Người đàn ông mang bệnh nặng trong người tình nguyện hiến 1.400 m2 đất xây trường học
Có đến 7 người con, lại đang chạy thận nhân tạo suốt 5 năm nay nhưng Hồ Pa Xể (SN 1970, Quảng Trị) vẫn tình nguyện hiến 1.400 m2 đất để xây trường học.

Nhà nghèo với cả chục miệng ăn
Để đến được nhà người đàn ông hào phóng ấy, ta phải đi qua một con đường hiểm trở từ chân cầu Rào Quán đoạn Quốc lộ 9, sau đó men theo tiếp 2km mới tới. Người đàn ông nói trên là ông Hồ Pa Xể (SN 1970, trú thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông, Quảng Trị).

Ông và vợ là bà Hồ Thị Doi (SN 1978) có đến 7 người con, trong đó có 4 người đã lập gia đình. Hiện tại, có 7 người đang chung sống trong căn nhà sàn xập xệ, trong nhà chỉ có 1 chiếc xe máy là giá trị nhất. Nhà đông người, thế nhưng họ chỉ có độc 1 cái giường và 1 cái quạt điện, chen chúc nhau giữa cái nóng ngày hè.
Theo lời Pa Xể, ông được chẩn đoán bị phù thận từ năm 2016. Từ đó đến nay, ông phải chạy thân nhân tạo, sức khỏe giảm sút, dù chẳng làm gì nhưng ngày nào cũng thấy mệt. Nhà thuộc hộ nghèo, may việc khám chữa bệnh có bảo hiểm chi trả, nhưng khoản tiền lộ phí với gia đình nghèo vẫn là một mối lo lớn.

Cũng may, vài năm nay có người dang tay giúp đỡ Pa Xể, nên việc đi khám chữa bệnh của ông cũng đỡ lo phần nào. Gia đình 7 miệng ăn nhưng chỉ có vợ và một con trai trong nhà là có sức lao động. Pa Xể cho hay, nhà nghèo nên 5 người con đầu không đượ tới trường, rồi lần lữa mãi hai người con út nay đã 12, 13 tuổi mới được đi học.
Pa Xể tâm sự: "Ở trên này, điều kiện khó khăn lắm. Nhà tôi nghèo nên nhắm mắt cho chúng nó ở nhà để phụ việc nương rẫy, kiếm tiền mua thức ăn. Người dân ở đây chủ yếu đi làm rẫy, công việc nặng nhọc lại không ổn định, thu nhập cũng không đáng. Nhiều người còn cố gắng kiếm tiền bằng cách gom nông sản mít, chuối quanh nương bán kiếm thêm tiền mua thức ăn. Nhà tôi mùa này không có gì để bán".
Tấm lòng hào phóng của người đàn ông ốm yếu
Được biết, vào tháng 2/2021, Pa Xể có ý định hiến đất gia đình để xây trường mầm non ở thôn Vùng Kho. Tuy nhà nghèo, nhưng khi ông họp bàn với gia đình, tất thảy các thành viên đều gật đầu đồng ý.

Nguyên do là vì đợt mưa bão vào tháng 10 năm ngoái, một điểm trường lẻ tại thôn Vùng Kho đã bị sụt lún phần móng, nứt vỡ và đang trong quá trình sửa chữa. Hai điểm trường cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập cho trẻ em trong bản. Vì thế, gia đình ông đã không ngần ngại hiến đất cho địa phương.
Nói về chuyện này, người đàn ông 51 tuổi ấy cười xòa: "Nhà mình nghèo nhưng không có ai hẹp hòi cả. Ai cũng thương và mong con em ở bản có thêm điểm trường để các cháu đi học được gần hơn, tiện hơn. Sắp tới, khi trường mầm non được xây lên, nhiều đứa cháu của tôi sẽ được học ở đây".

Ông Hồ Văn Khanh cho biết, sau khi nhận mảnh đất từ ông Pa Xể, đại phương đã nhanh chóng tiến hành san ủi đất làm mặt bằng. Dự kiến, họ sẽ xây dựng trường mầm non ,có diện tích khoảng 1.400 m2, sau đó có thể sẽ có thêm một điểm trường lẻ khác.
Ông Khanh cho hay: "Biết hoàn cảnh cùng cực của gia đình Pa Xể cùng với việc hiến đất này, chính quyền rất xúc động. Chúng tôi sẽ ưu tiên, huy động các nguồn lực động viên, giúp đỡ cho gia đình Pa Xể".
Đọc thêm
Ngay từ khi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng chị vẫn luôn theo lời Phật dạy thường giúp đỡ những người khó khăn xung quanh. Giờ đây với cương vị là một doanh nghiệp làm ăn giỏi, chị vẫn là nhà hoạt động xã hội tích cực được nhiều người biết đến.
Bếp cơm từ thiện đã lập ra được hơn 10 năm, hoạt động đều đặn giữa mùa dịch, gửi những suất ăn miễn phí tới người nghèo.
Không chỉ nổi tiếng với những bức ảnh du lịch bụi, Lê Quang Long còn được biết đến qua dự án thiện nguyện Bếp Hoàng Cầm cho trẻ vùng cao.
Tin liên quan
Xứ Quảng được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những vùng đất trù phú, xanh mát. Làng quê xứ Quảng không chỉ đi vào văn chương mà còn trở thành những điểm du lịch sinh thái hút khách.
Lời Phật dạy: “Đạo không nằm trên bầu trời, đạo nằm trong tim” và chỉ có người nào nhận thức được về mình thì người đó mới thức tỉnh.
Bốn chị em Máy lâm vào cảnh côi cút sau khi cha mẹ mất vì tai nạn. Tương lai mù mịt, khó khăn đang bủa vây cuộc sống của 4 đứa trẻ tội nghiệp.
Bài mới

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.