"Thầy giáo" chưa từng đứng trên bục giảng, xây 150 trường học cho em nhỏ vùng cao

Dù chưa một lần đứng lên bục giảng, nhưng những em nhỏ vùng cao vẫn âm yếu gọi anh Phạm Đình Quý - một kiến trúc sư từ Hưng Yên hai chữ "thầy giáo".

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 18/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hàng ngàn học sinh từ những vùng quê nghèo khổ, non cao xa xôi trên khắp cả nước đều âu yếm gọi anh Phạm Đình Quý là "thầy giáo", dù anh chỉ là một kiến trúc sư chưa một lần bước lên bục giảng.

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
Vị thầy giáo đặc biệt của trẻ em vùng cao Phạm Đình Quý.

Cơ duyên đến với việc từ thiện

Anh Phạm Đình Quý (SN 1973, quê Hưng Yên) vốn là giám đốc công ty xây dựng có tiếng, cuộc sống dư dả, đủ đầy. Thế nhưng một ngày nọ, công ty anh gặp biến cố rồi phá sản, anh Quý mất hết tiền bạc, sự nghiệp, ngay cả gia đình thân yêu cũng không còn trọn vẹn.

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
Từ một kiến trúc sư giàu có, công ty bất ngờ bị phá sản và người đàn ông SN 1973 rơi vào cảnh "thất nghiệp".

Khi ấy, anh cảm thấy quá đỗi tuyệt vọng, chỉ muốn đi tới một nơi nào đó thật xa và ở một mình. Chính từ những chuyến đi xa ấy, anh có cơ duyên đến với việc từ thiện. Từ năm 2013 đến nay, anh đã vận động các nhà thiện nguyện, trực tiếp thi công, xây dựng hơn 150 ngôi trường, nhà bán trú cho các em nhỏ vùng cao.

Anh Quý nhớ lại, năm 2012, anh cùng một vài người bạn tới trường TH Trung Lý (xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) làm từ thiện. Ở đây, anh tình cờ thấy phía xa có những túp lều như lều vịt, lụp xụp, cũ mèm nên gặng hỏi thầy hiệu trưởng. Thì ra, đó là "nhà trọ" của các em học sinh trong trường. Các em đều sống ở rất xa, có em đến vài chục km, bố mẹ đành phải dựng lên những túp lều tạm bợ làm chỗ ăn, chỗ ngủ cho các em.

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
Xót xa khi thấy học sinh phải học trong căn nhà lụp xụp, sống tạm trong túp lều tranh, anh Quý quyết định tìm cách xây dựng cho các em một căn nhà vững chãi, tử tế.

Bên trong những túp lều con bằng lứa ná chỉ có một ít chăn màn, bếp củi nhỏ để các em sống tạm. Xót xa, anh Quý quyết định tìm cách xây dựng cho các em một căn nhà vững chãi, tử tế. Nghĩ là làm, anh vận động bạn bè, người thân ủng hộ, nhưng ban đầu chỉ được 50-60 triệu. Dù không đủ tiền, nhưng thấy có lỗi với các em, anh Quý đánh liều mua trước nguyên vật liệu rồi bắt đầu xây nhà.

Anh Quý tâm sự: "Nói suông thì chẳng ai tin, nên tôi vừa bắt tay vào khởi công, vừa tiếp tục vận động quyên góp. Chẳng ngờ chỉ sau ít ngày, số tiền ủng hộ lên đến mấy trăm triệu. Qua vài tháng, số tiền quyên góp đã cán mốc gần 700 triệu đồng, tôi hết sức vui mừng và triển khai công tác xây dựng một cách nhanh chóng".

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
Cứ thế, những điểm trường, nhà bán trú do chàng kiến trúc sư "thất nghiệp" đã được xây lên, khang trang, đầy đủ cả bếp nấu, bể nước, sân chơi,...

Cứ thế, ngôi nhà bán trú do chàng kiến trúc sư "thất nghiệp" đã được xây lên, đầy đủ cả bếp nấu, bể nước, sân chơi,... Xây xong nhà cho các em ở Mường Lát, thấy còn thừa quá nhiều tiền, anh Quý lại tiếp tục khảo sát, đi khắp các huyện xã vùng cao ở miền Bắc, miền Trung rồi xây thêm vô số nhà bán trú khác.

Những ngôi trường đầy hi vọng cho trẻ nhỏ vùng cao

Một trong những chuyến đi đáng nhớ nhất chính là lần đặt chân tới NậmLuông (Lũng Hồ, Hà Giang), một 'mảnh đất đẹp mê hồn nhưng lại nghèo để tê tái lòng người. Anh kể: "Mình đi xây hơn 100 trường, gặp biết bao nhiêu người nhưng mình không nghĩ khi đến xã Lũng Hồ lại có nhiều điểm trường nghèo đến thế. Nghèo một cách tăm tối, nhất là ở Nậm Luông".

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
Đội thợ xây làm việc liên tục, người dân cũng góp công rất lớn, mỗi người để 2 viên gạch gùi từ đường lớn chuyển vào trong bản.

Điểm trường TH Nậm Luông nằm trên một cơn dốc cao, nhìn chẳng khác gì những căn nhà dột nát, tạm bợ xung quanh. Trường chỉ có 2 phòng học, thêm tấm bảng dựng tạm bợ và phòng giáo viên, chỗ nào cũng lụp xụp, chắp vá. Mùa đông gió rít lạnh tê tái, mùa hè thì nước mưa lênh láng ngập tới mắt cá. Cửa nả còn chẳng có thì lấy đâu ra điện, lấy đâu ra bàn ghế tử tế cho học sinh. Anh Quý thầm nghĩ, Nậm Luông quả thực là "xứ sở cách biệt", cớ sao vùng đất này lại nghèo khổ đến thế, lại xa xôi đến thế.

Anh mất tới 2 tháng rưỡi để khảo sát xong trường học, sau đó mới tìm đến nguyên vật liệu và tiến hành xây dựng. Đội thợ xây làm việc liên tục, người dân cũng góp công rất lớn, mỗi người để 2 viên gạch gùi từ đường lớn chuyển vào trong bản. Anh tự nhủ: "Xây xong mình nghĩ nếu ngôi trường này có giá 500 triệu, thì 300 triệu thuộc về nỗ lực và sự giúp sức của dân bản". Sau cùng, ngôi trường với bê tông mái ngói đỏ tươi đã được hoàn thành, là dấu hiệu của sự thay đổi, là điềm báo của một tương lai tràn đầy hy vọng. 

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
Đội thi công làm việc vất vả, chỉ ngơi nghỉ khi màn đêm buông xuống.

Lần khác, anh nhớ tới lần xây trường học ở Mèo Vạc, dù nhỏ nhưng là công trình khó khăn nhất. Từ hôm đến khảo sát, nhiều người đã can ngăn rằng: "Khó lắm Quý ơi, nhìn nhà dân đều bằng tre nứa chứ có nhà gạch nào đâu...". Dẫu vậy, anh Quý vẫn kiên quyết làm, và chỉ chưa đầy 2 tháng thi công, lớp học cho trẻ em Mèo Vạc đã hình thành. 

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
Từ năm 2013 đến nay, anh đã vận động các nhà thiện nguyện, trực tiếp thi công, xây dựng hơn 150 ngôi trường, nhà bán trú cho các em nhỏ vùng cao.

Chỉ trong vòng 5 năm, anh Phạm Đình Quý đã vượt hơn 360.000 km, tương đương với 9 vòng trái đất, tiêu tốn đến 1.005 tấn xi măng, 1.050.000 viên gạch, 3.150 khối cát để dựng xây trường học, điểm trường cho trẻ em nghèo vùng cao. Các em nhỏ ở vùng cao luôn nhớ tới anh Quý, thấy anh là hò reo chào đón, rồi lại âu yếm gọi anh là "thầy giáo" dù anh chưa bao giờ giảng bài cho các em. Với chúng, anh là người "thầy" kì diệu đã biến những ngôi trường lụp xụp, cũ nát thành mái trường kiên cố, khang trang. 

Quý "Bừa" nhưng chẳng hề tùy tiện, làm gì cũng sòng phẳng

Nếu hay xem các diễn đàn nổi tiếng, hẳn ta sẽ thấy một tài khoản tên "Bừa" rất năng nổ bình luận và hay đi "xin" tiền. Đó chính là tài khoản của anh Quý, được anh sử dụng để chia sẻ việc làm từ thiện, cũng như vận động ủng hộ, quyên góp cho từ thiện. 

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
KTS Phạm Đình Quý bàn bạc kế hoạch xây trường học.

Anh tâm sự: "Ban đầu, tôi chỉ đăng lên mạng xã hội để chia sẻ những việc bản thân làm ở Mường Lát và mong muốn những ai đồng cảm trước hoàn cảnh của các em nhỏ thì chung tay xây dựng sân chơi. Được như vậy cũng mừng rồi! Thế mà tôi quyên góp được hơn 600 triệu đồng, số tiền vượt quá mong đợi, xây được lớp học, nhà giáo viên và sân chơi. Số tiền lúc đó dư ra lại thôi thúc tôi tìm thêm một địa điểm để xây tiếp những điểm trường khác." 

Cứ thế, anh Quý nhận được vô số khoản từ thiện từ lớn đến nhỏ, tất cả đều được anh đổ vào việc xây dựng trường học, nhà bán trú cho trẻ em vùng núi. Dẫu cho từ thiện là con dao hai lưỡi, nhưng chưa bao giờ có ai nghi ngờ tấm lòng của anh "thợ cả" Phạm Đình Quý. Hàng chục tỉ tiền quyên góp vẫn đổ về, lòng người vẫn tin tưởng vào anh bởi anh vô cùng rạch ròi, kê khai công khai mọi hạng mục chi tiết.

Có lẽ, những lần tính toán "sai lệch" duy nhất là khi anh Quý tự tính tiền công cho mình. Công khảo sát tiền trạm (thường mất từ 1-3 triệu mỗi điểm trường) anh tính gần như không công. Đến tiền bản vẽ, giám sát, quản lý… đều được anh gộp tất cả, chỉ bằng công một thợ xây. Thậm chí, ngay cả khi quản lý nhiều điểm xây dựng, anh chỉ tính công mình bằng nửa công thợ xây, không bao giờ hơn!

kien-truc-su-pham-dinh-quy-thay-giao-ky-la-cua-cac-em-nho-vung-cao
Các em nhỏ ở vùng cao luôn nhớ tới anh Quý, thấy anh là hò reo chào đón, rồi lại âu yếm gọi anh là "thầy giáo" dù anh chưa bao giờ giảng bài cho các em.

Với sự cống hiến và hy sinh thầm lặng để gieo chữ cho các em nhỏ vùng cao, năm 2018, anh vinh dự được xướng tên là 1 trong những nhân vật truyền cảm hứng nhất năm 2018 của Wechoice Awards 2018. Với anh Phạm Đình Quý, đó là sự động viên, khích lệ lớn lao giúp anh càng thêm vững bước trên con đường thiện nguyện. Anh Quý tâm sự: "40 tuổi tôi mới băn khoăn với câu hỏi tôi là ai và tôi sẽ làm gì. Rất may, tôi đã không mất quá nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời".

Anja Ringgren Lovén: Cô gái từ bỏ công việc tiếp viên hàng không dấn thân làm từ thiện

Đọc thêm

Thấy trong túi chỉ còn 6 triệu, MC Quyền Linh không ngần ngại mà hỏi vay ekip "Mẹ chồng nàng dâu" để có tiền tặng hai mẹ con khách mời có hoàn cảnh khó khăn.

Xúc động MC Quyền Linh bỏ tiền túi tặng người nghèo, thấy không đủ liền vay thêm
0 Bình luận

Nhận được chiếc xe mới cóng, người đàn ông không may quẹt phải xe sang Mercedes Nguyễn Văn Lộc tỏ ra vô cùng xúc động, không thể ngờ là mình có thể gặp may đến thế.

Bước ngoặt không ngờ của vụ tai nạn giữa người đàn ông nghèo và chủ xe sang Mercedes 
0 Bình luận

Hơn 10 năm qua, cựu binh 70 tuổi Lê Trọng Kính không ngại khổ mà vẫn thường xuyên tới các cửa hàng phế liệu mua vật liệu để cải tạo thành xe đạp mới tặng người nghèo.

Hành trình hơn 10 năm miệt mài tân trang phế liệu thành xe đạp tặng người nghèo của cựu binh 70 tuổi
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), các đại dương chứa lượng lớn khí CFC làm phá hủy tầng ozone.

Đại dương sẽ phá hủy tầng ozone trong tương lai?
0 Bình luận

Hãy ép mình nỗ lực, kỉ luật vươn lên, không bao giờ bỏ cuộc để sau này sống một cuộc sống đáng tự hào.

Nắm chắc bí quyết của 9x giành được tiền thưởng 3,5 tỷ từ Alibaba: Bản thân càng kỉ luật thì tài năng càng xuất chúng
0 Bình luận

Khoảng 13h chiều ngày 17/3/2021, Trấn Thành đã livestream trên trang Facebook MC Trấn Thành có gần 18 triệu followers để trải lòng về những bài viết giật tít "phim bố Già của tôi càng thành công chứng tỏ người Việt có vấn đề về tâm lý".

Trấn Thành livestream bức xúc việc trang báo mạng đưa tin sai lệch, giật tít câu view và tuyên bố sẽ không trả lời phỏng vấn vì quá mất niềm tin
0 Bình luận


Bài mới

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 8 giờ trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Đề xuất