháu miền Bắc và miền Nam” và nhắn nhủ “Đến ngày Nam Bắc một nhà/các cháu xúm xít, thì ta vui lòng”.

Năm 1960, Bác viết: “Nói chuyện Trung thu với các em nhi đồng”, trong đó cuối bài Bác viết: “Nhờ cách mạng Tháng Tám thành công và kháng chiến cứu nước thắng lợi, các em đã sinh trưởng trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhờ Đảng săn sóc và Đoàn giúp đỡ, các em sẽ cố gắng về mọi mặt để xứng đáng là người chủ tương lai của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Đây là lá thư cuối cùng của Bác dành cho các cháu, vì sau này do chiến tranh và bận rộn với nhiều công việc Bác không có nhiều thời gian viết thư cho thiếu niên, nhi đồng. Nhưng sau này trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Bác vẫn không quên nhắc nhở Đảng ta là: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Ngày 14/5/1961, nhân kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong, Bác gửi thư căn dặn các cháu 5 điều và sau này được Bác bổ sung hoàn chỉnh là:

“ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Học tập tốt, lao động tốt.

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. 

Xem thêm: 20 lời chúc Tết Trung thu năm 2021 cho trẻ em hài hước và ý nghĩa nhất 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận