Người trẻ Mỹ chật vật hậu đại dịch, tiêu tới đồng tiết kiệm cuối cùng

Thất nghiệp, giảm thu nhập do ảnh hưởng của đại dịch khiến nhiều người trẻ Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn, hết sạch tiền.

Chi Nguyễn
08:28 20/02/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiện tại, sau 2 năm đại dịch, chỉ còn khoảng 52% dân số Mỹ có số tiền trong quỹ tiết kiệm khẩn cấp nhiều hơn tiền nợ trên thẻ tín dụng. Đó là một thực tế đáng buồn, tệ hơn nữa khi nhìn về những người trẻ. 

nguoi-tre-my-chat-vat-khi-phai-tieu-toi-dong-tiet-kiem-cuoi-cung
46% người trẻ thuộc Gen Z được hỏi nói rằng từ năm 2022, khoản tiết kiệm của họ đang thấp hơn so với trước đại dịch

Cuộc khảo sát mới nhất của Bakrate với hơn 1.000 người trưởng thành ở Mỹ cho thấy, hế hệ Milliennials và Gen Z là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Những người từ 26-41 tuổi đang lâm vào tình trạng khổ sở khi dễ mắc nợ tín dụng. 46% người trẻ thuộc Gen Z được hỏi nói rằng từ năm 2022, khoản tiết kiệm của họ đang thấp hơn so với trước đại dịch. Gần 1/2 người thuộc thế hệ Milliennals cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự.

Hồi năm 2020, Viện Chính sách Kinh tế đã dự đoán rằng Gen Z là thế hệ có nhiều khả năng rơi vào cảnh thiếu việc làm hoặc thất nghiệp vì ảnh hưởng của đại dịch. Một nghiên cứu khác của trung tâm Nghiên cứu Pew cũng xác nhận điều đó, khi người trẻ thuộc Gen Z hoặc trẻ hơn là nhóm người có khả năng mất việc làm cao nhất. Điều này cũng đồng nghĩa rằng họ có thể sẽ nhận mức lương thấp hơn khả năng thực hay bị giảm lượng.

Trưởng phân tích tài chính tại Bankrate, Greg McBride cho biết: "Đó là hệ quả của sự gián đoạn thu nhập đối với người lao động trẻ tuổi trong thời kỳ đại dịch, bị gây ra một cách không tương xứng, đặc biệt là với thế hệ Milliennals". Đây là một hậu quả tất yếu không ai muốn, bởi những người thuộc thế hệ Milliennals thường phải chi tiêu nhiều hơn và có khoản nợ tín dụng lớn.

nguoi-tre-my-chat-vat-khi-phai-tieu-toi-dong-tiet-kiem-cuoi-cung
Những người thuộc thế hệ Milliennals thường phải chi tiêu nhiều hơn và có khoản nợ tín dụng lớn

Tất nhiên, thế hệ này cũng có xu hướng tiết kiệm tốt hơn, tránh nợ giỏi hơn các thế hệ trước đó. Lý do là vì họ đã được chứng kiến vụ phá sản dotcom (sự kiện Y2K) cũng như đợt khủng hoảng tài chính năm 2008. Dù vậy, việc gián đoạn thu nhập, thất nghiệp đã khiến họ phải chi tiêu tới đồng tiết kiệm cuối cùng, chưa kể còn dễ dính nợ hơn trước.

McBride nhận định: "Bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành trong một cuộc khủng hoảng tài chính khiến người ta không còn ác cảm với nợ nần và ưu tiên chi tiền cho các trường hợp cần kíp. Đại dịch đã chứng tỏ điều đó thông qua ảnh hưởng đối với Gen Z". 

nguoi-tre-my-chat-vat-khi-phai-tieu-toi-dong-tiet-kiem-cuoi-cung
Hiện tại, cứ 7 hộ gia đình ở Mỹ thì có 1 hộ không mắc nợ tín dụng, nhưng họ cũng chẳng còn khoản tiết kiệm khẩn cấp nào

Theo thống kê, hiện số người Mỹ có nợ tín dụng cao hơn tiền tiết kiệm đã giảm nhẹ còn 53% vào tháng 1/2022. Thế nhưng, đây vẫn là con số rất cao khi so với tỷ lệ 44% vào năm 2019. Hiện tại, cứ 7 hộ gia đình ở Mỹ thì có 1 hộ không mắc nợ tín dụng, nhưng họ cũng chẳng còn khoản tiết kiệm khẩn cấp nào. Điều này khiến những hộ gia đình đó đang ở trong tình cảnh nguy hiểm, có thể nợ nần nếu không may có biến cố nào đó như đại dịch xảy ra.

Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, chúng ta nên tiết kiệm nhiều hơn và chi tiêu hợp lý hơn trước. Đồng thời, hãy bắt đầu dành ra một khoản để xây dựng quỹ tiết kiệm khẩn cấp cho mình, phòng trường hợp khó khăn bất ngờ.

Theo CNBC

Xem thêm: Làm sao để quản lý tài chính hiệu quả trong năm 2022: Nắm chắc mẹo kiểm soát dòng tiền là được

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận