Chuyện chưa kể về Cửu Trùng Đài - chốn ăn chơi xa hoa, tốn kém của 'vua lợn' Lê Tương Dực

Để có chốn ăn chơi, "vua lợn" Lê Tương Dực cho xây dựng Cửu Trùng Đài. Ông ta bắt nhân dân lao dịch, khổ sở đến mức ai cũng oán thán quở trách.

Đỗ Thu Nga
09:00 18/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lê Tương Dực (16 tháng 7 năm 1495 – 8 tháng 5 năm 1516) tên thật là Lê Oanh. Ông là vị hoàng đế thứ 9 của triều Lê Sơ, cai trị từ năm 1509 đến năm 1516 với niên hiệu Hồng Thuận (ở ngôi 7 năm). 

Sử chép, Lê Oanh là cháu nội của vua Lê Thánh Tông và là em họ của Lê Uy Mục. Năm 1059, khi bị Lê Uy Mục bắt giam, ông tìm mọi cách vượt ngục trốn vào Thanh Hóa cùng đại thần Nguyễn Văn Lang nổi quân 3 phủ khởi nghĩa, lật đổ Lê Uy Mục.

Quân khởi nghĩa tiến ra Đông Kinh, đánh bại Lê Uy Mục. Lê Oanh tự lập mình làm vua, bắt đầu có những cố gắng chỉnh đốn triều chính, sửa sang giáo dục, khôi phục văn miếu, biên chép sử sách. 

chuyen-chua-ke-ve-chon-an-choi-xa-hoa-ton-kem-cua-le-tuong-duc-9
Tranh vẽ "vua lợn" Lê Uy Mục

Đại Việt sử ký toàn thư có chép: Vào tháng Giêng năm Quý Dần (1513), chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thủy và Phó sứ là Phạm Hy Tăng sang phong cho Tương Dực làm An Nam quốc vương và nhận xét: "Quốc vương An Nam mặt thì đẹp mà người lệch, tính thích dâm, là vua lợn, loạn vong sẽ không bao lâu...". Đó cũng là nguồn gốc cái tên "vua lợn" mà dân chúng gọi ông sau này.

Lê Tương Dực ăn chơi xa xỉ, hoang dâm vô độ, chẳng kém cạnh gì so với anh họ Lê Uy Mục. Vào tháng 5 năm Giáo Tuất (1514) Lê Tương Dực nghe lời tâu của Hiệu úy Hữu Vĩnh, giết chết 15 vương công. Với bản tính mê sắc dục, vua ngày đêm thác loạn cùng các phi tần. Thậm chí, vua còn bắt các cung nhân của Lê Uy Mục và cung nhân của triều vua trước vào để thông dâm. 

chuyen-chua-ke-ve-chon-an-choi-xa-hoa-ton-kem-cua-le-tuong-duc-7
Lê Tương Dực bắt dân chúng làm khổ sai để xây Cửu Trùng Đài

Đặc biệt, để phục vụ thói ăn chơi vô độ của mình, "vua lợn" Lê tương Dực lệnh cho quan quân xây dựng Cửu Trùng Đài. Công trình này được triển khai từ năm 1515 đến 1517. Lê Tương Dực bắt nhân dân lao dịch khổ sai để sớm hoàn thành công trình được cho là xa hoa, tốn kém bậc nhất trong lịch sử phong kiến nước ta.

Người được giao chỉ huy xây dựng Cửu Trùng Đài là Vũ Như Tô. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép rằng, Vũ Như Tô là thợ ở Cẩm Giàng, "xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm nóc, dâng lên nhà vua. Vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc dựng hơn trăm nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cửu Trùng Đài".

Cửu Trùng Đài được xây dựng bên bờ Hồ Tây ở Kinh thành Thăng Long. Bấy giờ, Lê Tương Dực ra lệnh trước điện Cửu Trùng Đài phải đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước. Hồ phải quanh co, khúc khủy, lúc mở cửa, thuyền nhẹ có thể ra vào để vua cùng các tì nữ du ngoạn.

Tháng 4 năm 1516, quân khởi nghĩa Trần Cảo nhân khi kinh thành rối loạn bèn tiến đánh Thăng Long. Cùng lúc đó, Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản giết vua, liền đem quân qua sông, đốt hết phố xá trong kinh thành. Hoằng Dụ còn cho bắt chém Vũ Như Tô rồi mang quân rút khỏi Thăng Long. Đài cũng bị đốt thành tro sau lần đó.

chuyen-chua-ke-ve-chon-an-choi-xa-hoa-ton-kem-cua-le-tuong-duc-8
Sau khi Lê Tương Dực bị quân nổi loạn của Trịnh Duy Sản giết chết, Cửu Trùng Đài đã bị đốt thành tro bụi

"Vua lợn" Lê Tương Dực được đánh giá là người có công lật đổ Lê Uy Mục, sửa sang việc học, khôi phục văn miếu, xây dựng Cửu Trùng Đài nhưng cũng vì thế mà tài nguyên dần suy kiệt, dân nghèo thất nghiệp, trộm cướp nổi lên, vua chơi bời vô độ tạo mầm mống để cho bọn loạn thần phiến loạn nổi dậy. 

Tại triều đình, nhiều đại thần thấy xã hội rối ren, xã tắc ngả nghiêng mới dâng  sớ can ngăn, trong đó có Trịnh Duy Sản vì nhiều lần can ngăn trái ý vua, bị đánh bằng trượng. Mang tâm trạng bực tức, Trịnh Duy Sản mới mật bàn cùng với một số người là Lê Quảng Độ, Trình Chí Sâm mưu việc phế lập.

Vào hôm canh hai mồng 6 tháng 4 năm Bính Tý (1516), những người này đem 3000 người thuộc các vệ Kim ngô và Hộ vệ bất ngờ đánh vào cửa Bắc Trần. Lê Tương Dực vội vã lên ngựa chạy khỏi cung, đến trước cửa nhà Thái học (tức Quốc Tử Giam) thì bị chặn lại, Trịnh Duy Sản sai một  võ sĩ tên Hạnh cầm giáo đâm vua ngã ngựa rồi giết chết. 

Xem thêm: "Vua Lợn" Lê Tương Dực từng có những việc làm tiến bộ, tích cực gì?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận