Tần Anh Lâm: Bỏ thành phố về quê khởi nghiệp với 22 con lợn, ngó lơ lời giễu cợt để trở thành "tỷ phú nông dân"

Rời thành phố về quê khởi nghiệp với 22 con lợn, bị người đời giễu cợt, nhưng rồi Tần Anh Lâm vẫn thành công, trở thành "tỷ phú nông dân".

Chi Nguyễn
09:00 13/06/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tần Anh Lâm (秦英林 - Qin Yinglin, 56 tuổi) hiện đang là Chủ tịch Công ty sản xuất thịt lợn Muyuan Foodstuff lớn thứ 2 Trung Quốc với khối tài sản ròng 27,8 tỷ USD. Ông là một trong những tỷ phú có tài sản tăng mạnh nhất năm 2019, lọt vào bảng xếp hạng 500 tỷ phú giàu nhất thế giới của Bloomberg Billionare Index.

Trước khi đạt được thành công như hiện tại, Tần Anh Lâm từng bị người đời chê cười, vì đã bỏ lỡ công việc ở thành phố để về quê lập nghiệp. Thế nhưng, ông đã chứng tỏ cho người khác thấy, dù là làm công việc gì, miễn ta chuyên tâm và cố gắng thì đều có thể thành công.

Tuổi thơ cơ cực, chọn học trường nông nghiệp để biết cách nuôi lợn

Tần Anh Lâm sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Nội Hương, TP. Nam Dương, tỉnh Hà Nam. Khi còn nhỏ, nhà ông rất nghèo, gia đình chịu cảnh bữa no bữa đói, nhiều khi còn không có nổi cơm trắng để ăn. 

Như nhiều đứa trẻ nông thôn khác, ông cũng rất ham chơi, lực học kém. Thế nhưng, mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi khi Anh Lâm ngộ ra một điều. Ông từng suy nghĩ rằng, tại sao gia đình mình lại nghèo như vậy?

Sau cùng, cậu bé 13 tuổi khi đó đã ngộ ra một điều, đó là nếu không thể thi đỗ đại học, cuộc đời cậu mai này cũng chỉ giống như bố mẹ, làm nông cả đời và khó mà thoát nghèo. Từ đó, thay vì bỏ học trước khi học hết cấp 2 như nhiều bạn cùng tuổi, Anh Lâm đã quyết chí đi học, học lực ngày càng tiến bộ và lên được cấp 3.

Năm 1982, khi đang học cấp 3, Tần Anh Lâm tìm hiểu và nảy ra ý định chăn nuôi lợn để đổi đời. Ban đầu, ông bàn bạc ý tưởng với cha và được gia đình hỗ trợ. Cha ông đã chăm chỉ đi đào củ sen suốt 1 tháng, gom góp 800 tệ để xây chuồng lợn và mua về 20 con lợn con.

tan-anh-lam-ty-phu-nong-dan-khoi-nghiep-thanh-cong-tu-22-con-lon
Lần thua lỗ đầu tiên đã khiến Tần Anh Lâm choáng váng, định bỏ học để chăn lợn

Thế nhưng, do không nắm được kiến thức phòng chống dịch, đàn lợn nhà Anh Lâm đã chết 19 con. Cả gia đình lâm vào cảnh thua lỗ nặng, cha ông cũng bị đả kích rất lớn. Vì thế, Anh Lâm cảm thấy vô cùng áy náy, định bỏ học để chăn lợn kiếm tiền. Thế nhưng, được mẹ thuyết phục, ông đã quay trở lại trường học với quyết tâm: "Sau này nhất định phải nuôi lợn thật khoa học".

Năm 1985, Tần Anh Lâm đang học lớp 12 thì được nhà trường cử đi học ở ĐH Hà Nam do có thành tích xuất sắc. Thế nhưng, ông đã thẳng thừng từ chối, vì đã hạ quyết tâm tới Đại học Nông nghiệp để học cách nuôi lợn.

Sau đó, ông đã điền vào phiếu nguyện vọng 4 trường đại học nông nghiệp, và được nhận vào chuyên ngành chăn nuôi của ĐH Nông nghiệp Hà Nam. Tình cờ thay, bạn học cấp ba của ông là Kim Anh cũng đỗ vào cùng trường, cùng chuyên ngành và cả hai thân thiết từ đó.

Sau khi vào đại học, ông vô cùng háo hức tìm hiểu mọi kiến thức về chăn nuôi lợn. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc để ông thành công với công việc chăn lợn sau này. Năm 24 tuổi, Tần Anh Lâm tốt nghiệp đại học, được nhận vào làm ở văn phòng của một công ty thực phẩm quốc doanh ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam.

Bỏ công việc trên thành phố, về quê nuôi lợn

Năm 1990, Tần Anh Lâm kết hôn với Kim Anh - người bạn đồng môn cũng thích nuôi lợn như mình. Sau đó, ông quyết định từ bỏ "bát cơm" ngon ở thành phố, về quê chuẩn bị nuôi lợn.

Tất nhiên, quyết định này của ông đã bị gia đình phản đối, họ nói rằng công việc của con trai mình hiện giờ đáng giá hơn nhiều so với việc nuôi lợn. Ngay cả bạn bè của ông cũng không tán thành, khuyên can quyết định của ông.

tan-anh-lam-ty-phu-nong-dan-khoi-nghiep-thanh-cong-tu-22-con-lon
Bỏ công việc trên thành phố, về quê nuôi lợn

Thế nhưng, Tần Anh Lâm vẫn quả quyết bỏ việc, đi vay tiền người khác để lập nghiệp, bởi đây chính là ước mơ được ông nung nấu suốt 10 năm qua. Em trai của Tần Anh Lâm để dành được 12.000 NDT, vốn là tiền để cưới vợ, nhưng đã đem hết số tiền trên cho anh trai mượn. Sau đó, Anh Lâm lại tự tay thiết kế, cùng vợ xây chuồng lợn.

Ban đầu, ông chỉ mua về 22 con, bởi ông ý thức được rằng mình chưa nuôi lợn bao giờ, và việc này cũng không hề dễ dàng. Vốn chỉ muốn thử nghiệm và tích lũy kinh nghiệm, nhưng toàn bộ 22 con lợn đã chết sạch vì bệnh truyền nhiễm cũng như thời tiết khắc nghiệt.

Chính ở lần thất bại này, Tần Anh Lâm mới nhận ra rằng thứ mà lợn sợ nhất là bệnh truyền nhiễm. Vì thế, ông đã bổ sung kiến thức phòng dịch, sửa sang chuồng trại, dần tìm ra phương pháp chăn nuôi lợn phù hợp. Cũng từ đó, việc chăn nuôi lợn trở nên dễ dàng hơn, đem lại cho ông khoản lợi nhuận đáng kể. 

tan-anh-lam-ty-phu-nong-dan-khoi-nghiep-thanh-cong-tu-22-con-lon
Chỉ sau 2 năm, đàn lợn của họ từ 22 con đã tăng lên thành 2.000 con

Chỉ sau 2 năm, đàn lợn của họ từ 22 con đã tăng lên thành 2.000 con. Đến năm 1997, trang trại của vợ chồng Tần Anh Lâm đã có 10.000 con lợn. Trong suốt thời giand dó, ông không ngừng học tập, đưa các kỹ thuật chăn nuôi mới vào ứng dụng, liên tục làm việc với các trường học trong ngành để nghiên cứu cách nuôi lợn tốt hơn.

Năm 2005, trang trại Muyuan Foodstuff đã mở rộng tới trang trại thứ 5. Năm 2009, ông là đại diện duy nhất của ngành nông nghiệp Trung Quốc được mời đến Bắc Kinh báo cáo với Thủ tướng Ôn Gia Bảo về ngành chăn nuôi lợn. Đến năm 2014, Tần Anh Lâm quyết định đưa công ty lên sàn chứng khoán Thượng Hải, từ đó trở thành công ty sản xuất thịt lợn lớn thứ 2 Trung Quốc. Giá cổ phiếu của Muyuan Foodstuff tăng 235,6%, khiến tài sản vợ chồng ông tăng mạnh. 

tan-anh-lam-ty-phu-nong-dan-khoi-nghiep-thanh-cong-tu-22-con-lon
Khi nhiều doanh nghiệp chăn nuôi rơi vào khủng hoảng vì dịch tả lợn, Muyuan Foodstuff lại trụ vững và tăng trưởng

Tháng 8/2018, dịch tả lợn châu Phi bất ngờ bùng phát ở Trung Quốc, lan rộng ra 31 tỉnh thành. Dịch bệnh khiến 200 triệu con lợn ở nước này bị chết hoặc tiêu hủy, giá thị lợn tăng vọt. Đáng chú ý, khi nhiều doanh nghiệp chăn nuôi rơi vào khủng hoảng, Muyuan Foodstuff lại trụ vững được nhờ đầu tư vào trang thiết bị hiện đại nên đã phòng chống được dịch bệnh.

Ngay cả nuôi lợn cũng có thể trở thành "trạng nguyên"

Sau khi lên sàn chứng khoán, lại vững vàng vượt qua đợt dịch tả lợn châu Phi, tài sản của vợ chồng Tần Anh Lâm đã tăng chóng mặt. Năm 2015, ông chính thức trở thành tỷ phú tự thân, với khối tài sản lên tới 1,2 tỷ USD. Chưa dừng lại ở đó, tài sản của ông tiếp tục tăng mạnh theo từng năm, tới năm 2021 đã sở hữu tài sản ròng khoảng 27,8 tỷ USD. 

tan-anh-lam-ty-phu-nong-dan-khoi-nghiep-thanh-cong-tu-22-con-lon
Năm 2021, Tần Anh Lâm đã sở hữu tài sản ròng khoảng 27,8 tỷ USD

20 năm trước, mẩu tin viết về một "sinh viên tốt nghiệp đại học về quê chăn lợn" đã trở thành trò đùa với người dân cả nước. Và giờ, nhiều người vô cùng kinh ngạc khi biết chàng sinh viên năm đó đã trở thành tỷ phú, với doanh thu lên tới 1,8 tỷ mỗi năm.

Tần Anh Lâm đã hiểu rằng, "tri thức chính là sức mạnh". Vì thế, ông không quản khó khăn học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng, dù đó chỉ là ngành chăn nuôi bị nhiều người coi thường. Quả thực, đừng bao giờ coi thường bất cứ ngành nào, vì ngay cả nghề nuôi lợn cũng có thể trở thành "trạng nguyên". Hiện tại, vợ chồng tỷ phú Tần Anh Lâm là một trong những doanh nhân quyền lực nhất ngành nông nghiệp Trung Quốc.

Người phụ nữ "xấu nhất thế giới" và bài học về nghị lực sống truyền cảm hứng cho hàng triệu người

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận