Truyền thuyết xoay quanh Tết Đoan Ngọ của người Việt, ngày diệt sâu bọ phá hại mùa màng

Cứ vào ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm, người Việt lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ, còn gọi là ngày diệt sâu bọ phá hại mùa màng.

Chi Nguyễn
09:31 01/06/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tết Đoan Ngọ 5/5 là ngày gì?

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, diễn ra vào giờ Ngọ ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Đây là một ngày lễ truyền thống ở một số quốc gia châu Á, chẳng hạn như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Đoan Ngọ là thời điểm khoảng cách từ mặt trời tới mặt đất bắt đầu ngắn nhất, "đoan" có nghĩa là mở đầu, "ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng - 1 giờ chiều (tức giờ Ngọ). Theo triết lý y học Đông phương thì hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người trong ngày Đoan ngọ đều lên đến tột bậc.

tet-doan-ngo-cua-nguoi-viet-bat-nguon-tu-truyen-thuyet-nao
Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết diệt sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh

Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là tết diệt sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Vào thời điểm này, nông dân vừa kết thúc vụ lúa chiêm, bước vào đầu vụ mùa, cũng là lúc mà thời tiết chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh. 

Được biết, hiện tại ở một số vùng quê Việt Nam còn giữ nếp xưa, vô cùng coi trọng ngày Tết này. Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người xưa tâm niệm, đây là thời điểm mà cây cỏ bắt đầu đơm hoa kết trái, việc làm mâm cúng tổ tiên là để mong một mùa vụ bội thu sắp tới. 

Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ truyền thuyết nào?

Truyền thuyết kể rằng, năm xưa sau một lần trúng vụ mùa bội thu, nông dân tổ chức tiệc lớn để ăn mừng. Nào ngờ, sâu bọ ở đâu lại kéo đến ăn sạch hoa màu, thực phẩm đã thu hoạch, khiến họ gần như mất trắng. Đang đau đầu không biết nên xử trí ra sao, một ông lão nọ tự xưng là Đôi Truân đột nhiên xuất hiện. 

Đôi Truân nghe người dân kể chuyện sâu bọ phá hại mùa màng, rồi bày cách ho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nông dân nghe xong thấy làm lạ, nhưng rồi vẫn làm theo. Quả nhiên, chỉ một lúc sau, đàn sâu bọ té ngã rã rượi.

Sau đó, ông lão đó lại dặn: "Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng". Biết vừa gặp được tiên nhân, dân chúng cúi xuống định cảm tạ, vừa ngẩng đầu lên thì vị Đôi Truân ấy đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ (từ 11h - 13h).

Ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

tet-doan-ngo-cua-nguoi-viet-bat-nguon-tu-truyen-thuyet-nao
Vào ngày này, người Việt thường ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng

Tết Đoan Ngọ là ngày diệt sâu bọ, phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt hết các loại gây hại cho mùa màng, cho cây trồng, trong đó cũng có nhiều loại sâu có thể ăn được. Vào ngày này, người Việt thường ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng. Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ, bởi người ta cho rằng  bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được.

Tổng hợp theo Bnews, Petrotimes

Xem thêm: Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm nên ăn hoa quả vào sáng hay tối?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận