Youtuber Đài Loan hé lộ bí quyết quản lý chi tiêu hiệu quả cho người mới đi làm, giúp tiết kiệm gần 1 tỷ đồng
Li Xun là một Youtuber Đài Loan, người đã chia sẻ cách quản lý chi tiêu hợp lý giúp anh tiết kiệm được gần 1 tỷ.

Li Xun là một Youtuber người Đài Loan, người đã từng chia sẻ nhiều bí quyết quản lý chi tiêu, tiết kiệm tiền và đầu tư tài chính. Anh xuất thân trong một gia đình nghèo, không có nền tảng tài chính từ trước. Thế nhưng, chàng trai này đã có thể tiết kiệm được 1 triệu Tân Đài tệ (khoảng 810 triệu đồng) trước năm 25 tuổi.

Chàng Youtuber này cho biết, anh đã học cách tiết kiệm tiền từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường. Đó là thói quen mà anh vẫn duy trì cho đến tận lúc ra trường và cả sau này. Dưới đây là 2 quy tắc quản lý tài chính của Li Xun giúp người mới ra trường giữ tiền hiệu quả:
Quy tắc 6-3-1
Tiết kiệm tiền là điều mà ai cũng muốn làm, nhưng sống tiết kiệm mà chúng ta vẫn giữ được tâm thái vui vẻ, hạnh phúc thì không hề dễ dàng. Khi tiết kiệm tiền, ta buộc phải hạn chế chi tiêu, không được mua sắm tùy hứng và phải tốn thời gian dài để thích nghi.
Vì vậy, quy tắc 6-3-1 là phương pháp lý tưởng cho người mới tập làm quen với việc quản lý chi tiêu. Dù mức lương của ta ra sao, hãy cố gắng phân bổ nó thành 3 phần:

- 60% lương dành cho chi phí sinh hoạt, những khoản chi tiêu thiết yếu mỗi tháng.
- 30% lương để tiết kiệm, và nhất định phải duy trì khoản tiền này mỗi tháng để tạo thành thói quen. Khi số tiền này đạt được con số nhất định, hãy tiếp tục chia nhỏ nó thành 2 phần: 15% để tiếp tục tiết kiệm, 15% để đầu tư. Đầu tư là một cách tốt để quỹ tiết kiệm của ta tăng nhanh hơn.
- 10% còn lại là để đề phòng, cẩn thận những biến cố có thể xảy ra. Thông thường, khoản tiền này dùng để mua bảo hiểm. Nếu không may bị ốm hay gặp nạn, ta sẽ phải chịu khoản phí y tế đáng kể. Nếu không có bảo hiểm hooxt rợ, ta sẽ phải dùng tới tiền tiết kiệm.
Với những người mới đi làm, 60% lương để dành cho chi tiêu dường như vẫn chưa đủ. Trên thực tế, ta có thể chưa cần tới khoản tiền 10% đề phòng rủi ro. Hãy tạm thời phân bổ 10% ấy cho 2 quỹ còn lại, chẳng hạn như 65% lương để tiêu dùng và 35% tiết kiệm. Có một điểm mấu chốt là, đừng bao giờ để quỹ tiết kiệm thấp hơn 30%, nếu không thì tốc độ tiết kiệm của ta sẽ rất chậm.
Quy tắc 4-3-3

Sau khi đã làm quen với quản lý tài chính, ý thức được giá trị của đồng tiền, hãy chuyển sang quy tắc 4-3-3. Theo Li Xun, 40% lương nên để dành để đầu tư sinh lười, 30% tiếp theo phục vụ việc tiết kiệm, và chỉ để 30% để tiêu dùng.
Có thể ban đầu, ta sẽ nghĩ rằng 30% cho tiêu dùng là quá thấp. Trên thực tế, một khi đã quen với phương án chi tiêu tiết kiệm, ta sẽ kiềm chế được ham muốn mua sắm. Bên cạnh đó, khi lương tăng lên, 30% lương lúc này sẽ không giống 30% lương như ban đầu nữa.
Đến giai đoạn này, ta đã có cuộc sống ổn định, công việc thăng tiến và có khoản tiết kiệm nhất định. Vì thế, lúc này ưu tiên hàng đầu của ta sẽ không phải là tiết kiệm nữa mà là để đầu tư. Có những kế hoạch đầu tư đúng đắn, tài sản của ta sẽ tăng lên nhanh chóng.
Sau cùng, phân bổ tiền lương hợp lý mới là yếu tố mấu chốt. Li Xun cho hay: "Dẫu sử dụng quy tắc nào thì việc phân bổ tiền lương cũng là yếu tố mấu chốt giúp bạn tiết kiệm được tiền. Tránh trường hợp chi dùng quá mức, dù lương cao nhưng chẳng tiết kiệm nổi đồng nào". Bên cạnh đó, ta có thể sử dụng nguyên tắc phân bổ trên với các nguồn thu nhập khác nhau, không nhất thiết là chỉ với tiền lương.
(Theo Storm)
Thuộc nằm lòng quy tắc 50-30-20 giúp ta quản lý chi tiêu và làm giàu nhanh chóng
Đọc thêm
Người Do Thái nổi tiếng là dân tộc thông minh, có cách tư duy ngược đời, nhưng đó cũng là lý do khiến họ trở nên đặc biệt đến thế.
Từ một cựu nhân viên môi giới "vào tù ra tội" vì gian lận chứng khoán, Sói già Phố Wall Jordan Belfort đã làm lại cuộc đời và một lần nữa thành công rực rỡ.
Những người có tư duy tốt, suy nghĩ thấu đáo nhất định sẽ biết cách biến bản thân thành người giàu có.
Tin liên quan
Sự hy sinh vì người khác một cách vô ngã của cậu bé 9 tuổi khiến tôi ngộ ra được những điều cả cuộc đời bon chen của mình tôi chưa nhận thấy được.
Bà mẹ 1 con đã phải tiến hành 5 cuộc phẫu thuật, đeo 12 chiếc đinh vít sau khi cố gắng cắn miếng bánh mì kẹp thịt KFC "siêu to khổng lồ" cách đây 7 năm.
Phát hiện này có thể khiến giới khoa học phải viết lại sách Địa lý, thách thức khái niệm trong sách vở mà con người đã quen thuộc suốt bao năm nay.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.