Nghịch lý người học giỏi đến mấy vẫn thất nghiệp, học trò kém nay làm giám đốc

Hầu hết chúng ta đều tự nhủ rằng, miễn học giỏi thì sẽ có tương lai rực rỡ, nhưng ngày nay có không ít "biến số" mà chúng ta phải ngỡ ngàng.

Chi Nguyễn
11:00 23/05/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mới đây, trên mạng xã hội Threads có một cuộc tranh luận về học tập và sự nghiệp khiến dân tình tranh luật kịch liệt. Theo đó, tài khoản này viết: "Hồi bé tôi chăm học lắm, nhưng hay bị mọi người xung quanh bảo 'học giỏi ra trường cũng thất nghiệp đấy', 'mấy đứa học giỏi sau này làm nhân viên cho mấy đứa học tệ', 'mấy đứa học ngu sau này làm giám đốc'...".

Quả thực, đây là một nghịch lý mà nhiều người đồng tình, rằng không phải cứ học giỏi là có tương lai tốt. Tất nhiên, cũng có người cho rằng, vấn đề học tập không thể được nhìn nhận "đóng khung" ở trường học mà còn nằm ở tư duy, trải nghiệm.

Nhà giáo Chu Văn An từng nói: "Ta chưa thấy nước nào coi thường sự học mà khá lên được". Chính vì lý do này, trong suốt chiều dài lịch sử nhiều quốc gia, việc học tập vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu. Đây là nền tảng tri thức giúp con người có thể thay đổi tư duy, vận dụng vào thực tế và xây dựng hệ kiến thức sâu rộng cho mình trong nhiều vấn đề cuộc sống.

nghich-ly-nguoi-hoc-gioi-van-that-nghiep-hoc-kem-lam-giam-doc

Dù sao, học tập vẫn là con đường ngắn nhất giúp con người ta đạt được thành công. Con người đều có một thế mạnh riêng, và qua quá trình học tập, chúng ta có thể tìm ra sở trường, sở đoản, và từ đó phát huy tài năng của bản thân mình.

Trước câu hỏi muôn thuở: "Học giỏi để làm gì?", một tài khoản đầy tự tin cho biết: "Mình tâm niệm việc học không phải để có công việc tốt, mà chính là để bản thân được mở mang và biết đến nhiều kiến thức. Học để có công việc chiếm 1, học để mở rộng thế giới quan chiếm đến 10. Mình vẫn luôn cảm thấy tự hào vì đến năm 27 tuổi vẫn theo đuổi sự học".

Việc một người không có thành tích học tập nổi bật, không chịu khó cập nhật bản thân hay "ở không" nhưng một ngày trở thành sếp, lãnh đạo công ty... không phải hiện trạng quá mới trong xã hội ngày nay. Trước điều này, nhiều ý kiến thẳng thắn bày tỏ việc nên ngừng đánh đồng chức vị CEO là thành công bởi chúng chưa thể quyết định được giá trị con người.

nghich-ly-nguoi-hoc-gioi-van-that-nghiep-hoc-kem-lam-giam-doc

Quả đúng là không ít tỷ phú như Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Elon Musk đều bỏ học để theo đuổi đam mê. Nhưng khi nhìn lại tiểu sử của họ, bạn sẽ thấy rằng những người này bẩm sinh tài năng, và họ đều bỏ học trường "top" như Harvard, Stanford,... chứ không phải là cứ thế bỏ nang. Ít ai biết được, ở vị trí người lãnh đạo, họ cũng phải "trầy da tróc vảy" trong suốt nhiều năm liền để tìm tòi, học hỏi kiến thức khắp nơi.

Việc học vẫn phụ thuộc vào sự phù hợp của con người và tương lai của bản thân, học không có mục tiêu rõ ràng thì dù giỏi đến đâu cũng khó lòng thành công được. Ngồi ở một vị trí cao là vấn đề dễ dàng nhưng để mang đến hiệu quả, điều hành được công việc và xử lý được hết thảy các vấn đề phát sinh... thì đòi hỏi người sếp phải giỏi về tư duy, kinh nghiệm và kiến thức.

Học tập không phải là hướng đi duy nhất để thành công. Nhưng đó sẽ là con đường tắt để hiện thực hóa ước mơ. Kể cả nếu chọn con đường học vấn, ta vẫn nên tìm hướng học tập phù hợp với bản thân.

nghich-ly-nguoi-hoc-gioi-van-that-nghiep-hoc-kem-lam-giam-doc

Một tài khoản bày tỏ quan điểm trung lập: "Không phải học mỗi sách vở là giỏi đâu. Cần học nhiều về tư duy và cuộc sống thì mới thành công được. Ngoài ra, học cũng cần có sự chọn lọc chứ không phải giỏi tất cả các môn là thật sự giỏi. Nhiều người học không nhiều nhưng họ giỏi về mặt khác nên trông về kết quả thành tích ở trường lớp thì họ có vẻ 'học dốt' thôi".

Theo Phụ nữ số

Xem thêm: Nghịch lý làm giàu sâu sắc từ triệu phú Robert Kiyosaki: Cố gắng không nợ nần là sai lầm!

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận