Tỷ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng âm thầm từ thiện hơn 2.300 tỷ trong năm 2020
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - "người đàn ông giàu nhất Việt Nam" được Forbes vinh danh "Anh hùng thiện nguyện", đã âm thầm từ thiện hơn 2.300 tỷ năm 2020.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup từ lâu đã khiến nhiều người nể phục, không chỉ với tài kinh doanh mà còn với tấm lòng hảo tâm hào phóng khi thường xuyên làm từ thiện.
Vào tháng 2/2020, ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 mới manh nha xuất hiện ở Việt Nam, Vingroup đã nhanh chóng ký kết tài trợ cho 3 dự án nghiên cứu để ứng phó nhanh với dịch bệnh, số tiền tài trợ lên tới 20 tỷ đồng. Sau đó 1 tháng, Vingroup lại tiếp tục tài trợ thêm 125 tỷ đồng để trang bị máy thở, máy xét nghiệm, bộ sinh phẩm xét nghiệm và nghiên cứu virus SARS-CoV-2. Khi đại dịch COVID-19 đang bùng phát dữ dội, tập đoàn này đã nhanh chóng tận dụng hạ tầng nhà máy sản xuất ô tô điện để sản xuất máy thở, cung cấp kịp thời cho các bệnh viện.
Không chỉ vậy, đáp ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Vingroup cũng tiếp tục ký kết hợp đồng giấy phép với hãng Medtronic (Mỹ), theo đó được quyền sử dụng thiết kế máy thở xâm nhập PB560, sau đó là nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa trên thiết kế của trường đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT), Mỹ.
Theo báo cáo tài chính của Vingroup trong 3 quý đầu năm 2020, tập đoàn này đã chuyển cho Quỹ Thiện tâm 2.3000 tỷ đồng. Quỹ Thiện tâm được thành lập từ ngày 3/10/2020, toàn bộ chi phí hoạt động do Vingroup và các lãnh đạo tập đoàn này tài trợ. Quỹ Thiện tâm hoạt động theo nguyên tắc tự tạo vốn, nhằm các mục đích: nhân đạo, từ thiện; hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, khoa học; phát triển cộng đồng phù hợp quy định của pháp luật.
Theo thông tin từ tạp chí Forbes, trong Danh sách Anh hùng thiện nguyện lần thứ 14, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã vinh dự trở thành một trong những nhà thiện nguyện lớn nhất tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2020. Theo đó, ông Vượng đã quyên góp 77 triệu USD cùng quỹ từ thiện của mình nhằm tài trợ cho hoạt động cứu trợ COVID-19 và cấp học bổng giáo dục, hỗ trợ chương tình chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Trước đó, trong giai đoạn từ năm 2006-2019, Quỹ Thiện Tâm của Vingroup đã chia sẻ tới cộng đồng hơn 8.000 tỷ đồng. Sau đó, Vingroup cũng tiếp tục thành lập Quỹ VinFuture nhằm tổ chức các giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế để "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày" bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và công nghệ.
Ông Phạm Nhật Vượng là doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam, hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup. Ông sinh ra tại Hà Nội, quê gốc Hà Tĩnh, từng theo học tại ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội, được học bổng du học ở ĐH Thăm dò địa chất Liên bang Nga - ngành Kinh tế địa chất. Đây chính là bước ngoặt lớn dẫn đến thành công của vị tỷ phú giàu nhất Việt.
Năm 1993, ông Vượng từ bỏ ngành đang theo học, cùng vợ là bà Phạm Thu Hương bắt đầu kinh doanh nhà hàng với số vốn 10.000 USD vay từ bạn bè và người thân. Nhận thấy mỳ gói là sản phẩm tiện lợi lại được nhiều người yêu thích, ông bắt đầu sản xuất thương hiệu mì ăn liền Mivina theo quy trình sản xuất nhập khẩu từ Việt Nam. Sau đó, ông tiếp tục vay mượn thêm 100.000 USD từ bạn bè, đánh cược mở rộng sản xuất.
Năm 1996, Mivina đạt sản lượng 1 triệu gói/năm, trở thành thương hiệu cho rất nhiều thực phẩm ăn liền tại Ukraine, đến năm 2004 thì đã chiếm tới 97% thị phần tại Ukraine. Nhờ đó, Phạm Nhật Vượng được vinh danh là "Ông vua thức ăn chế biến" nơi đây.
Năm 2010, công ty Nestle S.A (Thụy Sĩ) đã mua lại Công ty TNHH Technocom của ông Vượng khi doanh thu của công ty này là 150 triệu USD/năm. Sau đó, ông trở lại Việt Nam, tận dụng thời kì bùng nổ thương mại và kinh tế, ông quyết định biến một số đảo hoang sơ ở Nha Trang thành khu nghỉ dưỡng cao cấp và xây dựng Vinpearl Resort Nha Trang với hơn 200 phòng.
1 năm sau đó, Phạm Nhật Vượng khai trương tổ hợp trung tâm thương mại đầu tiên ở Hà Nội - Vincom Bà Triệu. Sau đó, ông xây dựng cáp treo xuyên biển dài 3,2 km, bổ sung 260 phòng tại Vinpearl, xây dựng Vincom Village với nhiều biệt thự cao cấp. Năm 2007, Vincom được niêm yết trên sàn chứng khoán, còn Vinpearl vẫn là công ty kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng độc lập. Đến năm 2012, Vincom và Vinpearl được sáp nhập thành Vingroup.
Từ hai bàn tay trắng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thành lập một Tập đoàn Vingroup trị giá tỷ đô như hiện nay. Báo cáo tài chính quý III/2020 cho thấy, tổng doanh thu của Vingroup đạt gần 36.000 tỷ đồng, tổng tiền và các khoản tương đương tiền của Vingroup là 30.289 tỷ đồng, được vinh danh trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận