10 ngành nghề tạo ra nhiều tỷ phú nhất thế giới
Theo Forbes, năm 2021, có hơn 2.755 tỷ phú đôla. Và từ danh sách tỷ phú này, các nhà phân tích đã lọc ra được 10 ngành nghề tạo ra nhiều tỷ phú nhất thế giới. Đó là những ngành nghề nào?
Tài chính - đầu tư đóng góp đến 371 tỷ phú cho toàn cầu, tiêu biểu là nhà thông thái vùng Omaha Warren Buffett. Ngoài ra, các tỷ phú đôla còn làm giàu nghề làm đẹp, công nghệ, bất động sản... Sau đây là 10 ngành nghề tạo ra nhiều tỷ phú đôla nhất thế giới:
1. Tài chính - Đầu tư
Số tỷ phú: 371; chiếm tỷ lệ trong danh sách: 13%.
Người giàu nhất: Warren Buffett (96 tỷ USD) – Chủ tịch kiêm CEO công ty đầu tư Berkshire Hathaway. Công ty này sở hữu cổ phần trong hơn 60 doanh nghiệp, trong đó có Duracell và Dairy Queen.
Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có 10 quy tắc đầu tư để thành công như sau: Mọi chuyện khởi đầu bằng việc giao tiếp tốt; Hướng về tương lai, không phải quá khứ; Khi đầu tư, hãy đổi mới - đừng chạy theo; Sống đạm bạc; Luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới; Luôn sẵn sàng học hỏi những điều mới; Không bao giờ đầu tư bằng tiền đi vay; Cổ tức là chìa khóa cho tăng trưởng dài hạn; Hãy nhớ bất cứ điều gì đều có thể.
2. Công nghệ
Số tỷ phú: 365; Chiếm tỷ lệ trong danh sách 13%.
Người giàu nhất là Jeff Bezos (177 tỷ USD) – nhà sáng lập đại gia thương mại điện tử Amazon. Ông cũng sở hữu tờ Washington Post và công ty hàng không vũ trụ Blue Origin.
Để trở thành người thành công trong lĩnh vực công nghệ, Jeff Bezos có 5 nguyên tắc bất di bất dịch: Chấp nhận rủi ro; Đưa ra các quyết định phù hợp một cách nhanh chóng; Tìm ra niềm đam mê của bản thân; Chấp nhận đi đường vòng; Đừng đánh mất sự khác biệt.
3. Sản xuất
Số tỷ phú: 331; Chiếm tỷ lệ trong danh sách: 12%.
Người giàu nhất: He Xiangjian (35 tỷ USD) – nhà sáng lập hãng đồ gia dụng Midea Group. Công ty này hiện có hơn 200 chi nhánh và niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến.
He Xiangjian là người phát triển tập đoàn Midea Group - một trong những nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, với hơn 200 công ty con bao gồm cả Kuka, công ty sản xuất robot nổi tiếng của Đức.
He Xiangjian là người giàu thứ 4 Trung Quốc với 32,8 tỉ USD. Ông đã từ chức năm 2012, để con trai He Jianfeng kế tục sự nghiệp.
4. Thời trang và bán kẻ
Số tỷ phú: 273; Chiếm tỷ lệ trong danh sách: 10%.
Người giàu nhất: Bernard Arnault (150 tỷ USD) – Chủ tịch kiêm CEO LVMH. Ông hiện quản lý hơn 70 thương hiệu, trong đó có Louis Vuitton, Tiffany & Co và Sephora.
Để có được thành công trong lĩnh vực này, Bernard Arnault có 3 bí quyết kinh doanh như sau: Tầm nhìn dài hạn; Bước ra khỏi văn phòng và đến các cửa hàng; Kiên nhẫn.
5. Chăm sóc sức khỏe
Số tỷ phú: 221; Chiếm tỷ lệ trong danh sách: 8%.
Người giàu nhất: Jiang Rensheng (24,4 tỷ USD) – Chủ tịch hãng vaccine Chongqing ZFSW Biological Products. Công ty này đang phát triển vaccine lao.
Ông Jiang Rensheng là người giàu nhất thế giới trong lĩnh vực y tế, sức khỏe, theo tạp chí Forbes. Đồng thời ông còn là vị tỷ phú có khối tài sản tăng mạnh nhất trong năm nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, với mức tăng mạnh lên đến 221%. Hiện được biết tổng tài sản của ông và gia đình trị giá khoảng hơn 24,4 tỷ USD.
6. Thực phẩm và đồ uống
Số tỷ phú: 219; Chiếm tỷ lệ trong danh sách: 8%.
Người giàu nhất: Zhong Shanshan (68,9 tỷ USD) – Chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring. Ông hiện cũng kiểm soát hãng dược phẩm Beijing Wantai Biological Pharmacy.
Tỷ phú Zhong Shanshan từng chia sẻ, để một doanh nghiệp nhỏ phát triển và mạnh hơn, lĩnh vực kinh doanh phải khác với số đông. Và lĩnh vực đó phải có lợi nhuận cao. Như vậy mới tạo ra được khả năng phát triển cho doanh nghiệp.
Trong số các doanh nhân Trung Quốc, Zhong Shanshan được cho là người rất am hiểu về marketing. Ông khiến các đồng nghiệp trong giới phải ngưỡng mộ về sự khôn ngoan cũng như các chiến lược có phần “khác người” của mình.
Theo doanh nhân Zhong Shanshan, một trong những yếu tố giúp duy trì doanh nghiệp đó là ý tưởng quảng cáo độc đáo. Ông quan niệm: “Doanh nghiệp mà không chịu quảng cáo thì chỉ là cái xác khô”. Song vị tỷ phú này cũng cho rằng, marketing là “con dao hai lưỡi”, thổi phồng quá đà sẽ khiến chính thương hiệu đi vào ngõ cụt. Mục tiêu của ông là thông qua việc quảng cáo để gây chú ý, biến sự chú ý này thành sự công nhận thương hiệu, giá trị và tinh thần doanh nghiệp.
7. Bất động sản
Số tỷ phú: 215; Chiếm tỷ lệ trong danh sách: 8%.
Người giàu nhất: Lee Shau Kee (31,7 tỷ USD) – đồng sáng lập hãng bất động sản Sun Hung Kai. Trước đó, ông thành lập Henderson Land Development năm 1976. Công ty này mang lại phần lớn tài sản cho Lee.
Bí quyết tâm đắc gây dựng khối tài sản gần 30 tỷ USD của tỷ phú Lee Shau Kee: Chăm chỉ nâng cao kiến thức và biết kiểm soát cảm xúc trong đầu tư; Luôn dùng tiền để kiếm tiền; Chọn đúng ngành đầu tư; Đầu tư dài hạn; Áp dụng triết lý 'cái ô to trong kinh doanh lẫn đầu tư chứng khoán'.
8. Đa ngành
Số tỷ phú: 188; Chiếm tỷ lệ trong danh sách: 7%.
Người giàu nhất: Mukesh Ambani (84,5 tỷ USD) – chủ tịch Reliance Industries. Công ty này có kinh doanh trong lĩnh vực hóa dầu, dầu khí, bán lẻ và viễn thông.
Tỷ phú Mukesh Ambani từng chia sẻ 6 chìa khóa để thành công:
Đầu tiên là, luôn có ước mơ và phải biết biến nghịch cảnh thành cơ hội.
Thứ hai, có đam mê và niềm tin chắc chắn vào những thành quả mình sẽ đạt được cuối cùng.
Thứ ba, sẵn sàng vượt qua mọi ranh giới, rào cản, trở ngại để tạo ra giá trị mình đeo đuổi.
Thứ tư, luôn sẵn sàng sáng tạo và đổi mới; không sợ những bước đi táo bạo.
Thứ năm, không ngừng trau dồi kiến thức và phát triển trí tuệ thông qua những thách thức mới. “Không bao giờ được phép bằng lòng với kết quả đã đạt được. Luôn phấn đấu và phấn đấu nhiều hơn nữa. Đó là điểm khác biệt. Và khác biệt sẽ tạo nên thành công”.
Thứ sáu, đối với nhà lãnh đạo, phải luôn có tư duy phát triển bền vững và có tầm nhìn chiến lược tầm xa; sẵn sàng tái cơ cấu bộ máy quản lý, tổ chức khi cần thiết.
9. Năng lượng
Số tỷ phú: 100; Chiếm tỷ lệ trong danh sách: 4%.
Người giàu nhất: Robin Zeng (28,4 tỷ USD) – Chủ tịch kiêm nhà sáng lập hãng sản xuất pin cho xe điện Contemporary Amperex Technology (CATL). Các khách hàng của hãng này là BMW, Volkswagen và Geely.
Robin Zeng là cựu kỹ sư tại một nhà sản xuất linh kiện điện. Năm 1999, ông khởi nghiệp với hãng sản xuất pin lithium-ion có tên Amperex Technology Limited (ATL). Công ty này chuyên sản xuất pin có thể sạc lại cho các thiết bị điện tử tiêu dùng như điện thoại, laptop và đã cung cấp pin cho iPod, iPad, Macbook của Apple. Đến năm 2011, Zeng thành lập CATL như một nhánh phụ của ATL để tập trung vào pin cho ôtô. Một năm sau đó, doanh nghiệp này hợp tác với BMW.
10. Truyền thông - Giải trí
Số tỷ phú: 95; Chiếm tỷ lệ trong danh sách: 3%.
Người giàu nhất: Michael Bloomberg (59 tỷ USD) – đồng sáng lập công ty truyền thông và thông tin tài chính Bloomberg. Năm ngoái, ông từng chi gần 1 tỷ USD để tranh cử Tổng thống Mỹ.
Sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường, Michael Bloomberg đúc kết được 4 bài học thành công như sau:
- Không nên tiếp thu ý kiến của khách hàng trong quá trình tạo ra sản phẩm.
- Biết chấp nhận thất bại.
- Thuê người giỏi hơn bạn.
- Đừng bao giờ cho kẻ chỉ trích bạn điều họ muốn.
Xem thêm: Bài học "được ăn cả ngã về không" trong kinh doanh từ quyết định bất cẩn của tỷ phú Trương Hồng Ba
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận