Lạm phát khiến dân công sở chật vật vì thứ gì cũng tăng mà lương vẫn thấp
Do ảnh hưởng của lạm phát, mọi chi tiêu của dân công sở đang trở nên đắt đỏ hơn trước, nhất là khi tiền lương của họ vẫn y nguyên.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt với tình trạng giảm thu nhập hay mất việc làm. Lúc đó, tôi nghĩ ai ai cũng chỉ muốn đi làm trở lại, hoặc chí ít là có thu nhập ổn định.
Nào ngờ, khi dịch dần được kiểm soát, và mọi người đi làm trở lại, họ lại phải đối mặt với vấn đề mới. Ăn uống, đi lại, cho con đi nhà trẻ,... tất cả đều tăng giá vùn vụt. Lạm phát và những biến cố chính trị đã khiến dân công sở trở nên khốn khó, đốt cháy ví tiền của họ. Tình hình càng trở nên tệ hơn với người lao động như tôi, khi tiền lương không theo kịp thời thế. Dưới đây là một số sinh hoạt phí đang ngày một gia tăng khiến hoạt động làm việc trực tiếp trở nên tốn kém hơn.
Ăn uống tại văn phòng
Trước kia, việc ăn trưa và nhâm nhi cafe với đồng nghiệp là thú vui mà nhiều dân công sở mong đợi. Thế nhưng, khi đi làm trở lại, nhiều người lại cảm thấy chật vật khi khoản chi này tăng đáng kể.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ hồi đầu tháng 5, chỉ số đồ ăn hàng quán đã tăng 7,2% so với năm ngoái. Giá lương thực trong tháng 4 đã tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 4 năm 1981, Cục Thống kê Lao động cho biết. Từ đồ ăn nhanh cho đến những hãng cafe đình đám như Starbucks, mọi thế đều tăng giá.
Kelly Yau McClay (Maryland) cho hay: "Lạm phát bữa trưa là có thật 100%, mọi thứ đều đắt hơn. Trước đây, bạn có thể ăn trưa với giá từ 7 đến 12 USD. Bây giờ, bạn khó có thể ăn một bữa trưa tươm tất với giá dưới 15 USD".
Cô cho biết, bản thân đang làm việc xây dựng thương hiệu và tiếp thị cho một công ty bất động sản. Thế nhưng, đại dịch ập đến khiến mọi việc ngưng trệ hồi tháng 4/2020, khiến cô phải làm việc online toàn thời gian cho đến tháng 10/2021. Giờ đây khi mọi thứ bình thường trở lại, cô đi làm 3 ngày/tuần. Ước tính, mỗi ngày cô chi khoảng 30-35 USD để mua đồ ăn trưa, cafe, gửi xe,...

Tại Canada, các chủ nhà hàng, quán bar và quán café đã chờ đợi ngày mở cửa trở lại từ lâu. Tuy nhiên, những nhân viên văn phòng cảm thấy khá ngỡ ngàng khi xem thực đơn ở cửa hàng. Đó là bởi vì hoá đơn bữa trưa tăng còn nhanh hơn tỷ lệ lạm phát. Nhiều mặt hàng mua mang về hoặc ăn tối cũng đã tăng mạnh, ví dụ như bánh mì kẹp tăng 26%, salad tăng 25%, bánh mì sandwich tăng 20%...
Tất nhiên, cũng có không ít người cảm thấy nhẹ nhóm khi trở lajivawn phòng. Sara Hill, người làm việc trong ngành bảo hiểm tại New York cho biết tiền chi cho thực phẩm của mình tăng lên, khi cô và 4 đứa con ở nhà do dịch. Cô nói: "Tôi ăn nhiều thức ăn hơn vì ở gần bếp hơn... chi tiêu cho thực phẩm vẫn tăng lên vì cả nhà đều ở nhà".
Chi phí đi lại
Quay trở lại văn phòng đồng nghĩa với việc ta phải chi trả nhiều hơn để mua xăng xe. Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới cao kỷ lục, việc đổ xăng thường xuyên vô cùng tốn kém.
Theo AAA, mức giá trung bình cho 1 gallon xăng thông thường tại Mỹ là 4,6 USD,trong khi cách đây 1 năm thì mức giá chỉ là 2,44 USD. Mike Tobin (Florida) đã mua một chiếc minivan vào tháng 8/2020. Vào thời điểm đó, anh cho biết chi phí đổ đầy bình khoảng 40 USD, nhưng giờ đã lên gần tới 75 USD

Theo Sara, giá xăng cao ngất ngưởng đã khiến cô phải thay đổi lịch trình đi làm. Cô nói: "Tôi cố gắng sắp xếp những ngày tôi đến văn phòng. Tôi thu xếp làm mọi việc có thể sau giờ tan tầm hoặc giờ nghỉ trưa, vì đó là ngày cô sử dụng xe ô tô". Nếu hôm nào làm việc tại nhà, cô sẽ hạn chế ra khỏi nhà hết mức.
Đối với Yau McClay, bất kỳ ngày nào cô đi làm, cô đều phải trả phí gửi xe. Trước đây, một giờ gửi xe có giá 1 USD, nhưng mức giá đã tăng thêm 50 cent vào đầu năm 2022. Mỗi ngày, Yau McClay trả 12 USD phí gửi xe, tăng 8 USD so với trước đây. Chưa kể, cô còn phải cắt tóc, trang điểm và mua quần áo mới vì yêu cầu của công việc, và mọi thứ đều đắt đỏ hơn rất nhiều.
Trông trẻ

Khi phải đi làm trở lại, điều mà các bậc cha mẹ lo lắng nhất là trông trẻ ra sao. Chi phí chăm sóc con cái luôn là một trong những khoản tiền lớn nhất, và chi phí đó cũng đang ngày càng đắt đỏ hơn. Theo Child Care Aware of America, vào năm 2020, chi phí chăm sóc trẻ em trung bình hàng năm trên toàn nước Mỹ là 10.174 USD.
McClay tâm sự, hồi tháng 9/2022, cô gửi con gái 3 ở một trung tâm giữ trẻ gần nhà với giá 2.150 USD/tháng. Mỗi khi con cô lên lớp, trung tâm lại ra thông báo tăng học phí, khiến chi phí không giảm mà còn tăng 200 USD/tháng.
Theo CNN, City News
Xem thêm: E ngại lạm phát tăng cao, người có vốn mỏng nên đầu tư bất động sản thế nào để có lãi?
Đọc thêm
Từng tiêu xài phung phí khi bắt đầu kiếm ra tiền, chàng kỹ sư Google này đã "xốc" lại tinh thần và sống tiết kiệm để có tương lai ổn định.
Mắc phải 4 sai lầm tài chính dưới đây, người trẻ dù muốn làm giàu hay tiết kiệm thế nào cũng sẽ gặp khó, vì vậy tốt hơn hết hãy thay đổi từ sớm.
Thời gian gần đây, khi giá trị đồng yên trở nên "yếu" hơn trước đây vì lạm phát, người dân Nhật Bản dần rơi vào tình trạng khốn khổ.
Tin liên quan
Tại Phần Lan, học sinh bắt đầu giờ học lúc 9h30, kết thúc trước 14h30. Trẻ em đến trường không phải làm bài kiểm tra, không có hình thức kỷ luật, thậm chí không có bài về nhà. Dù vậy, Phần Lan luôn là quốc gia đứng top trong bảng xếp hạng học tập.
Hội chứng ám ảnh tình yêu Adele được giới nghiên cứu tâm lý xếp vào 1 trong 10 bệnh tâm lý 'huyền bí' nhất hiện nay. Căn bệnh này có thể khiến một con người từ vui vẻ, yêu đời, trở thành một cá thể điên loạn, thần trí bất minh sau khi không được đáp trả tình cảm theo cách bản thân mong muốn.
Vào lúc 22h ngày 2/6, U23 Việt Nam vs U23 Thái Lan sẽ có cuộc đối đầu tại Uzbekistan. Vậy người hâm mộ có thể thao dõi trận báu này ở đâu, kênh nào?
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.