Lời khuyên của triệu phú tự thân từng trả hết 7 tỷ nợ nần 3 năm: Đừng phạm sai lầm này khi lập quỹ "khẩn cấp"
Lập quỹ khẩn cấp là điều ai cũng nghĩ tới sau khi phải chịu hậu quả từ đại dịch. Thế nhưng, triệu phú tự thân này lại cho rằng: "Tiền sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn nếu nó không phát triển".

Khi nói đến các ưu tiên tài chính, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tiết kiệm tiền và xây dựng quỹ khẩn cấp trước khi tập trung đầu tư là một điều khôn ngoan.Tuy nhiên, Bernadette Joy, một cố vấn tài chính đồng thời là người sáng lập Crush Your Money Goals, cho biết có một số người sẽ tiết kiệm quá mức.

Joy là triệu phú tự thân, người đã trả xong khoản nợ 300.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng) trong ba năm và hiện có tài sản ròng là 1 triệu USD, cho biết một số khách hàng của cô đã tiết kiệm nhiều hơn mức họ cần.Cô nói: "Họ đang cất đi quá nhiều trong khi họ có thể dung để đầu tư. Khi đã có đủ quỹ khẩn cấp, hãy cân nhắc chuyển hướng vào đầu tư để xây dựng sự giàu có bền vững".
Hãy tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp một cách thông minh
Hầu hết các chuyên gia tài chính, bao gồm cả Joy, đồng ý rằng việc tiết kiệm được chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng là một điều thông minh. Suze Orman, tác giả cuốn sách bán chạy nhất "Phụ nữ và tiền bạc", nói với Grow rằng đại dịch đã nhấn mạnh rằng người Mỹ có thể cần phải tiết kiệm nhiều hơn nữa. "Sự thật của vấn đề là có khả năng bạn nên có quỹ khẩn cấp cho cả một năm ngay từ bây giờ", Orman nói vào thời điểm cao điểm của đại dịch.

Điều này không dễ để thực hiện. Theo một cuộc khảo sát của Bankrate vào năm 2021, hơn một nửa số người Mỹ, 51% người có khoản tiết kiệm trong quỹ khẩn cấp chỉ đủ cho ba tháng và ít hơn. Trong số 51% đó, 25% người không có quỹ khẩn cấp nào cả. Để tiết kiệm đủ tiền, bạn có thể tự động tiết kiệm và tuân theo ngân sách hoặc quy tắc 50/20/30 trong đó bạn phân bổ 20% thu nhập của mình cho tiết kiệm và đầu tư, 50% cho chi phí cố định và 30% cho chi tiêu linh hoạt.
Tuy nhiên, nữ triệu phú tự thân này cho rằng: "Khi bạn đã cất được số tiền mà được cho là quỹ khẩn cấp phù hợp, bạn không cần phải tiếp tục cho tiền vào tài khoản tiết kiệm nữa. Thay vào đó, hãy tập trung vào đầu tư, mặc dù có rủi ro đi kèm nhưng cũng tiềm ẩn những lợi ích để xây dựng sự giàu có. Tiền sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn nếu nó không tăng lên".
"Bắt đầu càng sớm càng tốt" là lời khuyên đúng đắn
Thị trường có thể đi xuống cũng như đi lên nên đầu tư có hiệu quả tốt nhất là sự đầu tư dài hạn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải bắt đầu sớm. Mark La Spisa, một nhà hoạch định tài chính được chứng nhận đồng thời là chủ tịch của Vermillion Financial Advisors, chia sẻ với Grow: "Việc không thể đầu tư nhiều cũng không thành vấn đề. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay cả khi chỉ là một vài USD, việc này tốt hơn so với việc không làm gì cả hoặc cố đợi cho đến khi tích lũy được một số tiền đáng kể".

Điều này là nhờ vào sức mạnh của lãi suất kép, bao gồm lãi suất bạn kiếm được từ tiền của mình cộng với lãi suất đã được tích lũy từ trước. Một ví dụ điển hình từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis cho thấy sức mạnh của lãi kép như sau: Một người tiết kiệm bắt đầu sớm hơn sẽ có số dư tiết kiệm lớn hơn ở tuổi 65, mặc dù người bạn của người này bắt đầu muộn hơn và đóng góp nhiều gấp ba lần. Thêm một thập kỷ tăng trưởng kép đã giúp người này vượt lên dẫn trước.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đầu tư luôn dính đến rủi ro và những ví dụ như thế này không tính đến thực tế là thị trường có thể thất thường và điều đó có thể ảnh hưởng đến giá trị khoản đầu tư của bạn. Nếu tiền trong tài khoản tiết kiệm kiếm được rất ít hoặc không có lãi thì nó không thể phát triển.
Theo Grow Acorns
Xem thêm: Chuyên gia tài chính gợi ý quy tắc 1 USD - bí quyết tiết kiệm hiệu quả mà không gò bó
Đọc thêm
Theo vị chuyên gia này, nhiều người trẻ đang lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất do mua sắm quá đà và đầu tư không đúng cách.
Muốn tiết kiệm được khoản tiền lớn 100 triệu đồng trong thời gian ngắn là cả một nghệ thuật, chưa kể còn đòi hỏi chúng ta phải kiên trì.
Mỗi người chúng ta dù là giàu hay nghèo đều cần biết quản lý tài chính cá nhân, nếu không cả đời sẽ chỉ quanh quẩn với việc "nghèo mãi hoàn nghèo".
Tin liên quan
Sau hơn 5 năm trong nghề, chuyên viên môi giới bất động sản này khẳng định đây là công việc "được nhiều hơn mất", nhưng ẩn sâu sau đó là nhiều khó khăn vất vả.
Ai ai trong xã hội đều có vị trí của riêng mình, có người thuộc tầng lớp thượng lưu, địa vị xã hội cao; có người thuộc tầng lớp trung lưu, địa vị xã hội bình thường; có người thuộc tầng lớp hạ lưu.
NSND Kim Cương được mệnh danh là "kỳ nữ" trong giới sân khấu Việt Nam. Ở tuổi 84, bà vẫn miệt mài làm thiện nguyện, cưu mang những đứa trẻ thơ mồ côi cha mẹ.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.