Bí mật chưa có lời giải về cuộc hành quân không tưởng của 100.000 nghĩa sĩ Tây Sơn

Cuộc hành quân của 100.000 nghĩa sĩ Tây Sơn là kỳ tích về hành quân và tổ chức đánh giặc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó là cuộc hành quân có một không hai.

Đỗ Thu Nga
12:00 28/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Quân đội Tây Sơn là tổ chức vũ trang của nhà Tây Sơn, xuất phát từ lực lượng nghĩa quân của phong trào nông dân từ năm 1771 cho đến ngày sụp đổ năm 1802. Đây là đạo quân đã làm nên những chiến công hiển hách trong lịch sử quân sự Việt Nam. Các chiến thắng vang dội cả bên trong lẫn bên ngoài trong suốt 3 thập niên tồn tại. Lãnh đạo quân sự nổi bật nhất là Nguyễn Huệ - một trong những chỉ huy kiệt xuất nhất của triều đại này.

Quân số Tây Sơn ban đầu vào năm 1771 khoảng 3.000 người, đến 1773 là 26.000 người, vào thời gian đánh Mãn Thanh vượt mức 100.000 quân. Sử sách chép rằng, 100.000 nghĩa sĩ Tây Sơn đã di chuyển liên tục và đánh tan quân Thanh vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789). Đó là cuộc hành quân có một không hai trong lịch sử quân sự nước nhà.

Theo kế hoạch, sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), hơn 100 voi chiến của quân Tây Sơn xông thẳng vào đồn Ngọc Hồi. Lần đầu tiên, Quang Trung - Nguyễn Huệ buộc đại bác lên lưng voi, biến thành "những cỗ xe tăng sống". Ngoài đại bác, đội tượng binh của Tây Sơn còn được trang bị thêm hỏa hổ, súng tay, giáo mác, cung nỏ…

bi-mat-chua-co-loi-giai-ve-cuoc-hanh-quan-cua-100000-quan-si-tay-son-8
Tranh vẽ trận Ngọc Hồi - Đống Đa

Chiến thắng trận Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 ghi dấu ấn đậm nét của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ với cuộc hành quân độc đáo do ông chỉ huy mà đến nay nhiều sử gia vẫn chưa thể giải thích thuyết phục.

Có ý kiến cho rằng, vua Quang Trung đã giấu quân tinh nhuệ ở Ninh Bình. Sau đó thực hiện cuộc hành quân nghi binh từ Phú Xuân ra Bắc. Một giả thuyết khác thì cho rằng, quân Tây Sơn di chuyển bằng thuyền chứ không phải đi đường bộ.

Sách Lê triều dã sửu và nhiều nhà sử học khác nhận định, sở dĩ quân Tây Sơn hành quân nhanh chóng là vì Quang Trung đã bố trí 3 người một tốp, 2 người cáng, một người nghỉ ngơi rồi cứ thế thay phiên nhau đi suốt ngày đêm.

Quân Tây Sơn đã đan cáng bằng tre, nứa. Khi đi đến các khúc sông, họ lấy cáng ra làm thuyền thúng. Đây cũng chính là giả thuyết được nhiều sử gia dùng để giải thích cho việc di chuyển thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung.

bi-mat-chua-co-loi-giai-ve-cuoc-hanh-quan-cua-100000-quan-si-tay-son-9
Vua Quang Trung

Song đến nay, các giả thuyết trên đều chưa thuyết phục hoàn toàn, kể cả giả thuyết dùng võng khiêng. Bởi từ khi Nguyễn Huệ lên ngôi ngày 22/12/1788 (Âm lịch là 25/11) đến khi tiêu diệt toàn bộ quân Thanh , nghĩa quân Tây Sơn hành quân và đánh giặc chỉ trong 40 ngày.

Theo tính toán của một số nhà nghiên cứu ở Viện Sử học, khoảng thời gian đó, trung bình mỗi ngày, 100.000 quân Tây Sơn củng 300 thớt voi phải đi được khoảng 48 km. Họ phải di chuyển liên tục không có ngày nghỉ.

Khi đó, từ Huế đi ra Thăng Long chỉ 2 tuyến đường chính là: Lai Kinh (gần trùng với quốc lộ 1A hiện nay) và Thượng Đạo, men theo đồi núi trung du phía Tây.

Tuyến Lai Kinh được xác định ngắn hơn nhưng đường đất, nhiều sông hồ, đầm lầy. Hàng chục nghìn quân, voi khó mà đi được với vận tốc 0-45km/ngày. Các nhà sử học nhận định đại quân, voi và phương tiện chiến tranh không thể vận hành theo tuyến Lai Kinh.

Trong quá trình nghiên cứu, các sử gia cũng đồng tình với quan điểm, nghĩa quân hành quân theo đường Thượng Đạo. Tuyến đường này dài hơn một chút so với Lai Kinh, nhưng địa hình đồi núi trung du, chỉ qua sông đầu nguồn và những con suối cạn. Tuyến này cũng chỉ có vài ba con sông lớn như sông Lam, sông Mã...

bi-mat-chua-co-loi-giai-ve-cuoc-hanh-quan-cua-100000-quan-si-tay-son-5
Quân đội Tây Sơn hành quân (Ảnh minh họa)

Ở tuyến Thượng Đạo việc qua sông suối là khá dễ dàng, voi có thức ăn như chuối rừng và cỏ. Song điều quan trọng là dễ bị địch phát hiện hành tung.

Giả thiết như vậy, nhưng làm sao thực hiện được cuộc hành quân không tưởng như thế, khi mọi chỉ số đưa ra đều vượt quan giới hạn sinh học của con người vào thời điểm đó? Đó rõ ràng là bí mật sẽ còn rất lâu nữa mới có lời giải.

Tuy nhiên, PGS.TS Hà Mạnh Khoa - Viện Sử học - nhận xét đây là cuộc hành quân thần tốc nhất, một trong những kỳ tích về hành quân và tổ chức đánh giặc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Chiến thắng vĩ đại đó không tách rời sự lãnh đạo và tổ chức tài ba của vua Quang Trung.

Xem thêm: Triều đại Tây Sơn cùng những bí mật ít người biết đến

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận