Nghiên cứu mới: Bạch tuộc có tri giác "rất mạnh", có thể cảm nhận nỗi đau

Bạch tuộc, cua và tôm hùm là những loài vật mới được đưa vào danh sách sinh vật có tri giác của Anh. Vậy nên, khi chúng bị đứt càng, đứt xúc tua thì sẽ cảm nhận được nỗi đau. Thậm chí nỗi đau này chẳng hề kém cạnh so với nỗi đau mất chảy máu, mất da thịt của con người.

Đỗ Thu Nga
10:42 23/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đau là một trải nghiệm phức tạp có liên hệ đến các nhân tố và cảm xúc. Đây không chỉ là nỗi đau trên thân thể mà còn các tác động lên cảm xúc. Khoa học về cơn đau đã được ghi chép trong cuốn sách tác giả Patrick Wall. Và giống như con người, một số loài động vật cũng cảm nhận được nỗi đau thể xác.

Một báo cáo mới do các chuyên gia thuộc Học viện Kinh tế và chính trị London (LSE) thực hiện dưới sự ủy thác của Chính phủ Anh đã chỉ ra rằng, bạch tuộc, cua và tôm hùm có tri giác, có thể cảm nhận được nỗi đau.

bach-tuoc-co-tri-giac-manh-co-the-cam-nhan-noi-dau-0
Bạch tuộc là loài có tri giác rất mạnh

Các chuyên gia đã xem 300 bài nghiên cứu khoa học để đánh giá bằng chứng về tri giác ở các loài vật. Họ kết luận rằng, động vật chân đầu (bạch tuộc, mực) và giáp xác mười chân (tôm, cua) phải được đối xử như các sinh vật có tri giác.

Báo cáo này còn cho rằng, tôm hùm và cua không nên bị đun sống. Đồng thời đưa ra một số phương thức tốt nhất để vận chuyển và giết mổ.

Các chuyên gia sử dụng 8 tiêu chuẩn khác nhau để đo lường tri giác của các loài động vật trên, bao gồm: Khả năng học tập, số thụ thể cảm nhận cơn đau, kết nối giữa các thụ thể này và một số vùng não nhất định, phản ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc giảm đau, cùng các hành vi thể hiện tri giác khác. 

Những hành vi này bao gồm cân nhắc giữa mối đe dọa với cơ hội, hay cân bằng giữa chiến đấu và thương tích, mối đe dọa.

Họ phát hiện bằng chứng cho thấy, bộ bạch tuộc có tri giác "rất mạnh" và hầu hết các loài cua có tri giác "mạnh". Đối với các động vật khác trong nhóm này như mực, mực nang và tôm hùm, bằng chứng cho thấy chúng có tri giác đáng kể nhưng không mạnh mẽ.

bach-tuoc-co-tri-giac-manh-co-the-cam-nhan-noi-dau-8
Tôm hùn cũng có tri giác mạnh

Báo cáo cũng lưu ý rằng, sự khác biệt giữa những bằng chứng trên có thể xuất phát từ độ quan tâm khác nhau của giới khoa học đối với từng loài. Hiện nay, động vật có xương sống đã được đưa vào danh sách sinh vật có tri giác trong một dự luật quyền động vật đang được tranh luận ở Anh.

“Dự luật phúc lợi cho động vật có tri giác sẽ đảm bảo quyền của các loài động vật và nó sẽ được cân nhắc đầy đủ trong quá trình xây dựng luật. Khoa học đã chứng minh rằng động vật chân đầu và giáp xác mười chân có thể cảm thấy đau đớn, vì thế chúng cần phải được đưa vào trong dự luật này”, Bộ trưởng Môi trường Anh Zac Goldsmith tuyên bố.

Nếu được thông qua, dự luật trên sẽ giúp thành lập Ủy ban Động vật có tri giác. Ủy ban này sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về các quyết định của chính phủ đã tính đến phúc lợi của động vật có tri giác như thế nào.

Đây cũng là một phần trong Kế hoạch hành động vì phúc lợi cho động vật của Chính phủ Anh.

Xem thêm: Cá heo ngủ thế nào để không bị chết đuối dưới đại dương?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận