Quy tắc 20% của "ông lớn" Google: Tận dụng thời gian để học hỏi, thay đổi tư duy ắt thành công

Quy tắc 20% là một khái niệm khá nổi tiếng mà hai nhà sáng lập của Google từng chia sẻ, giúp nhân viên sáng tạo và thành công hơn.

Chi Nguyễn
18:00 10/07/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời gian là một thứ vô cùng công bằng, chúng ta mỗi người chỉ có 24 giờ như nhau. Mỗi người đều có cách sử dụng khác nhau, cố gắng theo kịp lịch trình mỗi ngày. Vì quá bận rộn, không phải lúc nào ta cũng có thời gian để theo đuổi ước mơ, học một thứ gì đó mới.

Những người mãi giậm chân tại chỗ rất dễ khó tiến xa, thậm chí còn dễ bị đào thải. Vậy làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo được mình luôn dẫn đầu? Khi đó, hãy áp dụng quy tắc 20% - một khái niệm từng được "ông lớn công nghệ" Google đưa ra vào năm 2004. Quy tắc này còn được biết đến là The Pareto Principle - khi mà 80% kết quả lại đến từ 20% nỗ lực.

quy-tac-20-cua-google-khuyen-ta-tan-dung-thoi-gian-de-hoc-hoi
Ngoài các dự án thông thường ra, chúng tôi khuyến khích nhân viên của mình, dành 20% thời gian để làm việc mà họ cho rằng sẽ có lợi nhất cho Google

Hai nhà sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page viết trong lá thư IPO rằng: "Ngoài các dự án thông thường ra, chúng tôi khuyến khích nhân viên của mình, dành 20% thời gian để làm việc mà họ cho rằng sẽ có lợi nhất cho Google. Điều này cho phép họ sáng tạo và đổi mới hơn. Nhiều tiến bộ quan trọng của chúng tôi (như AdSense và Google News) đã xảy đến theo cách này".

Tất nhiên, nói thì luôn dễ hơn làm, nhưng không phải những điều này bất khả thi. Muốn áp dụng thành công quy tắc 20% thời gian này, hãy thực hiện 5 điều sau:

Xác định những gì mình muốn học

Đầu tiên, hãy vạch ra những kỹ năng, kiến thức mà ta muốn học hỏi. Thay vì tham gia 10 khóa học về 10 chủ đề khác nhau, hãy tập trung học từng cái một trước.

Ta sẽ thấy được sự cải thiện theo thời gian, và điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy ta tiếp tục. Học viết nội dung content, học ngôn ngữ lập trình mới,... sẽ giúp bạn nâng tầm giá trị bản thân.

Đừng gục ngã trước thất bại

quy-tac-20-cua-google-khuyen-ta-tan-dung-thoi-gian-de-hoc-hoi
Khi ta mắc sai lầm, đừng coi đó là một thất bại lớn mà bỏ cuộc

Khi ta mắc sai lầm, đừng coi đó là một thất bại lớn mà bỏ cuộc. Tìm ra lợi ích tối thiểu mà ta sẽ nhận được từ một tình huống hoặc cơ hội nhất định, luôn lạc quan trước mọi kết quả. Đó là cách cơ bản để đảm bảo 20% thời gian ta bỏ ra không bị lãng phí.

Linh hoạt

Quy tắc 20% giống như ta duy trì một thế độ ăn kiêng vậy: Kỷ luật là tốt, nhưng đừng nên máy móc mà hãy linh hoạt theo từng tình huống. Chẳng hạn, các cuộc họp khẩn cấp có thể khiến ta không thể làm những gì mình mong muốn. Tuy nhiên, điều đó không sao cả, miễn là ta lên lịch để "bù" lại quãng thời gian đã mất.

Tìm cách khiến nó trở nên thú vị

Bất kỳ thói quen mới nào cũng rất khó khăn để duy trì, ngay cả khi ta vô cùng muốn thay đổi. Để làm được điều đó, hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ, rồi dần chuyển sang mục tiêu lớn khi ta dần quen.

Ngoài ra, hãy tìm cách để làm cho "20% thời gian" của tatrở nên thú vị. Đó có thể là nghe audiobook trong khi đi dạo, trao đổi thêm thông tin với đồng nghiệp trong những bữa trưa ngon miệng hay tham gia một khóa học cùng với bạn bè của mình..

Tầm nhìn dài hạn

quy-tac-20-cua-google-khuyen-ta-tan-dung-thoi-gian-de-hoc-hoi
Cũng giống như bất kì phi vụ đầu tư nào, khi ta đầu tư thời gian vào quy tắc 20%, ta sẽ nhận được thành quả của lãi kép

Cũng giống như bất kì phi vụ đầu tư nào, khi ta đầu tư thời gian vào quy tắc 20%, ta sẽ nhận được thành quả của lãi kép. Những gì thoạt đầu tựa như rất nhỏ nhặt và vô nghĩa có thể giúp ta tạo ra khoảng cách lớn với người khác.

Món quà của 20% thời gian là thành quả lâu dài của nó. Chẳng hạn, ngay cả khi ta thay đổi kế hoạch hoặc quyết định chọn một hướng đi khác, thì những bước nhỏ chúng ta thực hiện và tích lũy bây giờ, theo thời gian, chúng sẽ cho ta nhiều cơ hội hơn.

*Bài viết tổng hợp theo chia sẻ của Dorie Clark, một nhà chiến lược tiếp thị và giảng viên tại Trường Kinh doanh Fuqua (Fuqua School of Business) của Đại học Duke (Duke University). Cô là tác giả của cuốn The Long Game: How to Be a Long-Term Thinker in a Short-Term World,  từng phỏng vấn trên Harvard Business Review, The New York Times và Fast Company.

Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

Xem thêm: Ước mong thành người dẫn đầu, nhất định phải có tư duy khác biệt: Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận