Nghệ thuật tiết kiệm Kakeibo Nhật Bản: Thay đổi nhỏ tạo nên dư chấn lớn

Sau khi sống 6 tháng ở Nhật Bản, chuyên gia tư vấn này đã bị mê hoặc bởi nghệ thuật tiết kiệm Kakeibo - khi nhưng thay đổi nhỏ lại tạo nên dư chấn lớn.

Chi Nguyễn
06:00 16/07/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sarah Harvey là một chuyên gia tư vấn xuất bản từng làm việc 6 tháng ở Tokyo, Nhật Bản và ngay lập tức đem lòng yêu mến văn hóa nơi đây. Từ đó, cô viết cuốn sách "Kaizen: The Japanese Secret to Lasting Change" nói về triết lý sống "thay đổi tích cực", khi mà những biến đổi nhỏ cũng có thể khiến ý tưởng táo bạo thành hiện thực. 

Trong một bài viết chia sẻ trên CNBC, nữ chuyên gia đã kể lại kinh nghiệm sống của cô ở Nhật Bản, trong đó có nghệ thuật tiết kiệm Kakeibo đầy sâu sắc. Sarah Harvey cho hay:

nghe-thuat-tiet-kiem-kakeibo-nhat-ban-thay-doi-nho-tao-du-chan-lon
Sarah Harvey là tác giả cuốn sách "Kaizen: The Japanese Secret to Lasting Change"

Sarah Harvey cho hay: "Năm 2017, tôi quyết định nghỉ việc ở một nhà xuất bản ở London rồi chuyển tới Nhật Bản. Tôi rất thích công việc của mình, và cuộc sống ở London rất tuyệt vời, nhưng tôi khao khát có một điều gì đó mới mẻ và khác biệt. Sau khi sống tại Tokyo 6 tháng, tôi đã bị mê hoặc bởi việc những chi tiết tưởng như vụn vặt nhưng đầy ý nghĩa, những thay đổi nhỏ bé mỗi ngày đã tác động lên cuộc sống của người Nhật như thế nào."

Cô cho biết, trải nghiệm này đã giúp cô cải thiện lối sống, đặc biệt là thói quen chi tiêu "phù phiếm và bốc đồng". Khi nghe về phương pháp quản lý tài chính "Kakeibo", Sarah đã hoàn toàn bị thu hút và lập tức trải nghiệp.

Kakeibo là gì?

Kakeibo, phát âm là kah-keh-boh, có nghĩa là "sổ chi tiêu hộ gia đình". Đây là sản phẩm được Hani Motoko, nữ nhà báo đầu tiên Nhật Bản sáng tạo vào năm 1904. Kakeibo là một cách tiếp cận đơn giản, không rườm rà để quản lý tài chính một cách hiệu quả.

nghe-thuat-tiet-kiem-kakeibo-nhat-ban-thay-doi-nho-tao-du-chan-lon
Kakeibo, phát âm là kah-keh-boh, có nghĩa là "sổ chi tiêu hộ gia đình" do nhà báo Hani Motoko sáng tạo

Có một số người chưa bao giờ gặp phải tình trạng mua sắm quá tay, sống một cách thoải mái với chi tiêu thiết yếu. Tuy nhiên, Sarah lại thường xuyên mua sắm tùy theo tâm trạng, có thể là khi cô buồn chán, căng thẳng hoặc không vui. Điều này khiến tâm trạng của cô khá hơn, nhưng nó lại vượt quá khả năng chi trả của cô.

Việc thay đổi thói quen xấu về tài chính là điều không hề dễ dàng, bởi nó đã gắn liền với thói quen hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, Kakeibo đã tồn tại hơn 100 năm qua, và đã đem lại hiệu quả vô cùng bất ngờ trong việc quản lý chi tiêu.

Không cần công nghệ, chỉ cần 1 cuốn sổ 

Kakeibo giúp ta hiểu và trân trọng giá trị tiền bạc, tất cả chỉ cần một cuốn sổ ghi chép tất cả nguồn thu và chi. Ta không cần phải sử dụng bất kì phần mềm, ứng dụng hiện đại nào, ngay cả Excel cũng không cần thiết. Tương tự sổ tay lập kế hoạch, phương pháp này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc viết ra mọi thứ một cách trực quan, là một cách "thiền định" để xử lý và kiểm sát thói quen chi tiêu.

nghe-thuat-tiet-kiem-kakeibo-nhat-ban-thay-doi-nho-tao-du-chan-lon
Kakeibo giúp ta hiểu và trân trọng giá trị tiền bạc, tất cả chỉ cần một cuốn sổ ghi chép tất cả nguồn thu và chi

Việc ghi chép bằng tay có nhiều lợi ích rõ rệt, giúp ta tạo ra những thay đổi tích cực hơn. Đồng thời, bằng cách khuyến khích ghi chép thường xuyên hơn, điều này làm nổi bật các tác nhân đứng đằng sau những thói quen xấu của bạn. Với Kakeibo, ta cần đặt ra những câu hỏi quan trọng trước khi mua bất kỳ món hàng không thiết yếu nào, những thứ ta mua theo cảm hứng mà không thực sự cần tới:

- Tôi có thể sống mà không có món đồ này hay không?

- Dựa trên tình hình tài chính cá nhân, tôi có đủ khả năng chi trả hay không?

- Liệu tôi thực sự sẽ sử dụng nó?

- Tôi có không gian chứa món đồ này không?

- Nơi đầu tiên tôi nhìn thấy món đồ này là ở đâu? (Có phải trên một cuốn tạp chí hay không? Tôi có tình cờ thấy nó sau khi lang thang vào một cửa hàng quà tặng vì đang thấy buồn chán không?)

- Trạng thái cảm xúc của tôi hôm nay là gì? (Bình tĩnh? Căng thẳng? Vui vẻ? Cảm thấy tồi tệ về bản thân?)

- Tôi cảm thấy như thế nào về việc mua món đồ này ? (Hạnh phúc? Vui mừng? Vô cảm? Và cảm giác này sẽ kéo dài bao lâu?)

Với Sarah Harvey, kakeibo là phương pháp tiết kiệm hiệu quả, giúp cô kiểm soát được tài chính của mình. Nó buộc cô phải nghĩ về việc mua sắm và động lực kích thích cô mua chúng. Sau cùng, cô đã biết được rằng những gì mình thực sự "cần" và những gì chỉ là "muốn". 

Kakeibo không phải là thứ tạo ra để cắt bỏ mọi niềm vui trong cuộc sống, đôi khi nó vẫn khuyến khích ta mua sắm để khiến bản thân khá hơn. Chẳng hạn, nếu ta cảm thấy ủ rũ, một bó hoa xinh xắn mà không quá tốn kém có thể là cách để cổ vũ bản thân. Thay vì bắt ta phải thay đổi quá quyết liệt, ta chỉ cần từ từ bỏ đi thói quen xấu thông qua chánh niệm và tích lũy hàng ngày.

5 bí quyết để tạo thói quen chi tiêu hợp lý

nghe-thuat-tiet-kiem-kakeibo-nhat-ban-thay-doi-nho-tao-du-chan-lon
Muốn tiết kiệm hiệu quả, ta cần phải cam kết đặt câu hỏi đúng đắn trước khi thực hiện bất kỳ việc mua sắm đồ không thiết yếu

Sarah cho biết, muốn tiết kiệm hiệu quả, ta cần phải cam kết đặt câu hỏi đúng đắn trước khi thực hiện bất kỳ việc mua sắm đồ không thiết yếu. Dưới dây là 5 bí quyết dựa trên nghệ thuật tiết kiệm Kakeibo:

Cân nhắc trong 24 giờ

Sarah thừa nhận cô từng là một kẻ "nghiên sale", dễ bị cám dỗ bởi khuyến mãi. Điều này đồng nghĩa với việc cô đang tiêu tiền vào những món đồ mà cô biết sẽ không dùng tới. 

Hãy đợi 24 giờ trước khi mua và trả lời câu hỏi liệu ta "muốn" hay "cần" nó. Nếu ta vẫn nghĩ về món hàng vào ngày hôm sau và có đủ khả năng chi trả, hãy mua nó. Như vậy, ta sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn về quyết định của mình.

Kiểm tra số dư ngân hàng thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra xem mình còn bao nhiêu tiền sẽ giúp ta kiểm soát tài chính của mình tốt hơn. Điều đầu tiên mà Sarah làm mỗi sáng là kiểm tra số dư của mình. Có thể lúc đầu đây là một thói quen vô cùng đáng sợ, nhưng ta sẽ dần quen với điều đó.

Chi tiêu bằng tiền mặt

Mua sắm bằng tiền mặt thay vì vô tư quẹt thẻ sẽ khiến ta ý thức hơn về những gì mình đã chi tiêu, từ đó ta sẽ lập ngân sách dễ dàng hơn. Hãy lấy ra một khoản tiền mặt nhất định để sử dụng trong tuần và chỉ chi tiêu từng đó.

Đặt lời nhắc trong ví

Sarah cho biết, bạn cô đã nảy ra ý tưởng tuyệt vời: Dán một dòng chữ vào thẻ tín dụng của cô ấy có nội dung là "Tôi có thực sự cần món đồ này không?". Nhờ vậy, ta sẽ phải cân nhắc lại kĩ càng trước khi mua một món đồ nào đó bằng thẻ tín dụng.

Thay đổi môi trường khiến ta mua sắm

nghe-thuat-tiet-kiem-kakeibo-nhat-ban-thay-doi-nho-tao-du-chan-lon
Kakeibo là việc sử dụng chánh niệm để cắt giảm các khoản mua sắm chỉ khiến ta cảm thấy hạnh phúc nhất thời

Hãy tìm ra đâu là nơi mà tay thường chi tiền nhiều nhất, chẳng hạn khi đang lướt mạng xã hội hay một trang web thương mại điện tử nào đó. Hãy hủy đăng ký hoặc hủy theo dõi, xóa ứng dụng hay dùng thời gian lướt mạng để làm những công việc khác.

Kakeibo là việc sử dụng chánh niệm để cắt giảm các khoản mua sắm chỉ khiến ta cảm thấy hạnh phúc nhất thời. Đôi khi, ta vẫn nên tự thưởng cho bản thân một món đồ không thiết yếu. Những thay đổi nhỏ mà ta thực hiện bằng cách sử dụng kakeibo có thể tác động lớn đến số tiền ta có. Hãy chi tiêu hợp lý và thử ứng dụng nghệ thuật tiết kiệm của người Nhật.

(Theo CNBC)

4 bài học tài chính bất kỳ freelancer nào cũng nên biết: Tỉnh táo để không trở thành một chú cừu ngây thơ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận