Chuyện Khổng Minh chửi chết tướng giặc xem ra còn thua xa "Thần chửi" khiến giặc kinh sợ bái lạy trong sử Việt

Khổng Minh của thời Tam Quốc chửi chỉ khiến 1 tên quan của địch hộc máu mà chết. Còn "Thần chửi" Lê Giốc của nước Việt khiến cho hàng vạn tên giặc kinh sợ quỳ rạp bái lạy.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chuyện Khổng Minh chửi khiến Vương Lãng hộc máu chết

Gia Cát Lượng (tự Khổng Minh) là bậc đại chí đại tài. Ông không chỉ nổi tiếng về khả năng thần cơ diệu toán mà còn có ngôn ngữ sắc như gươm đao. Những lời mắng chửi của Khổng Minh trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã từng khiến kẻ thù lăn ra chết bất đắc kỳ tử.

Và Vương Lãng của nhà Ngụy là một ví dụ điển hình. Chuyện là, trước ba quân tướng sĩ hai bên, Vương Tư Đồ dùng 3 tấc lưỡi chế giễu, lên án, dạy đời nhằm để Gia Cát Lượng bỏ gươm xin hàng quân Ngụy. Đáp lại lời của Vương Lãng, Gia Cát Lượng nói:

- Ta tưởng ông là lão thần nhà Hán. Trước ba quân tướng sĩ dâng hiến cao luận gì. Nào ngờ, ông dám thở ra những lời lẽ thô bỉ, hôi thối đến thế. Tôi có mấy lời xin chư vị lắng nghe:

- Trước đây dưới thời Hoàn Đế, Linh Đế, giường cột nhà Hán rồi tung, hoạn quan gây họa, giặc cướp hoành hành, bốn phương hỗn loạn. Tiếp đó, Đổng Trác,Quách Dĩnh, Lý Thôi thừa dịp nổi lên ức hiếp thiên tử, tàn hại sinh linh. Vì vậy chỗ Triều đình gỗ mục làm quan, nơi cung cấm cầm thú ăn lộc, một lũ sói lang chấp chính cầm quyền, nên xã tắc biến thành gò hoang, trăm họ dân lành điêu linh thống khổ. Trong cơn quốc nạn đó,quan tư đồ Vương Lãng đã làm gì?

giai-thoai-it-biet-ve-than-chui-le-gioc-khien-giac-chiem-that-kinh
Tạo hình của Gia Cát Lượng trên phim

- Trước đây dưới thời Hoàn Đế, Linh Đế, giường cột nhà Hán rồi tung, hoạn quan gây họa, giặc cướp hoành hành, bốn phương hỗn loạn. Tiếp đó, Đổng Trác,Quách Dĩnh, Lý Thôi thừa dịp nổi lên ức hiếp thiên tử, tàn hại sinh linh. Vì vậy chỗ Triều đình gỗ mục làm quan, nơi cung cấm cầm thú ăn lộc, một lũ sói lang chấp chính cầm quyền, nên xã tắc biến thành gò hoang, trăm họ dân lành điêu linh thống khổ. Trong cơn quốc nạn đó,quan tư đồ Vương Lãng đã làm gì?

- Hành tung Vương Tư đồ ta còn lạ gì. Ông ra đời ven bờ Đông Hải, lấy danh nghĩa hiếu liêm mà bước lên quan trường. Là bề tôi nhà Hán, đáng lẽ ông phải góp sức yên dân, khôi phục chính thống, dựng lại hộ Lưu. Nhưng không, ông đã hùa theo nghịch tặc, đồng mưu cướp ngôi, tội ác chất chồng, trời đất không dung.

Vương Lãng:

- Tên thôn phu Gia Cát Lượng mi dám...

Gia Cát Lượng:

- Câm ngay! Tên giặc già vô liêm sỉ. Ngươi không biết muôn dân khắp bốn cõi đang muốn xé xác moi gan mi sao còn múa mép viên Hán, Chiêu Liệt hoàng đế ta nối dựng đại Thục ở Tây Xuyên. Nay ta vâng chiếu chỉ tự quân xuất nghĩa phạt tặc. Kẻ đớn hèn, xu nịnh như mi như rùa rụt cổ khom lưng cầu xin bát cơm thừa,manh áo cũ cho xong sao còn dám ra trước hàng quân mà nói năng càn rỡ, đổi tại số trời. Tên thất phu đầu bạc, tên giặc già râu trắng kia. Nay mai dưới suối vàng mi còn mặt mũi nào mà thấy 24 tiên đế nhà Hán ta. Tên nghịch tặc nhục nhã,mi sống uổng 76 năm trời, mồm nói Thuấn, Nghiêu mà bán mình cho Tào Tháo. Mi không biết thân phận khuyển ưng mà ra trước hàng quân nói năng càn rỡ. Xưa nay ta chưa thấy ai mặt dày vô sỉ như ngươi!

- Gia Cát Lượng nói tới đây, Vương Lãng uất giận mà ngã chết tươi dưới chân ngựa.

"Thần chửa" bỏ xa Khổng Minh trong sử Việt là ai?

"Thần chửi" mà Sống Đẹp muốn nhắc đến ở đây là Lê Giốc (hay Lê Bá Giốc), có sách chép là Lê Giốc (? - 1378), quê ở làng Kẻ Rỵ, giáp Bối Lý, huyện Đông Sơn, lộ Thanh Hoa (nay là làng Phủ Lý, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa), vốn thuộc dòng dõi Thái sư Lê Văn Thịnh thời Lý - người "khai khoa" của nền khoa cử Nho học Việt Nam.

Theo Wiki, Lê Giốc là con danh sĩ lê Quát, đỗ Thái học sinh, làm quan trải đến chức Thượng thư Hữu bật nhập nội hành khiển (tương đương chức Thủ tướng ngày nay). Theo tài liệu Bản xã tiên hiền và Lê gia chính phả (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) thì Lê Giốc học giỏi, đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi (1331), triều vua Trần Hiến Tông. Sách Đại Việt lịch triều đăng khoa lục lại viết ông đỗ Thái học sinh khoa thi năm Giáp Tuất (1334).

Theo Tri thức trẻ, cha mẹ của Lê Giốc có một mối tình đẹp. Chuyện kể rằng, cha ông là Lê Quát do nhà nghèo quá nên không có điều kiện đi học, không biết chữ.

Mồ côi cha từ nhỏ nên hai mẹ con phải ở tạm trong căn lều rách ở góc chợ. Hàng ngày quét rác thuê để nuôi thân. Cái tên Lê Quát dường như chẳng ai nhớ đến, người ta chỉ quen gọi là Lê Quét. 

Cùng làng Kẻ Rỵ có viên quan đại thần về hưu, ông này chỉ có một cô con gái xinh đẹp nên nhiều gia đình quan lại, giàu có đều có ý muốn xin cưới về cho con trai. Nhưng cô gái này lại liên tục từ chối khéo.

Một hôm, cô gái đi chợ, gặp đám thanh niên con cái quan lại, những kẻ đã bị cô từ chối. Sẵn ôm cục tức trong lòng, cả đám gọi anh Quét lại, xui anh đến xin cô gái miếng trầu.

Thấy chàng trai này mặt mũi sáng sủa, vẻ mặt thật thà nên cô gái nể tình mở túi lấy trầu cho chàng Quét. Đám công tử kia chỉ chờ có vậy đi khắp nơi rêu rao cô gái kiêu kỳ không nhận trầu cau của nơi môn đăng hộ đối, nay lại có tình ý với kẻ hèn mọn làm nghề quét chợ.

giai-thoai-it-biet-ve-than-chui-le-gioc-khien-giac-chiem-that-kinh-8
Từ anh quét chợ thành quan lớn

Chẳng mấy chốc, chuyện này đến tai quan đại thần. Ông tức giận lắm liền gọi con đến mắng, cho là làm thế nhục đến gia môn nên đuổi ra khỏi nhà.

Cô gái không biết đi đâu, cuối cùng đành tìm đến căn lều tồi tàn của mẹ con chàng Quét nói rằng:

- Chỉ vì cho anh miếng trầu mà tôi bị cha đuổi khỏi nhà. Có lẽ đó cũng là số phận gắn bó đôi ta, anh cho tôi được ở lại đây để hầu mẹ, hầu anh.

Từ đó, cô gái đảm đang, chăm lo quán xuyến việc nhà, gia cảnh nghèo khó nhưng cô không có lấy một lời than vãn. Cô còn khuyên chồng tìm thầy học chữ. Nghe theo lời vợ, chàng Quét tìm đến một thầy đồ trong làng xin học.

Ban đầu Lê Quát còn mải chơi, không chú tâm đèn sách. Sau nhờ vợ động viên nên đã cố công gắng sức học hành, chăm chỉ đèn sách nên trí tuệ dường như được đánh thức, học đâu hay đấy, học ngày càng hiểu, ngày càng nhập tâm. Đến năm Ất Dậu (1345) đời vua Trần Dụ Tông, triều đình mở khoa thi Thái học sinh, Lê Quát tham gia ứng thí và đỗ đầu, làm quan lớn.

Sự thành đạt của Lê Quát ngoài nỗ lực của bản thân có góp phần công sức lớn của người vợ hiền thục, đảm đang. Bà còn sinh cho ông một người con trai tài năng, sau này trở thành tấm gương khí tiết nổi tiếng trong lịch sử, đó chính là Lê Giốc.

Chuyện quan trường của Lê Giốc

Trong chính sử không có nhiều ghi chép về Lê Giốc. Vậy nên, những câu chuyện xung quanh cuộc đời và sự nghiệp quan trường của ông chủ yếu được thuật theo dã sử và các cứ liệu từ các dòng họ. Căn cứ vào Bản xã tiên hiền và Lê gia chính phả (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) thì Lê Giốc học giỏi, đỗ đạt dưới triều vua Trần Hiến Tông.

Cứ liệu này chép rằng, ông đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Mùi (1331), nhưng sách Đại Việt lịch triều đăng khoa lục lại viết ông đỗ Thái học sinh khoa thi năm Giáp Tuất (1334).

Dưới thời vua Trần Nghệ Tông, khi đang giữ chức Tả tham chính, ông được phong làm An phủ sứ trấn thủ Nghệ An. Bấy giờ, triều Trần đã suy yếu, Chiêm Thành ở phía Nam thường đem quân sang lấn chiếm, quấy nhiễu. Trần Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính để lên làm Thái thượng hoàng.

giai-thoai-it-biet-ve-than-chui-le-gioc-khien-giac-chiem-that-kinh-5
Vua Trần Duệ Tông

Hoàng đế kế nghiệp lấy hiệu là Trần Duệ Tông muốn diệt mối họa Chiêm Thành nên đem quân đi đánh nhưng thất bại. Sử chép, vua và nhiều quan tướng tử trận vào tháng 1 năm Đinh Tị (1377), hoàng thân Ngự Câu vương Trần Húc đầu hàng giặc. Vì chuyện này mà Thái thượng hoàng Trần Nghệ Tông phải lập con Trần Duệ Tông là Trần Hiên lên ngôi (tức Trần Phế Đế). 

Vào năm Mậu Ngọ (1378), Lê Giốc được triệu về Thăng Long giữ chức Kinh doãn (Đại doãn kinh sư), chưa được bao lâu thì đến tháng 5 năm đó quân Chiêm Thành đánh chiếm Nghệ An, đưa Ngự Câu vương Trần Húc về làm vua để chiêu dụ dân chúng.

Đến tháng 6, quân Chiêm Thành theo đường thủy tiến ra Bắc, đánh vào sông Đại Hoàng (tức là sông Hồng chảy qua Hưng Yên và Nam Định, nay là ngã ba Tuần Vương).

Quân Trần chống không nổi, nhân thế quân Chiêm đánh vào kinh thành Thăng Long; Thượng hoàng Trần Nghệ Tông mang vua cháu là Trần Phế Đế bỏ chạy, quan Kinh doãn kiêm An phủ sứ Lê Giốc bị quân Chiêm bắt được.

Giai thoại về tiếng chửi khiến giặc khiếp vía của Lê Giốc

Sử chép, tháng 6, giặc đánh vào sông Đại Hoàng, vua sai Hành khiển Đỗ Tử Bình đi chống giữ. Quân tan vỡ, giặc liền đánh vào kinh sư cướp của rồi rút về. An phủ sứ Lê Giốc bị giặc bắt. 

Khi ấy, giặc buộc Lê Giốc phải lậy, Giốc trả lời chúng: "Ta là quan của nước lớn, sao phải lạy chúng mày!".

Giặc nổi giận, giết ông. Giốc luôn miệng chửi chúng. Việc này tâu lên, Giốc được truy phong là Mạ Tặc Trung Vũ hầu (nghĩa: trung dũng chửi giặc), cho con ông là Nhuế làm Chánh chưởng bốn cục Cận thị chi hậu (Đại Việt sử ký toàn thư).

giai-thoai-it-biet-ve-than-chui-le-gioc-khien-giac-chiem-that-kinh-6
Trước rừng gươm giáo vẫn hiên ngang không run sợ (Hình minh họa – Nguồn: arthistory)

Theo dã sử, quân Chiêm đưa Ngự Câu vương Trần Húc đến lôi kéo Lê Giốc hàng phục, ông khinh bỉ mắng nhiếc khiến Trần Húc hổ thẹn phải bỏ đi.

Tướng nhà Chiêm bắt ông quỳ lạy, bị ông chửi nên tức giận trói vào cột, chất củi thiêu sống. Lửa càng to, lời chửi càng lớn cho đến khi ông chết mới thôi. Chuyện này làm giặc khiếp vía.

Tương truyền rằng, khi tiếng chửi vừa dứt thì Lê Giốc cưỡi khói bay lên, chứng kiến cảnh lạ lùng ấy, quân Chiêm cho là người trời lấy làm kinh sợ vội quỳ xuống bái lạy.

Trong Lịch triều hiến chương loạn chí cũng chép về chuyện này. Sách cũng xếp Lê Giốc là một trong 7 bề tôi tiết nghĩa đời Trần nhưng cho rằng ông bị quân Chiêm bắt và giết ở Nghệ An.

Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư sử thần triều Hậu Lê là Ngô Sĩ Liên có lời khen ngợi Lê Giốc: " Bỏ sống để giữ nghĩa còn hơn là sống; cầu sống mà nhục, người quân tử không làm. Kinh dịch nói: Người quân tử thà hy sinh tính mạng để thực hiện chí hướng của mình. Giốc là người như vậy".

Đến đời nhà Nguyễn, nhà sử học Phan Huy Chú cũng đã trân trọng xếp Lê Giốc vào nhóm Bảy bề tôi tiết nghĩa đời nhà Trần. Và vua Tự Đức cũng có thơ vịnh Lê Giốc:

Đời mạt văn tàn võ chẳng trau

Quân thua một trận thật là đau

Chỉ đem tấc lưỡi la quân giặc

Để tiếng ngàn thu "Mạ tặc thần".

Được biết, sau khi tước phong cho Lê Giốc, vua Trần còn sai lập đền thờ phụng, các triều đại sau đều sắc phong ông là phúc thần. Ngày nay, ở làng Kẻ Rỵ vẫn còn đền thờ Lê Giốc. Ông được dân chúng tôn là Tiên hiền với duệ hiệu là: "Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, Mạ tặc trung vũ hầu Lê tướng công".

Tóm lại: Thời Tam Quốc ở phương Bắc có Khổng Minh chửi chết tướng giặc, vang danh muôn đời nhưng xem ra vẫn thua xa "Thần chửi" của sử Việt. Khổng Minh chửi chết 1 tướng giặc còn Lê Giốc chửi khiến cả vạn quân khiếp sợ, cúi lạy. 

Xem thêm: Kỳ tài danh tướng mài gươm dưới bóng trăng đánh đuổi giặc Minh và giai thoại hiển linh huyền ảo, lạ lùng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cho tới tận ngày nay, người đời vẫn truyền nhau loạt giai thoại về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà lý số đại tài, nhà tiên tri số 1 của nước ta.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhà tiên tri hàng đầu cùng giai thoại khiến nhiều người trầm trồ
0 Bình luận

Triệu Việt là bậc thầy của chiến tranh du kích, là vị vua nổi tiếng trong thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ phương Bắc, giành độc lập dân tộc. Song sử sách ghi chép rất sơ lược về thân thế, sự nghiệp của ông. Chính vì vậy, không mấy người rõ về câu chuyện tình duyên đặc biệt của vị vua này.

Triệu Việt Vương và giai thoại 'khó tin nhưng có thật' về giấc mơ nhận được tướng tài, vợ hiền
0 Bình luận

Nửa thế kỷ trôi qua, nhiều người vẫn không hiểu ý nghĩa của số 99,99m lối đi phía trên cũng như 5 cột chống đỡ của Hồ Con Rùa.

Thực hư giai thoại 'trấn yểm long mạch' nổi tiếng một thời về Hồ Con Rùa
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Đăng Dương
Đăng Dương 16 giờ trước
Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Đăng Dương
Đăng Dương 24 giờ trước
Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 04/05
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

PC Right 1 GIF
Đề xuất