Những "chiến binh" không chịu đầu hàng số phận ở "thung lũng da cam" xứ Quảng

Cuộc đời đắng cay khiến các em mang trong mình căn bệnh quái ác nhưng các em sống rất ý nghĩa, không phụ lòng đấng sinh thành. Những mảnh đời da cam làm được nhiều việc khiến người khác khâm phục. 

Đỗ Thu Nga
08:00 26/06/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Thung lũng da cam" là cái tên chỉ dành riêng cho xã Đại Hồng (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Đây là nơi có hàng trăm mảnh đời mang di chứng của chất độc da cam/dioxin. Vùng đất lọt thỏm giữa đồi xanh trở thành điểm nóng với hơn 200 người bị phơi nhiễm chất độc da cam và gần 1/3 trong số đó là trẻ em.

Gia đình chị Hồ Thị Năm (SN 1965, thôn Hạ Vi) là 1 trong số đó. Con gái chị Năm là Bùi Thị Thúy chịu ảnh hưởng chất độc da cam. Đã hơn 20 tuổi nhưng lúc nào cũng ngờ nghệch, miệng chẳng nói sõi câu nào. Khi hỏi về tình hình sức khỏe, chị Năm chỉ đưa ra tờ giấy có ghi: "Chấn thương phần ngực, gãy xương sườn". Đó là vết tích chị bị Thúy đánh.

Nhiều năm nay, chị Năm quen với cảnh đi khắp làng trên xóm dưới để xin lỗi mọi người vì dân làng bị Thúy đánh một cách vô cớ. Bà con thương nên cũng bỏ qua cho, còn người bực thì chọn cách đánh lại. Những lần như thế, chị Năm chỉ biết khóc thầm, ôm con về chữa vết thương.

Nhìn Thúy ngồi cười vu vơ, chị Năm chua chát nói: Đã từng ấy tuổi đầu mà Thúy như một đứa trẻ, không biết tự ăn, không tự mặc quần áo. Hằng ngày, Thúy chỉ làm 1 việc đó là... đánh người, cứ thầy người là đánh. 

chuyen-chua-ke-o-thung-lung-da-cam-xu-quang-0
Thúy (áo Hồng) đã hai mấy tuổi đầu mà vẫn ngờ ngệch, chỉ thích đánh người

Không chỉ có nhà chị Năm mà rất nhiều gia đình khác trong xã có con cái bị phơi nhiễm chất độc da cam. Cụ thể là nhà chị Lê Thị Phượng (SN 1960). Gia đình chỉ có 2 mẹ con. Mà đứa con 17 tuổi tên Nguyễn Văn Bảo của chị chỉ nặng 10kg, chân tay bé tẹo. Để có tiền nuôi con, chị Phượng làm không kể ngày nắng ngày mưa. Chị nói, để con được sống thì thức đến trọn đời cũng được. 

Trên con đường quê nắng nóng như đổ lửa, ông Nguyễn Văn Phấn (thôn Ngọc Kinh Đông) chốc chốc lại tặc lưỡi: "200 nạn nhân là 200 nỗi buồn khác nhau. Sự thắc thỏm cứ ẩn dật đằng sau rất nhiều ngôi nhà có người thân bị bệnh như chị Lê Thị Sáu (SN 1963), chị Bùi Thị Trinh (SN 1960) ở thôn Hạ Vi; rồi bà Bùi Thị Loan, bà Lê Thị Phượng, bà Lê Thị My (cùng SN 1950), chị Hồ Thị Mười (SN 1965) ở thôn Ngọc Kinh Đông… Hầu hết người dân ở đây làm nông, đời sống kinh tế rất khó khăn. Kiếm cái ăn qua ngày đã cực, chăm người đau, giành lấy sự sống cho con, cháu trở thành chặng đường dài gian truân”.

Ông Phấn tâm sự, không ai được quyền chọn số phận, gia đình để sinh ra. Cuộc đời cay đắng khiến các em mang trong mình căn bệnh quái ác. Tưởng chừng những bất hạnh đó sẽ làm gục ngã tất cả. Tuy nhiên, ông Phấn cũng thừa nhận, vẫn còn những hình ảnh, những tấm gương đầy nghị lực sống trong các em.

chuyen-chua-ke-o-thung-lung-da-cam-xu-quang-8
Chị Phượng lúc nào cũng phải thức trắng đêm để chăm con

Báo Pháp luật Việt Nam viết, ông Phấn đã giới thiệu rất nhiều cái tên sống nghị lực như: cô bé Trương Thị Thương (25 tuổi), con gái vợ chồng anh Trương Công Bảy và chị Lương Thị Huệ (cùng SN 1960, thôn Đông Phước l); em Trần Quốc Doanh (18 tuổi, thôn Đông Phước 2). Các em là những "chiến binh nhỏ". Các em thực sự sống có ích không phụ lòng đấng sinh thành, như một phép màu nhiệm, "những mảnh đời da cam" đã làm được nhiều việc khiến người khác khâm phục và ngưỡng mộ.

Cô bé Thương ngày ngày đến trường bằng đôi chân của bố và mẹ đã đỗ đại học. Và thật khó tưởng tượng, một nạn nhân chất độc da cam cao chừng 70cm, tay chân quặt quẹo, không đi đứng được, song đã phấn đấu để thực hiện mơ ước trở thành một lập trình viên trong tương lai. Không chỉ vậy, suốt 4 năm ngồi trên giảng đường đại học, cô sinh viên nhỏ còn nhận được rất nhiều học bổng của trường, của thành phố.

Được biết, Thương là con gái thứ 2 của vợ chồng chị Huệ. Mang thai 7 tháng, chị đẻ rớt Thương ngoài vườn. Cháu như một cục thịt có gắn cái đầu bé tẹo, chân và tay tí xíu như mẩu bút chì. Thương được cha mẹ nuôi dưỡng chăm chút, theo thời gian mà lớn dần. 

Thương nằm một chỗ đôi mắt lúc nào cũng chăm chăm nhìn chị mình và các bạn học bài. Rồi miệng cô bé cũng máy máy đọc theo. Bất ngờ một ngày, Thương đòi mẹ bế đi học. “Vì đôi chân Thương quặt quẹo, dễ bị gãy, còn đôi tay quá yếu, không bám được nên nói “bế”, chứ thực ra “bưng” em đi học. Cũng vì thế việc đưa em đến trường chỉ có vợ chồng tôi mới làm được”, chị Huệ nói.

chuyen-chua-ke-o-thung-lung-da-cam-xu-quang
Anh Bảy và cô bé Thương tại Trường Đại học Đà Nẵng

Tai họa chưa dừng lại, anh Bảy bị tai biến dẫn đến đến bán thân bất toại. Mọi việc trong nhà dồn lên vai chị Huệ. Có lúc quẫn chí, chị đã cho Thương nghỉ học. Nhưng ngày nào con cũng khóc nên khi anh Bảy khỏe lại là chị lại tiếp tục "bưng" con đến trường. 

Cũng có lần đường bị lốc xoáy, cây đổ vào chị  Huệ và Thương, làm cho đôi tay yếu ớt của em bị gãy lìa phải vào bệnh viện bó bột. Nhưng rồi, tình thương yêu của gia đình và nghị lực phi thường của đứa con cũng đã vượt lên bao gian khó...

Còn em Trần Quốc Doanh cũng có số phận như Thương và cũng nỗ lực không ngừng nghỉ như Thương. Doanh dược Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Quảng Nam cho sang Nga du học thời gian ngắn. Khi quay về, Doanh vẫn đang tiếp tục viết tiếp ước mơ của mình.

Nói về hai tấm gương sáng này, ông Phấn tự hào chia sẻ: "Dẫu biết cuộc sống của các em vẫn còn nhiều khó khăn phía trước, nhưng với ý chí và nghị lực vươn lên này, chúng tôi luôn tin rằng “sỏi đá cũng thành cơm”…  

Xem thêm: Gặp lại "dị nhân" xứ Quảng 17 năm ôm tượng thạch cao chứa thi hài vợ để ngủ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận