Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 âm nên ăn hoa quả vào sáng hay tối?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, vào ngày này người Việt có thói quen ăn hoa quả và rượu nếp để diệt sâu bọ.

Chi Nguyễn
10:08 01/06/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, là ngày Tết truyền thống tại một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Đặc biệt, tại nước ta, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ, phát động diệt sâu bọ phá hại mùa màng, bảo vệ cây trồng.

Ngày 5/5 âm nên ăn hoa quả vào sáng hay tối?

Trên thực tế, giờ cúng Tết Đoan Ngọ tại các vùng miền ở Việt Nam không giống nhau. Chị Mai Loan (Hà Nội) tâm sự: "Tôi nhớ hồi bé vừa ngủ dậy đã được mẹ cho ăn cơm rượu nếp để giết sâu bọ và cả những quả mận, quả vải vừa hạ xuống từ bàn thờ, bảo là phải giết sâu bọ vào lúc sáng sớm. Thế nhưng sau này khi có gia đình riêng, bên nhà chồng lại bảo phải cúng vào giữa trưa mới đúng".

ngay-5-5-am-nen-an-hoa-qua-vao-sang-hay-toi
Nếu xét theo quan niệm truyền thống, việc cúng lễ Tết ngày 5/5 âm lịch vào giữa trưa là đúng thời điểm nhất

Nếu xét theo quan niệm truyền thống, việc cúng lễ Tết ngày 5/5 âm lịch vào giữa trưa là đúng thời điểm nhất. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giờ Ngọ - khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Đoan ngọ là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí, là khi mà hỏa khí (thuộc dương) của trời đất và trong cơ thể của con người lên đến tột bậc.

Như vậy, việc cúng Tết Đoan Ngọ nên được thực hiện vào thời gian từ 11h - 13h của ngày 5/5. Ngày nay, do nhịu sống hiện đại đầy bận rộn, nhiều gia đình không có điều kiện về nhà buổi trưa nên giờ giấc cúng khá linh hoạt, miễn là đúng ngày 5/5 âm lịch. 

Tại miền Bắc, người dân thường cúng hoa quả vào Tết Đoan Ngọ, đặc biệt là hoa quả chua để giết sâu bọ. Nguyên do là quan niệm dân gian xưa cho rằng, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không trừ đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tai hại. Ăn hoa quả chua, đặc biệt là quả mận có thể "giết sâu bọ" hiệu quả, bảo vệ mùa màng cũng như sức khỏe. 

Vào ngày này, người Việt sẽ dậy sớm để mua các đồ cúng lễ, các món ăn sẽ dùng trong Tết Đoan Ngọ. Sau đó, các thành viên trong gia đình, tùy từng vùng khác nhau sẽ ăn mận hoặc rượu nếp là món đầu tiên sau khi thức dậy để có thể giết sâu bọ. Dù vậy, cần lưu ý những quả chua như mận nếu ăn vào lúc sáng sớm và thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe. Mận có tính nóng, chưa kể có hàm lượng axit cao nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt...

Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là giai đoạn chuyển mùa, là thời điểm hoa quả chín tới, vừa thu hoạch. Tùy theo đặc sản của mỗi vùng và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường mâm cúng Tết Đoan Ngọ sẽ gồm những món sau: 

ngay-5-5-am-nen-an-hoa-qua-vao-sang-hay-toi
ùy theo đặc sản của mỗi vùng và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ khác nhau

- Hương, vàng mã, hoa.

- Rượu nếp, nước.

- Các hoa quả như: Vải, mận, chuối, dưa hấu, hồng xiêm, đặc biệt quả vải và mận là không thể thiếu.

- Xôi.

- Cơm rượu.

- Chè (Một số nơi ở miền Bắc hay dùng chè trôi).

- Bánh gio (Đặc trưng của miền Trung và Nam Bộ và một số nơi ở miền Bắc).

Ngoài ra, ở một số địa phương thì mâm cúng còn thêm những món khác, chẳng hạn như ở Huế thì mâm cúng ngày 5/5 không thể thiếu món chè kê, ở miền Trung thì mâm cúng có món bánh ú lá tre,...

Theo báo Lao Động, VTC

Xem thêm: Truyền thuyết xoay quanh Tết Đoan Ngọ của người Việt, ngày diệt sâu bọ phá hại mùa màng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận