Thầy giáo trẻ giúp hàng ngàn trẻ học bơi, năng nổ làm thiện nguyện
Vì muốn trẻ em có thể vui đùa bơi lội an toàn, thầy giáo Mai Văn Chuyền đã lặn lội đi hàng chục trường học ở Đắk Lắk giúp trẻ tập bơi.

Anh Mai Văn Chuyền (36 tuổi), đang là giáo viên Trường THCS Ngô Mây (xã Ea M'droh, H.Cư M'gar, Đắk Lắk), người sáng lập câu lạc bộ "Vì đàn em thân yêu" trực thuộc sự quản lý của Hội đồng Đội H.Cư M'gar, và là thành viên mạng lưới Trung tâm tình nguyện quốc gia của T.Ư Đoàn.
Cách đây 2 năm, anh tình cờ phát hiện địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn có tình trạng đuối nước ở trẻ em tăng cao. Đó cũng là lý do khiến anh thành lập CLB, với mong mỏi có thể dạy trẻ nhỏ ở địa phương biết cách phòng, chống đuối nước.
Thầy giáo chia sẻ: "Từ năm 2021 đến nay, với sự hỗ trợ của cộng đồng, chúng mình đã huy động mua sắm được 3 bể bơi di động (2 bể tại H.Cư M'gar, 1 bể tại H.Krông Bông) với mong muốn các bể bơi đến với các thôn buôn, vùng sâu, để giúp các em được tập bơi, được dạy bơi miễn phí. Trong hai năm 2021 - 2022 đã có hơn 300 trẻ em được học bơi và tiếp cận các kỹ năng an toàn.

Tuy nhiên, khi triển khai dạy bơi cho các em, mình nhận thấy dạy bơi và trẻ em biết bơi vẫn chưa phải là giải pháp toàn diện để phòng ngừa đuối nước hiệu quả. Do đó, mình đã đến các trường học trên địa bàn để phổ biến kiến thức kỹ năng phòng chống đuối nước nhằm giúp các em nhận biết được những nguy hiểm để tránh xa, biết cách đảm bảo an toàn khi gặp người đuối nước. Đặc biệt là kỹ năng sơ cấp cứu cho giáo viên, cha mẹ học sinh. Bởi lẽ không phải ở đâu, lúc nào khi trẻ bị đuối nước cũng có ngay lực lượng y tế, cứu hộ để cấp cứu các em, việc người lớn sơ cứu tốt cũng sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước.
Cụ thể, từ tháng 10.2022 đến nay, mình đã đến 31 trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và trang bị cho hơn 17.000 học sinh về những kỹ năng cơ bản. Qua đó tạo được những tín hiệu tích cực, sự quan tâm của cộng đồng".

An tâm niệm, trẻ em là tương lai của đất nước, các em xứng đáng được vui chơi, được sáng tạo, được phát triển lành mạnh. Có điều, ở các vùng sâu vùng xa, điều này còn thiếu sót, khiến các em không được thỏa thích giải trí. Chưa kể, sự quan tâm của cha mẹ về vấn đề phối hợp giáo dục, chăm sóc trẻ em còn nhiều hạn chế.
Thầy giáo 36 tuổi tâm sự: "Mình mong muốn sẽ là cầu nối để gắn kết những tấm lòng yêu thương của cộng đồng đến với các em, đặc biệt là các em ở vùng sâu, vùng xa, các em là người dân tộc thiểu số. Là một nhà giáo, mình mong muốn trẻ em được chăm lo, hỗ trợ toàn diện để phát triển.
Sự chăm lo đó không chỉ là việc học, mà còn là việc hướng dẫn trẻ em vui chơi, rèn luyện, được đảm bảo an toàn. An toàn ở đây là để phòng ngừa tai nạn thương tích, đuối nước, cũng như an toàn trong các hoạt động đảm bảo luật Trẻ em tại địa phương… Ngoài ra, cần sự quan tâm chăm sóc của phụ huynh đến các điều kiện về học tập, và tinh thần cho trẻ em tại nhà, cũng như sự yêu thương của thầy cô giáo dành cho học sinh tại nhà trường".
Theo báo Thanh Niên
Xem thêm: Thầy giáo miền Tây vừa tận tâm với nghề, vừa say mê làm nông
Đọc thêm
Mất cha mẹ từ sớm, bản thân lại bại liệt, nhưng thầy giáo Ngô Nguyễn Anh Vũ vẫn cháy bỏng đam mê gieo chữ, ngồi xe lăn dạy học.
Nửa năm qua, khi màn đêm buông xuống, lớp học tiếng Anh 0 đồng của thầy giáo người Raglay Bo Bo Hồng Thịnh lại bắt đầu.
"Điều tôi tâm niệm khi làm thiện nguyện là "Sống là phải cho đi". Đây cũng là cách để tôi giáo dục con cái của mình. Tôi tin, điều gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim", thầy Đạt chia sẻ.
Tin liên quan
Phát hiện vợ mắc ung thư 1 tháng sau đám cưới, Khoa Nam từng cảm thấy choáng váng. Nhưng rồi, để làm chỗ dựa cho vợ, anh lại nỗ lực mỗi ngày.
Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy đạo lý ngàn đời không đổi: "Hữu dụng" hay "vô dụng", không thể nhìn thoáng qua mà biết. Vật vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích.
Các bạn 2K5 có thể tham khảo 3 bài viết dưới đây về tác phẩm "Người lái đò sông Đà" để có thêm tư liệu hay cho bản thân.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.