Liu Huiping: Tỷ phú tốt nghiệp cấp hai khởi nghiệp từ quán ăn ven đường tới "đế chế thực phẩm" Babi Mantou doanh thu tỷ đô

Từ một chàng trai ở vùng quê nghèo, chỉ học hết cấp 2, Liu Huiping đã khiến nhiều người nể phục khi xây dựng được một "đế chế thực phẩm" Babi Mantou.

Chi Nguyễn
07:00 03/07/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Liu Huiping (刘会平) là người sáng lập Babi Foods, đã biến Babi Mantou (巴比馒头) từ một quán ăn ven đường thành chuỗi thương hiệu thành công. Babi Mantou có khoảng 16 cửa hàng trực tiếp và 2.915 cửa hàng nhượng quyền tính tới cuối tháng 12/2020, xuất hiện ở nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Giang Tô,... Theo số liệu từ năm 2018, doanh thu một năm của công ty rơi vào khoảng 300 triệu NDT, với lợi nhuận lên tới 30%. Thành công đến vậy, nhưng không phải ai cũng biết rằng Liu Huiping vốn xuất thân nghèo khổ, chỉ được đi học hết cấp 2.

Chàng trai ở vùng quê nghèo có truyền thống làm bánh

Liu Huiping sinh năm 1977 tại An Khánh, An Huy - thị trấn nhỏ có biệt danh là "quê hương của bậc thầy bánh bao Trung Quốc". Được biết, nhiều người dân nơi đây có "gen" làm bánh, khi hơn một nửa trong số 30.000 người dân nơi đây đã tham gia vào ngành bánh bao của Trung Quốc.

liu-huiping-ty-phu-tot-nghiep-cap-hai-xay-dung-de-che-thuc-pham
Liu Huiping sinh ra tại An Huy - thị trấn nhỏ có biệt danh là "quê hương của bậc thầy bánh bao Trung Quốc"

Được biết, sau khi học xong cấp 2, Liu Huiping đã bỏ học và đi học làm bánh. Giống như nhiều người trẻ muốn khởi nghiệp khác, anh đã tới Quý Châu, quảng Tây và Thường Châu học hỏi. Năm 1997, chàng thanh niên 19 tuổi vay được 4.000 NDT, cầm cố chiếc đồng hồ giá trị cho chủ thuê rồi mở cửa hàng đầu tiên ở quận Hoàng Phố, Thượng Hải. Khi đó, cửa hàng "Master Liu Dabao" của anh chuyên bán bánh bao, màn thầu và các sản phẩm mì khác.

Những lần thất bại đau đớn

Dù bắt đầu với rất nhiều kì vọng, cửa hàng của Liu Huiping đã phải đóng cửa chỉ sau 15 ngày. Nguyên do một phần do sự thiếu kinh nghiệm của anh, lại thêm việc không biết khẩu vị của dân địa phương. Sau đó, Huiping 2 lần khởi nghiệp với quán bún, nhưng tất cả đều thất bại. Sau 2 năm, anh chẳng những không kiếm được tiền mà còn thua lỗ nặng nề.

liu-huiping-ty-phu-tot-nghiep-cap-hai-xay-dung-de-che-thuc-pham
Dù bắt đầu với rất nhiều kì vọng, cửa hàng của Liu Huiping đã phải đóng cửa chỉ sau 15 ngày

Sau khi phân tích nguyên nhân, anh nhận ra vị trí và hương vị là hai thứ rất quan trọng với khách hàng. Vì thế, anh đã quyết định thuê một đầu bếp với mức lương cao để nấu ăn. Vị đầu bếp này là người rất quen với khẩu vị của người dân Thượng Hải, hơn nữa ông ta biết làm rất nhiều chiêu trò để thu hút khách hàng. Từ đó, công việc kinh doanh của cửa hàng ngày một khởi sắc.

Thế nhưng, chưa kịp vui mừng, nhiều người thấy mô hình của Hiuping ăn nên làm ra nên đã tìm cách "nhân bản". Từ đó, nhiều cửa hàng "đạo nhái" ra đời, với nhiều lợi thế hơn, khiến cửa hàng của Hiuping ngày càng thua lỗ và buộc phải đóng cửa.

Chiếc bánh 2 NDT khởi đầu thành công

Không bỏ cuộc, Liu Hiuping quyết định bắt tay vào làm lại từ đầu và quay trở lại Thượng Hải. Để món bánh bao của mình trở nên hấp dẫn, anh dậy sớm mỗi ngày để mua rau tươi và chọn thị lượng chất lượng cao. Không phải ngẫu nhiên mà tiệm mantou của Liu lại được yêu thích đến thế, phần lớn là do hương vị ngon lành đặc biệt.

liu-huiping-ty-phu-tot-nghiep-cap-hai-xay-dung-de-che-thuc-pham
Hiuping chọn mua thịt tươi và ngon nhất để làm nhân bánh, mặc dù đắt hơn giá bán lẻ

Liu Hiuping chia sẻ, anh chọn mua thịt tươi và ngon nhất để làm nhân bánh, mặc dù đắt hơn giá bán lẻ từ 50% đến 80% so với giá bán lẻ của thịt thông thường. Anh cũng yêu cầu rất cao với các loại rau củ, chẳng hạn như mận khô phải là mận khô Thiệu Hưng, rau củ tươi ngon,... 

Không chỉ vậy, anh quyết định hấp bánh bao của mình theo cách khác. Khi đó, nhiều quán ăn thời đó thường theo phong cách "bánh tráng phơi sương", làm sẵn thật nhiều và khi không có khách thì để bánh trong nồi, cứ thế bán từ sáng đến chiều. Còn Hiuping chỉ bán toàn bộ món ăn trong vòng nửa giờ, sau đó mới làm mẻ bánh mới. Anh đảm bảo với khách hàng rằng tất cả những chiếc bánh được bán ra đều là bánh tươi được hấp trong vòng 30 phút.

liu-huiping-ty-phu-tot-nghiep-cap-hai-xay-dung-de-che-thuc-pham
Anh đảm bảo với khách hàng rằng tất cả những chiếc bánh được bán ra đều là bánh tươi được hấp trong vòng 30 phút

Hương vị độc đáo và nguyên liệu luôn tươi ngon đã giúp thương hiệu bánh bao của anh chiếm được cảm tình của khách hàng. Sau một thời gian, ngày càng nhiều cửa hàng được mở ra. Hai năm sau, Master Liu Dabao chính thức đổi tên thành Babi Mantou. Anh chọn cái tên "Babi Mantou" vì cho rằng nó "hấp dẫn" và khách hàng chủ yếu là người trẻ tuổi và nhân viên văn phòng.

Bài học kinh doanh từ ông chủ U50

liu-huiping-ty-phu-tot-nghiep-cap-hai-xay-dung-de-che-thuc-pham
Sau khi cải tiến thương hiệu của mình, Babi Mantou ngày càng nổi tiếng và thu hút nhiều khách hàng hơn

Theo trí nhớ của nhiều người, ban đầu quán ăn của Huiping nằm ở bên vỉa hè, vợ chồng anh ngày nào cũng bận tối mắt tối mũi. Thế nhưng, khi đó khách ít, lãi ít, làm ăn rất vất vả. Sau khi quyết định cải tiến thương hiệu của mình, Babi Mantou ngày càng nổi tiếng và thu hút nhiều khách hàng hơn.

Được biết, thiết kế menu của Babi Mantou dựa trên Mcdonald's, với việc giữ nguyên các sản phẩm truyền thống và tung ra một số sản phẩm giới hạn mỗi tháng hoặc quý. Hiuping cho rằng, các sản phẩm truyền thống vẫn được người tiêu dùng ưa thích, còn sản phẩm sáng tạo dù phổ biến đến đâu thì cũng không có đóng góp cao vào doanh thu.

liu-huiping-ty-phu-tot-ng
Manu của Babi Mantou dựa trên Mcdonald's, giữ nguyên các sản phẩm truyền thống và tung ra một số sản phẩm giới hạn mỗi tháng hoặc quý

Bên cạnh đó, Babi Mantou cũng bán các loại bánh bao trong gói quà, đặc biệt ra mắt nhiều sản phẩm mới trong dịp như Tết Trung thu. Giống như bánh trung thu, nhiều người Trung Quốc cũng rất thích ăn bánh bao vào dịp này, và đó là cơ hội tốt để kinh doanh. Thương hiệu của Huiping cũng liên kết với nhiều cửa hàng tiện lợi, nơi người tiêu dùng có thể đến mua trực tiếp hoặc order sản phẩm để giao tới tận nhà.

Chưa dừng lại ở đó, vị tỷ phú này còn đăng ký và thành lập China Drinks vào năm 2008, sau đó lập ra Babi Catering là công ty con. Anh muốn xây dựng một chuỗi công nghiệp hoàn chỉnh, với các thương hiệu nhỏ thuộc tập đoàn lớn phục vụ nhiều mặt hàng khác nhau. Tính đến năm 2020, anh đã có 16 cửa hàng bán trực tiếp, 2.915 cửa hàng nhượng quyền. Ngoài việc phát triển thị trường tại Thượng Hải, trong tương lai, công ty sẽ tập trung phát triển thị trường khu vực Bắc Trung Quốc và Nam Trung Quốc, và từng bước mở rộng kinh doanh ra cả nước.

liu-huiping-ty-phu-tot-nghiep-cap-hai-xay-dung-de-che-thuc-pham
Tôi đã khóc khi phải đóng cửa hàng đầu tiên vì đã mất trắng 5.000 NDT

Tỷ phú 44 tuổi này từng nói: "Tôi chưa bao giờ rơi nước mắt trong kinh doanh, chỉ trừ một lần duy nhất khi phải đóng cửa hàng đầu tiên vì đã mất trắng 5.000 NDT". Từ một cửa hiệu nhỏ bán bánh bao giá 0,7 NDT, thương hiệu của anh đã phát triển vượt bậc sau 17 năm, với doanh thu khoảng 2 tỷ NDT/năm. Hiện tại, Liu Huiping và vợ là Ding Shimei cùng nhau nắm giữ 80,76% cổ phần của Babi Foods. Dựa trên giá trị thị trường mới nhất, cả hai có giá trị ròng hơn 5,8 tỷ NDT.

Không an phận làm việc ở Big4, chàng trai nghèo đổi đời nhờ đầu tư bất động sản và sở hữu 20 căn nhà ở tuổi 25

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận