Tâm niệm người Do Thái: Đừng để bản thân kiệt sức ở thành phố, về quê xây nhà dựng cửa cho trù phú
Người Do Thái thường xuyên nhắc nhở nhau rằng, không nên bon chen đến kiệt sức ở thành phố, mà nên tìm về vùng quê hoang vắng lập nghiệp, có thế mới được tự do.
Người Do Thái nổi tiếng là dân tộc thông minh, chưa kể còn là những doanh nhân tài ba nhất nhì thế giới. Chẳng thế mà họ đang nắm giữ tới 35% tài sản toàn cầu, trong khi dân số chiếm chưa tới 0,5%.
Thực ra, học theo người Do Thái không khó, quan trọng là ta có tư duy và ý chí để làm điều đó không. Họ khôn ngoan và thực dụng, không bao giờ muốn tốn công vô ích. Dân tộc này thường xuyên nhắc nhở nhau không nên tiêu xài hoang phí, bon chen đến kiệt sức ở thành phố lớn, mà nên tìm về vùng quê hoang vắng mà lập nghiệp, khiến nó trù phú hơn mà sinh sống tự do. Họ cũng tâm niệm rằng nên đi nhiều, khám phá và trải nghiệm nhiều rồi quay về quê hương phát triển, bởi làm giàu cho quê hương mới là điều tuyệt vời nhất.
Không chỉ những điều trên, ngay từ khi con cái còn nhỏ, người Do Thái đã dặn dò chúng vô số những lời khuyên đắt giá. Đó là những bài học đúc kết từ hàng ngàn năm, là đỉnh cao trí tuệ người Do Thái được ghi trong Talmud. Dưới đây là một vài những bài học đó:
- Nhìn mọi người từ góc độ một ông chủ lớn.
- Dù là ít tiền hay nhiều tiền, vẫn phải tìm cách đứng trên quan niệm người giàu có mà dùng tiền bạc.
- Tiền bạc không phải là đích đến, nó chỉ là công cụ. Ta phải sử dụng công cụ đó hiệu quả, đừng để dành hay tích trữ công cụ trong két sắt, nhà băng mà đem nó ra sử dụng.
- Khi có tiền là phải lập tức đầu tư sản xuất, mở nhà xưởng, chú trọng nông nghiệp và công nghiệp để ổn định đời đời.
- Người Do Thái không có ai làm thuê cả, tất cả đều phải làm chủ. Nếu thiếu người làm công thì nhập khẩu, người lao động không bao giờ thiếu, hãy tận dụng sức mạnh của họ.
- Cái dở nhất của một người là không nghĩ ra việc gì để làm kiếm tiền. Ai nghĩ được nhiều việc giúp cho mình và nhiều người khác làm thì người đó đáng được kính trọng.
- Đừng ham sống tại thành phố lớn, đừng tranh lợi ở đó mà kiệt sức. Hãy tìm chỗ hoang vắng mà làm nó trù phú lên.
- Những người có trí óc phi thường nhưng coi thường lao động chân tay thì không thể thành công được.
- Học mà không làm thì cái học đó vô dụng. Biết nhiều, hiểu nhiều mà không ứng dụng thì người đó chẳng thể tiến xa.
- Đừng nghe một người nói hay viết tốt mà đánh giá, hãy nhìn thành tựu và tài sản anh ta có để biết người đó thực sự ra sao.
- Có thành tựu lớn, giúp đỡ muôn người, tài sản chục triệu đô trở lên thì mới nên chia sẻ, mới nên viết sách, làm thầy.
- Cho người khác lợi ích để bảo vệ mình, đừng vì hám lợi nhất thời mà bỏ qua cái lợi lâu dài.
- Càng là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới thì càng phải học.
- Phát triển nông nghiệp, trồng đa dạng lương thực và hoa quả để dân tộc có thể tự chủ dkhi sự cố xảy ra. Xuất khẩu cho cả thế giới, nắm cái ăn của toàn cầu.
- Phát triển công nghệ và công nghiệp hiện đại để đi đầu. Chú trọng việc học hành, tuyển sinh những nhân tài, tinh hoa của đất nước. Giới tài phiệt phải rót vốn cho các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng ra cái mới.
- Nam nữ bình đẳng, ai cũng có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ bảo vệ quốc gia, dân tộc.
(t/h)
Xem thêm: 5 tư duy kiếm tiền của người Do Thái: Bản lĩnh đến đâu, bản thân sống đến mức độ đó
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận