Cụ bà 80 tuổi cần mẫn bán rau lấy tiền làm từ thiện: "Nhờ giúp người mà đêm ngủ ngon giấc"
Suốt 10 năm qua, nhịp sống của cụ Năm chầm chậm trôi trong sự thiện nguyện ấp áp. Cụ cần mẫn hái rau bán lấy tiền giúp đỡ người nghèo khó.

Dù đã 80 tuổi nhưng ngày nào cụ Nguyễn Thị Bê (hay cụ Năm, ngụ ấp Bình Trung, xã Phước Xuân, huyện Chợ Mới, An Giang) cũng ra đi hái ra mang ra chợ bán lấy tiền giúp đỡ người nghèo. Cụ còn dành hẳn một khoảnh đất cạnh nhà để trồng khoai lang, trồi rau. Với hy vọng, vườn rau sẽ xanh tốt để hái đi bán kiếm tiền làm từ thiện. Mặt khác cụ còn đi xin cây cuối con về bào ra bán lấy tiền cũng để làm từ thiện.
Cứ 3h sáng là cụ dậy ngồi bào rau muống, chuối non, ngâm nước để có thêm mói gỏi chuối, gỏi rau muống mang đi bán. 5 giờ sáng cụ chất hàng hóa lên xe đạp lọc cọc dắt ra chợ cách nhà khoảng 1km để bày bán. Đến chợ cụ nhận thêm rau, trái cây của các tiểu thương để bán kiếm thêm thu nhập. Bà con lối xóm nhờ bán nải chuối, trái gấc bà cũng nhiệt tình giúp đỡ.
"Tôi bán tính lời rất ít, bởi là chợ quê, quanh quẩn đi lại toàn người quen. Vì thế, mỗi ngày kiếm 50.000 - 60.000 đồng. Tuy ít nhưng góp gió thành bão, sẽ giúp được biết bao người", cụ Năm bộc bạch.
Có không ít người thấy cụ cao tuổi vất vả bán rau nên khuyên cụ nghỉ ở nhà dưỡng già. Thế nhưng cụ không chịu. Cụ nói mình chịu cực chút có sao đâu. Vả lại trời cho sức khỏe để làm điều tốt giúp cho xã hội chứ ở nhà không thì bứt rứt lắm.

Tiền lời từ việc bán rau, cụ gom góp lại để mua thuốc, mua gạo mang cho người nghèo, người già neo đơn, bệnh tật. Ngoài ra, cụ còn tặng gạo cho tổ từ thiện của Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp. Suốt hàng chục năm nay, cụ đã chia sẻ với bao phận đời bất hạnh.
Vợ chồng anh Lê Huỳnh Tấn (ngụ cùng với cụ Năm) là người được cụ giúp đỡ nhiều. Vợ anh bị bệnh nan y, con trai học lớp 5. Một mình anh gồng gánh nuôi cả nhà. Biết hoàn cảnh, cụ Năm thường đến cho gạo, giúp anh có thêm động lực làm việc nuôi vợ con.
Hay như cụ Trần Thị Thái (78 tuổi, ngụ xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới) cũng thường xuyên được cụ Năm tặng gạo. Lâu lâu cụ Năm lại biếu tiền để mua thuốc.
Theo báo Thanh Niên, cụ Năm có đến 10 người con. Trước đây cụ bán đồ rẫy ở chợ xã, chồng làm vườn kiếm tiền nuôi con cái. Sau con lớn, lập gia đình thì cụ Năm nghỉ bán hàng, ở nhà với gia đình người con gái.
Kể về chuyện làm từ thiện, cụ Năm cho biết: Ngày trước cụ bị bệnh nan y tưởng chừng không qua khỏi. Những ngày nằm viện chứng kiến rất nhiều cảnh đời nghèo khó không may vướng bệnh tật. Chính vì thế cụ quyết định chia sẻ với những người đồng cảnh ngộ.
Sau khi ra viện cụ đi hái ra, mang ra chợ bán, chắt chiu từng đồng tiền lẻ để giúp đỡ những người khó khăn. Cụ chỉ mong họ có thể vượt qua được cơn bĩ cực để tìm thấy tương lai tươi sáng.
Hồi cụ mới làm từ thiện cũng có người nói ra nói vào. Người ta nói, nếu có bán thì để tiền đó mà phòng thân lo chuyện hậu sự hoặc cho con cháu, chứ sức đâu đi giúp người dưng. Nhưng cụ Năm chẳng để ý vì tâm cụ đã quyết rồi.
“Tôi đã lớn tuổi rồi. Cuộc sống đếm từng ngày, không biết mất lúc nào, vô thường lắm, nên giúp đỡ được ai ngày nào hay ngày nấy. Thực ra, tôi giúp bà con cũng chính là giúp mình có những phút thanh thản, an lạc cuối đời. Vả lại các bác sĩ, y tá đã cứu mạng tôi nên tôi nghĩ mình phải trả ơn cho các vị ấy bằng cách đi giúp người khác”, cụ Năm nói.
Riêng con cái cụ, thấy mẹ khổ rồi người ta xì xào cũng về khuyên cụ nên nghỉ ngơi. Nhưng thấy cụ vui khi làm từ thiện nên quay ra ủng hộ. Vậy là ngoài việc lo tròn chữ hiếu, các con cụ cũng chung tay cùng mẹ đi làm từ thiện. Mặc dù gia cảnh cũng chẳng khấm khá gì nhưng họ vẫn dành nhiều thời gian để phụ mẹ chuyện từ thiện.
Cụ Năm tươi cười nói: “Tôi nghèo nhưng được cái các con đều có hiếu, chiều theo ý mẹ. Khi thì đứa này đưa vài chục ngàn đồng, khi thì đứa khác đưa vài trăm ngàn đồng để tôi giúp bà con nghèo”.
Lâu dần tấm lòng thơm thảo của cụ Năm cũng được mọi người đón nhận. Và nhờ đó cụ có thêm động lực để hái rau, bán kiến tiềm làm từ thiện. Cứ vậy, suốt 10 năm qua cụ sống song sự thiện nguyện ấp áp, ngày đêm tặng gạo, tặng tiền cho người khó khăn.
Xem thêm: Người đàn ông tử tế: Đón chồng cũ bại liệt của vợ về chăm như anh em ruột suốt 8 năm trời
Đọc thêm
Với tâm nguyện người nghèo cũng được hớt tóc với dịch vụ tốt nhất, chị Nguyễn Thị Hằng (chủ chuỗi tiệm hớt tóc Bardy Barber Shop) đã dày công nghiên cứu và cho ra đời chiếc xe hớt tóc miễn phí.
Mỗi khi nghe tin có trường hợp F1 ở Hội An cần đi cách ly, "người vận chuyển" Nguyễn Trí Minh (quê Quảng Nam) lập tức mang đồ bảo hộ, đeo khẩu trang rồi lên đường.
Có đến 7 người con, lại đang chạy thận nhân tạo suốt 5 năm nay nhưng Hồ Pa Xể (SN 1970, Quảng Trị) vẫn tình nguyện hiến 1.400 m2 đất để xây trường học.
Bài mới

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.