Khiếp đảm với cách trừng trị đứa con phản phúc của chúa Trịnh Tùng

Trong mắt người đời, chúa Trịnh Tùng là người tài giỏi, là thiên tài quân sự gây dựng cơ đồ nhà chúa. Song ông cũng là người có giã tâm... Và khi nhắc đến Trịnh Tùng không thể không nhắc tới giai thoại 2 lần bị con làm phản.

Đỗ Thu Nga
09:00 03/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thân thế chúa Trịnh Tùng

Trịnh Tùng (19 tháng 12, 1550 – 17 tháng 7 năm 1623), thụy hiệu Thành Tổ Triết Vương, là vị chúa thứ hai của dòng họ Trịnh, giai đoạn Lê trung hưng. Ông nắm quyền từ năm 1570 tới năm 1623. Xét theo thế thứ, ông là đời thứ hai họ Trịnh kế tục lãnh binh quyền "phù Lê".

Tuy nhiên, cha ông là Trịnh Kiểm chỉ mới được phong tước công, thụy hiệu Thái Vương của Trịnh Kiểm là do đời sau đặt. Phải từ thời Trịnh Tùng trở đi, họ Trịnh mới nhận tước vương khi còn tại vị, được gọi là chúa và lập thế tử nên ông được xem là vị chúa Trịnh chính thức đầu tiên.

Sử chép, Trịnh Tùng là con trai thứ 2 của Trịnh Kiểm và bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo (coan gái trưởng của Chiêu Huân Tĩnh công Nguyễn Kim). Trước kia, Nguyễn Kim là người đi đầu trong việc trung hưng nhà Lê, sau khi Kim chất (1545), Trịnh Kiểm là con rể đã giành quyền lực, giết con của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông, đẩy Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa. 

Dua-con-phan-phuc-2-lan-lam-loan-cua-chua-Trinh-Tung-la-ai-9
Tranh vẽ chúa Trịnh Tùng

Từ đó chính sự trong nước về tay Trịnh Kiểm, đó là nền móng của chính quyền các chúa Trịnh về sau. Ông chào đời vào ngày 12 tháng 11 ÂL năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Bình thứ 2 (1550), tức 19 tháng 12 năm 1550 dưới triều Trung Tông nhà Lê, Tuyên Tông nhà Mạc tại Thanh Hóa.

Vào tháng 4/1565, Trịnh Tùng cùng anh trai là Trịnh Cối theo Trịnh Kiểm tiến đánh phủ Trường Yên của nhà Mạc. Trong trận này, quân Lê - Trịnh giành ưu thế ban đầu, nhưng sau đó, Mạc Kính Điển dùng mưu lẻn vào đánh úp Thanh Hoa đang trống không khiến Trịnh Kiểm phải rút quân về.

Năm 20 tuổi (1568), Trịnh Tùng được nhận phong Phúc Lương hầu, đặc ân cho đeo ấn bình đông, mở phủ riêng.

53 năm thao túng triều đình nhà Lê trung hưng

Sử chép, sau khi Trịnh Kiểm qua đời, Trụng Tùng nổi dậy đánh đuổi anh là Trịnh Cối, rồi đoạt lấy binh quyền Nam triều. Năm 1573, ông lật đổ vua Lê Anh Tông và đưa Lê Thế Tông lên làm vua bù nhìn, bản thân ông nắm hết quân quốc đại sự. 

Chính sử chép rằng, Trịnh Tùng là một nhà quân sự tài ba, người đã chặn được các cuộc tấn công của nhà Mạc từ năm 1577-1583. Năm 1592, Trịnh Tùng xuất quân Bắc phạt, giành lại Đông Đô từ tay nhà Mạc, hoàn thành sự nghiệp trung hưng triều Lê.

Đến năm 1599, ông buộc nhà Lê phải phong cho mình tước Bình An Vương và lập con làm thế tử, thiết lập phủ chúa tại thành Đông Kinh, chính thức mở ra cơ đồ 200 năm của họ Trịnh. Những năm tiếp theo, Trịnh Tùng lo việc thông hiếu với nhà Minh, đối phó với dư đảng họ Mạc ở phía Bắc và sự trỗi dậy của họ Nguyễn ở phương Nam. 

Sử sách nhận định, Trịnh Tùng là một nhân vật tài năng, sớm bộc lộ thiên tài quân sự bẩm sinh, “thần cơ diệu toán”, bách chiến bách thắng. Ông phải gánh vác trọng trách quốc gia đang vận suy sụp, “trứng treo đầu đẳng” khi vừa mới tròn 20 tuổi.

Dua-con-phan-phuc-2-lan-lam-loan-cua-chua-Trinh-Tung-la-ai-8

Nếu sự nghiệp trung hưng nhà Lê (chống Nhà Mạc) được Nguyễn Kim khởi xướng từ năm 1533 và Thái Vương Trịnh Kiểm đứng mũi chịu sào chèo chống con thuyền suốt 25 năm (1545 – 1570) và Nam triều cũng chỉ có thể gây dựng làm chủ được hai trấn từ Thanh Hóa trở vào, thì chỉ trong già nửa thời gian ấy, Trịnh Tùng đã đưa công nghiệp “phò Lê” dang dở của cha về đến đích vẻ vang, oanh liệt. Ông đã kết thúc mỹ mãn sự nghiệp trung hưng đầy gian truân, “ca khúc khải hoàn” đưa vua Lê trở lại ngai vàng nơi đế đô Thăng Long. Là người mở nền “Thái bình cho trăm họ”, an dân, dựng lại nguyên khí Đại Việt sau gần 100 năm lầm than, suy kiệt.

Uy danh của Bình An vương Trịnh Tùng không những lừng lẫy trong nước, mà vang dội đến Trung Quốc. Vua nhà Minh cử sứ thần là Vương Kiến Lập sang Đại Việt tặng Bình An vương Trịnh Tùng 8 chữ vàng: Quang hưng tiền liệt, Đinh quốc nguyên huân (Công đứng đầu làm rạng rỡ công đức tổ tiên, làm cho nước yên ổn thái bình) và ban đai ngọc, mũ xung thiên, ngựa tốt; đồng thời ca ngợi Trịnh Tùng là Chân anh hùng và tặng tôn hiệu Đại nguyên soái.

Năm 1597, vua Vạn Lịch nhà Minh sai Trần Đôn Đức cùng Vương Doãn Lâp đem ngựa tốt, đai bằng ngọc, mũ sung thiên và hai bức sắc văn có viết tám chữ: "Quang hưng tiền liệt, định quốc nguyên huân" (làm rực rỡ công đức tổ tiên và có công đầu định được nước), tặng cho Trịnh Tùng. Đích thân Vạn Lịch có lời khen: "Nước An Nam, tướng họ Trịnh hay hậu được nghĩa nhân, giúp được nhà Lê tiểu trừ giặc Mạc, thực là bực anh hùng trong đời".

Sử gia han Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (phần Nhân vật chí) đã đánh giá: Ông tính khoan hậu, yêu người, khéo vỗ về tướng sĩ, đoán tình thế của giặc không sai, dùng binh như thần. Trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng dẹp được kẻ tiếm nghịch, khôi phục nhà Lê, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, mới được sắc phong vẻ vang, lễ đãi long trọng. Ông thực sự làm chúa cầm quyền bính, công lao sự nghiệp danh vọng lừng lẫy".

Sử gia Nguyễn Khắc Thuần thì cho rằng tuy Trịnh Tùng lấn quyền nhà Lê, nhưng nếu không có ông thì cơ nghiệp của họ Lê cũng chẳng thể nào khôi phục lại được: "Sử gia xưa chê Trịnh Tùng lộng quyền, quả có thế thật, nhưng nếu không như vậy, chưa dễ đã có vua Lê, cho dẫu là ngôi suông. Thời loạn, mọi sự không thường đều là sự thường đó thôi".

Giai thoại 2 lần bị con làm phản và cách trừng trị con của Trịnh Tùng

Như đã chia sẻ, sử chép, Trịnh Tùng là nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử. Trong mắt người đời, ông là người tài giỏi, thiên tài quân sự bẩm sinh, bách chiến bách thắng, tạo dựng cơ nghiệp nhà Chúa. Song ông cũng là người có dã tâm lớn, thâu tóm quyền lực, giết vua... 

Đặc biệt, khi nhắc đến Trịnh Tùng không thể không nhắc đến giai thoại 2 lần bị con làm phản và cách trừng trị có phần khắc nghiệt của ông. Sử chép, Trịnh Tùng có đến 20 người con, trong đó con thứ Trịnh Xuân là người khiến Chúa nhiều phen đau đầu. 

Vào năm 1619, vua Lê Kính Tông cùng Trịnh Xuân lập mưu hãm hại Trịnh Tùng. Ông biết việc này nên đã xuống tay giết vua rồi đưa cháu ngoại của mình là Lê Thần Tông lên ngôi. Như vậy, vua Lê Kính Tông là người trước đó được Trịnh Tùng đưa lên ngôi, nay lại bị chính Trịnh Tùng bức chết.

Chưa dừng lại, 4 năm sau, Trịnh Xuân lại làm phản lần nữa. Cụ thể, năm 1623, Bình An Vương Trịnh Tùng khi ấy 74 tuổi da mồi, tuổi cao sức yếu rồi, chuyện lập thế tử được đem ra nghị bàn. Theo đó cho con trưởng là Thanh quận công Trịnh Tráng giữ binh quyền, Xuân giữ chức phó.

Dua-con-phan-phuc-2-lan-lam-loan-cua-chua-Trinh-Tung-la-ai
Chúa Trịnh sai người chặt chân con trai vì tội làm phản (Tranh minh họa)

Trịnh Xuân ấm ức không hài lòng vì mộng làm Chúa không được như nguyện. Vì thế đem quân làm loạn, đánh phá phủ Chúa, bức cha dời ra ngoài thành rồi phóng lửa đốt cháy tràn lan các xứ trong kinh kỳ. 

Trịnh Tùng sau khi được gia tướng liều mình cứu nguy liền lập kế triệu Trịnh Xuân đến, dụ sẽ trao cho đại quyền. Khi gặp đứa con phản phúc, chúa Trịnh kể tội Xuân là kẻ loạn thần tặc tử, rồi "sai người chặt chân Xuân cho chết”.

Cùng năm 1623, chúa Trịnh Tùng qua đời, kết thúc sự nghiệp 53 năm giúp nhà Lê lấy lại giang sơn, giữ yên bờ cõi nước Đại Việt cho 4 đời vua.

Nhiều ý kiến cho rằng, Trịnh Tùng bị con trai mưu phản, là dạo trời trả miếng bởi khi còn sống, ông nổi tiếng bởi hành động giết vua. Ông không chỉ giết ông vua của triều đại đối nghịch với triều đại mình mà còn giết cả những vị vua của mình để thâu đoạt quyền bính.

Thế nhưng ngày nay người đời có cái nhìn thiện cảm hơn với Trịnh Tùng. Như sử gia Phan Huy Chú nhận xét: Trong 20 năm kinh dinh đất nước, cuối cùng dẹp được kẻ tiếm nghịch, khôi phục nhà Lê, công trùm thiên hạ, oai lừng khắp nơi, mới được sắc phong vẻ vang, lễ đãi long trọng.

Xem thêm: Nắm quyền sinh quyền sát trong tay nhưng Chúa Trịnh không thích làm vua, vì sao vậy?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận