Chuyện buồn của Tú: 12 tuổi trở thành trụ cột gia đình, ngày đi học, tối lang thang bán vé số nuôi đàn em thơ

Mỗi ngày của Tú không phải là những trang sách trong trường mà là những tờ vé số lề đường. Bố bỏ đi, mẹ thần trí bất ổn, Tú trở thành trụ cột gia đình, tối tối lang thang bán vé số nuôi đàn em thơ dại.

Đỗ Thu Nga
16:22 24/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày đi học, tối bán vé số nuôi đàn em thơ

Cậu bé Lê Thành Tú (ngụ xã Đức Chinh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) sinh ra trong một gia đình nghèo. Bốn anh em Tú lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà ngoại. 

Năm Tú học lớp 3 thì bố bỏ đi biệt tích. Đó cũng là lúc mẹ Tú (chị Tô Thị Mỹ Hạnh) sinh con gái. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Hạnh nghe người ta rủ rê, để lại 3 anh em Tú cho bà ngoại chăm sóc rồi sang xứ người xuất khẩu lao động. 

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho
Câu chuyện đầy nghị lực của cậu bé Lê Thành Tú khiến nhiều người cảm phục

Vì lao động trái phép nên không lâu sau đó chị Hạnh bị bắt, đánh đập và giam giữ ở nơi đất khách quê người hơn 1 năm. Vào hè năm đó, Tú bắt đầu theo anh và bà ngoại đi bán vé số dạo. Đây cũng là công việc Tú duy trì cho đến bây giờ.

Ngày nào Tú cũng cùng anh trai là Tô Văn Nhân (15 tuổi) theo bà ngoại đạp xe lên trung tâm cách nhà khoảng 4km bán vé số mưu sinh. Hôm nào "tốt ngày" thì bà cháu bán được đến 150 tờ vé số, được về nhà sớm, có tiền mua đồ ăn để no bụng và anh em Tú cũng có thời gian để học bài. Thế nhưng cũng có buổi "xấu ngày", vé số "ế" dữ lắm. Đêm trời lạnh, mưa gió, không bán được nhiều, hai anh em Tú phải nhường phần ăn cho bà ngoại và hai đứa em thơ.

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-0
Anh em Tú không có bàn để ngồi học
chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-9

Về phần chị Hạnh, sau vài năm trở về nước thì cố "đi thêm bước nữa" và sinh ra thêm 1 người con gái (là em cùng mẹ khác cha với Tú). Cả 4 anh em Tú đều theo họ mẹ vì bố mẹ các em không có hôn thú với nhau. Từ khi về quê, chị Hạnh thần trí bất ổn, có lẽ do di chứng bị đánh đập ở xứ người. Cũng vì thế mà gánh nặng đè lên bà ngoại và hai anh em Tú.

Kể về hoàn cảnh gia đình, bà Thịnh (bà ngoại Tú) cho biết: "Từ lúc con Hạnh về, tôi bị thoát vị đĩa đệm nên không đi bán được nữa, để hai đứa cháu đêm nào cũng đạp xe mấy cây số đi bán. Mẹ tụi nhỏ có bán nhưng tâm trí không bình thường, chẳng bán được bao nhiêu, mấy vé ế của con Hạnh đều phải đưa thằng Tú đi bán. Có hôm về trễ quá nên vừa về là thằng nhỏ ngủ ngay, không còn sức để học bài nữa”.

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-3
Cả đời vất vả vì con cháu nhưng bà Thịnh vẫn rất lạc quan, mong các cháu được học hành tử tế

Vì hoàn cảnh như thế nên Tú buộc phải "trưởng thành sớm". Sau giờ học, Tú trở về nhà ăn trưa rồi tranh thủ đi bán cho kịp trước giờ xổ số, đến tối lại cùng anh trai đạp xe lên trung tâm xã bán tới tận khuya mới về. 

Nhưng phần lớn vé số đều do Tú bán vì "người ta thấy em nhỏ, thương tình mua giúp nên bán được hơn" - Tú giải thích thi được hỏi vì sao hai anh em cùng bán mà Tú "đắt khách" hơn.

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-2
Đây là hình ảnh quá đỗi quen thuộc của Tú sau mỗi buổi tan trường
chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-7
chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-6

Cũng theo Tú, thỉnh thoảng có khách tốt bụng còn cho bịch bánh, ly nước. Có người bảo em ngồi vào bàn cho ăn chung. Mỗi lần khách cho đồ ăn, Tú không ích kỷ dành riêng cho mình mà cẩn thận gói lại mang về chia cho em thơ ở nhà.

Tú có ước mơ gì?

Mấy anh em Tú lớn lên trong tình yêu thương của bà ngoại. Quanh năm suốt tháng, anh em Tú chỉ bộn bề trong chuyện bán vé số kiếm tiền gồng gánh gia đình, đâu có thời gian để vui chơi như bọn trẻ trong xóm. Có lẽ cái nghèo đói đeo bám đã khiến nét hồn nhiên chẳng còn trên gương mặt của cậu bé 12 tuổi. 

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-1
Cuộc sống mưu sinh quá đỗi vất vả khiến nét hồn nhiên trên gương mặt của Tú gần như không còn

Ít ai biết được, có những đêm khuya không bán được vé số, hôm sau đi học Tú thường mặc hai áo lồng vào nhau để đến khi trống tan trường vang lên sẽ nhanh chóng cởi áo đồng phục, đạp xe đi bán vé số phụ bà. Tuổi còn nhỏ nhưng Tú suy nghĩ trưởng thành lắm. Có lần nghe bà ngoại nửa đùa nửa thật rằng sẽ bán em gái út cho người ta vì chẳng nuôi nổi nữa nhưng Tú một mực không đồng ý.

"Em muốn vừa đi học vừa bán vé số để phụ bà ngoại, phụ mẹ nuôi mấy đứa em. Bản thân vất vả cỡ nào cũng được, chứ em sẽ không để hai đứa em nhỏ phải vào trại mồ côi".

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-00
Vì các em, Tú vẫn miệt mài bán vé số mỗi đêm

Trở thành trụ cột gia đình khi mới 12 tuổi nên Tú đã quen với cuộc sống vất vả. Chưa bao giờ trống tan trường vang lên mà Tú nghĩ đến chuyện la cà quán xá, cùng bạn bè lê la chơi bi một chút rồi mới về nhà. Lúc nào cậu nhóc cũng tất bật chạy bán sống bán chết kịp lên đại lý lấy vé số đi bán.

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-99

Em chẳng có điện thoại di động, chiếc smartphone đời cũ của mẹ được người dì cho, Tú "xài ké" lên Youtube xem hoạt hình, nghe nhạc và học, chứ tuyệt đối không chơi game.

Mỗi ngày của Tú không phải là những trang sách trong trường mà lá những tờ vé số lề đường. Thế nhưng dù cuộc sống khó khăn đến mấy thì cậu vẫn cố gắng học. Bởi Tú biết, chỉ có học mới giúp em và cả gia đình thoát khỏi cảnh nghèo khó này. 

chuyen-buon-cua-cau-be-12-tuoi-di-ban-ve-so-nuoi-dan-em-tho-77

Khi được hỏi về ước mơ, Tú nói chẳng biết ước mơ sau này của mình là gì. Nhưng ước mơ hiện tại là gia đình có những bữa cơm no đều đặn, không còn cảnh đói khát nữa... 

Xem thêm: Những mảnh đời cùng cực đằng sau hình ảnh bé gái 2 tuổi bị buộc dây dắt đi bán vé số ở Sài Gòn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận