Thầy giáo trẻ tham gia hiến máu tới 21 lần trong suốt 10 năm: Mục đích duy nhất là để cứu người
Suốt gần 10 năm qua, thầy giáo trẻ Nguyễn Minh Phụng (Đồng Tháp) đã có tới 21 lần đi hiến máu khiến nhiều người nể phục.

Được biết, suốt gần 10 năm qua, thầy giáo Nguyễn Minh Phụng (27 tuổi, giáo viên trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Tháp) đã có tới 21 lần đi hiến máu cứu người. Được biết, kể từ năm 2012, khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường, thầy giáo trẻ đã bắt đầu tham gia hiến máu tình nguyện. Cứ mỗi khi có cuộc vận động hiến máu cứu người, thầy lập tức đăng ký tham gia.

Thầy Phụng tâm sự: "Bản thân tôi khi tham gia hiến máu tình nguyện thì chỉ có một mục đích duy nhất là để cứu người. Bản thân tôi cũng có tìm hiểu là hiến máu như vậy không có hại gì cho sức khỏe mà còn có những lợi ích nữa cho nên sau mỗi lần hiến máu thấy tinh thần rất sảng khoái, nó cũng cải tạo máu giúp cho mình trẻ hơn, vui tươi".
Với thầy, việc hiến máu cứu người là một việc làm có ý nghĩa cần lan tỏa. Trên cương vị là một vị giáo viên, việc làm ấy càng thêm bội phần ý nghĩa bởi thầy giáo là tấm gương cho học trò. Vì vậy, tham gia hiến máu không chỉ là để cứu người, mà còn là để lan tỏa việc tử tế với đồng nghiệp và học sinh.

Thầy giáo trẻ chia sẻ thêm, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Giáo dục Tiểu học ở ĐH Đồng Tháp, thầy giáo trẻ này đã quyết định lựa chọn trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Tháp để gắn bó. Đây là ngôi trường chuyên dạy trẻ khuyết tật, do đó công việc giảng dạy cũng vất vả và khó khăn hơn trường khác. Dù vậy, với cái tâm của người thầy cũng như tấm lòng yêu mến học trò, thầy giáo 9x đã cố gắng phối hợp với đồng nghiệp để chăm lo và bù đắp cho các em nhỏ nơi đây.
Ở trường, thầy Phụng luôn làm tốt công tác chuyên môn, là tổ trưởng tổ Khuyết tật trí tuệ kiêm Phó Chủ tịch công đoàn, đoàn viên thanh niên của chi đoàn trường. Trong mọi hoạt động của đoàn trường, thầy giáo trẻ luôn nhiệt huyết, xông xáo và hết mình.

Hiệu trưởng Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Tháp, cô Lâm Thị Thu Hân cho biết: "Ngoài chuyên môn giỏi thì hành động đẹp hiến máu cứu người của thầy Phụng đã góp phần lan tỏa đến đồng nghiệp, ban đầu trường chỉ có một vài giáo viên tham gia, sau khi thấy thầy Phụng hiến máu và được sự vận động của thầy, đến nay nhà trường đã có gần 10 giáo viên thường xuyên tham gia hiến máu cứu người.
Có thể thấy, cách sống đẹp vì mọi người của thầy giáo trẻ Nguyễn Minh Phụng chính là một tấm gương sáng với nhiều thế hệ học sinh trong tương lai và hành động đẹp đó đang lan tỏa tích cực đến xã hội và cộng đồng với thông điệp 'sống là để cho đâu chỉ nhận riêng mình'".
Xem thêm: Thầy giáo ở Đà Nẵng mở thư viện, miễn phí dạy học cho học sinh nghèo
Đọc thêm
Ngay khi vừa chiến thắng COVID-19, bà Nguyễn Thị Nga (83 tuổi, TP.HCM) - thường gọi là má Ba đã lập tức quay trở lại công việc thiện nguyện.
Suốt gần 15 năm trời, mặc cho khó khăn vất vả, anh Trần Minh Trung (37 tuổi, Cần Thơ) vẫn gắn bó với hành trình vá đường, xây cầu miễn phí.
Hơn 15 năm qua, mặc cho bao nỗi vất vả khó khăn, cô giáo Quách Thị Bích Nụ (Hòa Bình) vẫn miệt mài với công việc lái đò đưa học sinh tới trường.
Tin liên quan
Albert lau những giọt nước mắt trên đôi gò má xanh xao, cậu nhìn mọi người khắp một lượt, rồi run rẩy áp đôi bàn tay của mình lên bên má phải và nghẹn ngào nói: "Anh ơi, em không thể! Em không thể tới học ở Nuremberg, đã quá muộn rồi anh ạ. Anh nhìn đôi tay em này"…
Sống Đẹp luôn mong muốn độc giả của chúng tôi có những mối quan hệ tình cảm thật hạnh phúc và gắn bó. Chính ví vậy chúng tôi đã nghiên cứu tìm ra 8 thói quen cần phải bỏ để gìn giữ mối quan hệ của bạn.
Mo-Hair (làm bằng ria mép nam giới) là bộ đồ độc lạ nhất trên hành tinh. Nó không được bán ra thị trường nhưng đằng sau bộ vest này là một thông điệp rất đặc biệt.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.