Mối tình sâu đậm của anh chồng Việt kiều với người vợ ung thư

Phát hiện vợ mắc ung thư 1 tháng sau đám cưới, Khoa Nam từng cảm thấy choáng váng. Nhưng rồi, để làm chỗ dựa cho vợ, anh lại nỗ lực mỗi ngày.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 11/06
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sau một năm yêu xa, Tường Lam và Khoa Nam thành đôi vào cuối năm 2019 nhưng một tháng sau đám cưới, cô gái phát hiện mình mắc ung thư.

Khoa Nam (25 tuổi) khi đó đang ở Texas, Mỹ nghe tin vợ mới cưới bị ung thư anh như chết lặng bởi hai năm trước bố cũng qua đời vì ung thư. Anh quyết định về Việt Nam ngay để chăm sóc vợ, nhưng mọi người khuyên nên lùi đến tháng 5/2020. "Ung thư không phải ngày một ngày hai, ở nhà đã có ba mẹ lo", mẹ Tường Lam khuyên con rể.

Trong phút bấn loạn, lời mẹ vợ như đánh thức Khoa Nam. Kinh nghiệm chăm sóc bố giúp anh hiểu căn bệnh này gây tổn thất tinh thần và tiền bạc nhiều thế nào. Bài toán dành cho chàng trai là làm sao vừa có thể an ủi vợ khi ở xa nhau vừa có kinh tế để lo cho bạn đời.

Tài chính là thử thách không dễ với Khoa Nam, một công nhân ở Mỹ. "Để có tiền mua nhẫn cầu hôn vợ, tôi đã phải trả góp một thời gian dài", anh nhớ lại.

moi-tinh-sau-dam-cua-anh-chong-viet-kieu-voi-nguoi-vo-ung-thu

Năm 2018, hai mẹ của đôi trẻ tình cờ gặp nhau trong một quán cà phê rồi mai mối cho các con gặp nhau. Tường Lam nghĩ chỉ gặp anh một lần rồi thôi nhưng Khoa Nam lại "trúng sét" ngay từ lần đầu gặp. "Cô ấy dễ thương và phúc hậu. Từ lần đầu gặp tôi đã tự hứa sẽ ở bên cô gái này đến hết cuộc đời", chàng trai nhớ lại.

Trước khi về Mỹ, anh một mình tới nhà bạn gái mới quen chơi, hứa sang năm sau sẽ về hỏi cưới Tường Lam. Bố mẹ cô gái cười, nghĩ chàng trai trẻ bông đùa, nhưng vẫn bảo: "Quan trọng là con với Tường Lam, cô chú không có quyền quyết định chuyện hai đứa".

Trong những ngày xa nhau, Khoa Nam liên tục nhắn tin hỏi thăm, quan tâm Tường Lam. "Anh đi làm được 10 đồng thì gửi cho tôi 9,5 đồng. Khi tình cờ biết anh phải trả góp tiền mua nhẫn cầu hôn, tôi đã rất xúc động", cô gái nói. Sự quyết liệt của chàng trai khiến cô gật đầu đồng ý. Họ làm đám cưới một tháng thì Khoa Nam bay về Mỹ, đặt vé tháng 5 quay lại Việt Nam, làm thủ tục đón vợ sang. Tai họa ập đến chỉ ít ngày sau khi anh về nước.

Cách nửa vòng trái đất, ban đêm của cô là ban ngày của anh. "Dẫu đi làm mệt mỏi, Khoa Nam vẫn thức canh giờ vợ thức dậy và buổi tối ở Việt Nam để hỏi thăm. Dù ở xa, anh nhớ giờ uống thuốc của vợ để nhắc nhở bạn ấy mỗi ngày", Anh Thư, bạn thân của Tường Lam kể.

Đại dịch Covid-19 khiến kế hoạch về nước của chàng trai đổ bể. Chia cắt khiến lòng cả hai như lửa đốt, tinh thần cô vợ trẻ càng thêm yếu đuối.

Ngay khi phát hiện ung thư máu, Tường Lam phải truyền hóa chất. Những đợt hóa trị khiến tóc cô rụng nhiều, da đen xạm. "Nhưng anh lúc nào cũng nói 'vợ xinh nhất'. Biết chồng an ủi vẫn thấy ấm lòng", Tường Lam nói.

Khi ghép tủy, bác sĩ khuyên Lam nên cạo trọc đầu để tiện cho việc điều trị. Cô gái vào chùa cắt tóc. Nhìn vợ qua video call, Khoa Nam hứa sẽ "để đầu đôi" với vợ. Ngày hôm sau, anh cũng xuất hiện trên màn hình với cái đầu trọc.

moi-tinh-sau-dam-cua-anh-chong-viet-kieu-voi-nguoi-vo-ung-thu

"Đàn ông cạo đầu chẳng có gì to tát, quan trọng là tôi muốn Lam hiểu mình luôn đồng hành cùng vợ, dù ở đâu", anh nói. Hàng tháng, tiền kiếm được ngoài chi tiêu cho cuộc sống, anh dồn gửi về cho vợ trị bệnh.

Xa nhau trong lúc cả hai cùng yếu mềm nhất khiến tình yêu của họ đôi lần sóng gió. Tường Lam luôn tự ti với vẻ ngoài không còn sức sống của mình. Đôi lúc cô ghen tuông vô cớ, hờn dỗi chồng chẳng lý do. "Anh chẳng làm gì cả, nhưng thi thoảng tôi lại gửi ảnh cô nọ cô kia kêu 'anh lấy cô đó đi, xinh kìa'", người vợ kể.

Hàng trăm lần, Tường Lam đề nghị chia tay chồng để anh được tự do tìm cuộc sống mới. Đáp lại, Khoa Nam lúc nào cũng vỗ về, gạt ngoài tai những dòng tin nhắn đòi ly hôn, những câu đòi cắt đứt của vợ.

Nhưng bỗng một ngày, Nam dừng liên lạc. Cô không thể nhắn tin, gọi điện cho anh. "Tôi tá hỏa, chỉ sợ anh gặp chuyện chẳng lành. Cũng lúc đó, tôi nhận ra anh quan trọng đến nhường nào", Tường Lam nói.

Cô cầu cứu mẹ chồng. Sau một tuần, Khoa Nam gọi lại cho vợ. Dịch Covid-19 khiến công việc của anh trục trặc, rơi vào khủng hoảng tinh thần. Không có người để chia sẻ, vợ đau yếu, chàng trai muốn buông xuôi tất cả. "Anh xin lỗi, anh chưa từng có ý định bỏ rơi em, nhưng anh stress quá", Nam nói với vợ.

Tường Lam cũng nhận ra cô không phải người duy nhất cần được an ủi. Những người xung quanh đều tổn thương và muộn phiền vì căn bệnh của cô. Họ an ủi nhau cho qua đi những ngày khó khăn nhất.

Năm ngoái, khi Covid-19 tạm lắng, Tường Lam được chồng bảo lãnh sang Mỹ. Ba tháng sau, mẹ cô sang phụ chăm sóc con gái. Gặp lại nhau, mọi nhớ nhung, muộn phiền, ngờ vực của Lam đều được giải tỏa khi cô nhìn thấy chồng đang dang tay đợi sẵn ở sân bay. Cũng từ đây, Khoa Nam vừa đi làm, vừa trực tiếp chăm vợ bị bệnh.

Cứ 4h sáng, anh chồng trẻ đi làm, chiều lại về lái xe đưa vợ đến bệnh viện điều trị. "Khó khăn nhất là cả mẹ và tôi đều chưa biết tiếng Anh nên tất cả đều phụ thuộc chồng", Lam kể.

moi-tinh-sau-dam-cua-anh-chong-viet-kieu-voi-nguoi-vo-ung-thu

Để có tiền cho vợ điều trị, Khoa Nam phải đóng chi phí khoảng 7.000 USD một năm và mua bảo hiểm 600 USD mỗi tháng. Làm công nhân không đủ sinh hoạt phí và lo chữa trị, anh phải bán bớt bộ sưu tầm mũ yêu thích. "Ngày chưa cưới tui anh toàn mua mũ về trưng, khi vợ sang đây thì toàn bán, hơn 100 chiếc rồi", Tường Lam nói.

Trải qua ba đợt điều trị (hai đợt ở Việt Nam, một đợt ở Mỹ), cơ thể Tường Lam yếu dần, ăn không được, ngủ không biết ngon. Hoàn toàn phụ thuộc vào chồng khiến cô đôi khi rơi vào stress. Dẫu vậy, tình yêu, sự săn sóc của Nam vẫn là liều thuốc tinh thần giúp cô muốn thức dậy mỗi bình minh và bớt đau đớn, mệt mỏi hơn.

"Hai người yêu nhau rất nhẹ nhàng, đầy sự trân trọng. Tôi rất mừng khi bạn thân tìm được một người luôn đồng hành cùng cô ấy vượt bão giông thế này", Anh Thư, bạn Lam, nói.

Từng không thiết sống, nhưng giờ đây, Tường Lam ước một ngày sẽ hết bệnh và sẽ sinh cho chồng những đứa con hoặc xin con nuôi, rồi cùng nhau sống tới năm 65 tuổi.

"Với những người bình thường, đó là chuyện đương nhiên, nhưng với chúng tôi, đó là điều kỳ diệu của tình yêu", cô nói.

Theo VnExpress

Xem thêm: Bếp ăn 0 đồng giúp bệnh nhân nghèo có bữa cơm ấm bụng của vợ chồng TikToker

Đọc thêm

Kể từ khi khánh thành đến nay, khu "nhà trọ 0 đồng" của vợ chồng chị Hải đã trở thành địa chỉ yêu thương, góp phần nuôi lớn lòng tử tế và ước mơ học hành của học sinh nghèo. 

'Nhà trọ 0 đồng' nâng bước học sinh nghèo của đôi vợ chồng Quảng Nam
0 Bình luận

Gần 30 năm qua, vợ chồng ông bà giáo Tư cần mẫn bên lớp học tình thương cho trò nghèo, học phí chỉ 15.000 đồng/tháng.

Vợ chồng già mở lớp học tình thương suốt 30 năm, học phí chỉ 15.000 đồng/tháng cho trò nghèo
0 Bình luận

Ở cái tuổi thập cổ lai hy này, người ta được con cháu phụng dưỡng, sống đời nhàn hạ nhưng vợ chồng ông Khanh vẫn tất bật mưu sinh, gom góp từng đồng để nuôi 2 cháu mồ côi.

Tuổi xế chiều cơ cực cần giúp đỡ của vợ chồng U70: Ngày ngày bán vé số nuôi 2 cháu mồ côi
0 Bình luận

Tin liên quan

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy đạo lý ngàn đời không đổi: "Hữu dụng" hay "vô dụng", không thể nhìn thoáng qua mà biết. Vật vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích.

Đạo lý ngàn đời không đổi: 'Gỗ vô dụng, đặt đúng chỗ cũng có ích'
0 Bình luận

Các bạn 2K5 có thể tham khảo 3 bài viết dưới đây về tác phẩm "Người lái đò sông Đà" để có thêm tư liệu hay cho bản thân. 

3 bài viết hoàn chỉnh hay nhất về 'Người lái đò sông Đà'
0 Bình luận

Nhân phẩm chính là giấy thông hành vào đời. Ngay cả khi con người đứng trước thiện và ác, nhân phẩm chính là ánh sáng giúp ta chọn đúng đường.

Dạy con thành tài: Nhân phẩm và học vấn, cái nào quan trọng hơn?
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất