Những người trẻ đau đầu vì biết có làm lụng vất vả 20 năm cũng không đủ tiền mua nhà phố
Tôi biết rằng rất nhiều người trẻ sau khi tan làm phải trở về phòng trọ chật như nêm cối, mệt mỏi mà tự hỏi: Bao giờ mới mua nhà?

Quan điểm "an cư lạc nghiệp" của người châu Á đã được hình thành, truyền bá và tiếp thu qua nhiều thế hệ. Không khó để thấy các bộ phim của Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam chú trọng tái hiện hình ảnh gia đình nhiều thế hệ quây quần vui vẻ dưới một mái nhà.
Các cụ ngày xưa có câu "tậu trâu, cưới vợ, làm nhà", ám chỉ 3 cột mốc quan trọng của con người. Trong đó, việc xây nhà được xem là thành tựu cuối cùng, là đích đến ai cũng muốn. Không khó để thấy thế hệ ông bà, cha mẹ chúng ta đề cao và khao khát việc sở hữu một ngôi nhà tươm tất thế nào.

Mỗi dịp lễ Tết, cả gia đình sum vầy bên nhau, câu cửa miệng được nghe thấy nhiều nhất chắc chắn liên quan đến nhà đất. Họ hỏi: "Tết năm nay nhà bác sắm sửa được gì rồi?", "Nhà chú năm nay bày vẽ gì đón Tết?"... Dù hoàn cảnh khó khăn thế nào, dịp lễ lạt như vậy, gia chủ sẽ cố gắng khoác cho căn nhà tấm áo mới. Ngôi nhà đã không còn là một loại hình bất động sản nữa, mà là một biểu tượng của văn hóa gia đình, văn hóa cộng đồng xã hội.
Theo thời gian, lối suy nghĩ "nhất nhà, nhì vợ" dần dà đã có nhiều đổi khác. Khi thế giới dần được nối liền về một mối nhờ hệ thống giao thông và công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, chủ nghĩa xê dịch ngày càng được ưa chuộng. Những căn hộ homestay, airbnb,... mọc lên như nấm, nhăm nhe thay thế nhà ở truyền thống.
Nhưng rồi, dịch COVID-19 bất ngờ xảy ra, kéo theo đó là những chuỗi ngày giãn cách xã hội dài đằng đẵng. Người ta lại chuyển từ xê dịch về định cư, và suy nghĩ nhất định phải mua nhà, mua đất lại rộ lên lần nữa. Đó cũng là lý do mà giữa mùa dịch khốn khó, sốt đất với bùng lên ở nhiều tỉnh thành.

Khi xu hướng đô thị hóa đang dần lan tỏa khắp các ngõ ngách, số lượng người dịch chuyển từ nhiều địa phương về các siêu đô thị ngày càng gia tăng, mặc dù quỹ đất luôn có hạn. Tình trạng nhiều gia đình tại Seoul (Hàn Quốc), HongKong, Đài Loan,... phải sống chen chúc trong một căn nhà thuê với diện tích sử dụng chỉ 10-20 m vuông đã không còn là tin tức mới mẻ.
Tôi thấy đây là viễn cảnh không còn xa ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Tin tức giá nhà đất ở thủ đô đã chạm ngưỡng 400 triệu đồng một mét vuông đã khiến nhiều cư dân thị thành bàng hoàng. Trong khi đó, mức lương khởi điểm của sinh viên vừa ra trường chỉ tầm 5-7 triệu đồng.
Với mức lương đó, ước mơ mua nhà, mua đất ngày càng xa vời. Dù họ tiết kiệm thế nào, đầu tư ra sao, người trẻ đang sống "ký sinh" tại các đô thị lớn cũng khó có thể sở hữu một căn nhà trong 10 năm, 20 năm hay thậm chí là cả đời. Cảm giác chông chênh của những người trẻ khi rệu rã trở về căn phòng trọ 20-25 mét vuông là điều khó tránh khỏi.

Gánh nặng mua nhà đã và đang trở thành nỗi ám ảnh tâm lý với nhiều người trẻ ở thành phố. "Khi nào mới đủ tiền mua nhà?", "Bao giờ mới được ở trong ngôi nhà của chính mình?"... là những câu hỏi xoay vần trong tâm trí của thế hệ chúng tôi. Những căn phòng tạm bợ thuê mướn chỉ là chỗ trú chân, nơi tạm nghỉ. Trên những giao lộ tấp nập người và xe, ta dễ dàng có thể bắt gặp những ánh mắt bất an bởi suy nghĩ không biết về đâu, không biết đâu là "nhà".
*Bài viết tổng hợp theo chia sẻ của bạn Linh Vũ, mang quan điểm cá nhân của tác giả.
Theo VnExpress
Xem thêm: Lương chồng tuy chẳng thấm vào đâu, nhưng nhờ vợ đảm tằn tiện tích cóp mà thành công mua nhà
Đọc thêm
Sau nhiều năm đi làm, tôi tích cóp được khoảng 500 triệu đồng. Suy đi tính lại nhiều hôm, tôi quyết định đầu tư mua đất thay vì mua nhà.
Từ chỗ chỉ biết dồn hết tiền vào tiết kiệm, tôi đã thay đổi suy nghĩ và thử sức đầu tư chứng khoán, mua nhà và chuẩn bị nghỉ hưu sớm.
Những dân chuyên đầu tư bất động sản đã chỉ ra 5 sai lầm chí mạng khi đi mua nhà người trẻ dễ mắc, khiến họ "tiền mất, tật mang".
Tin liên quan
Bùi Anh Đức (THPT chuyên Sơn La) mới đây đã xuất sắc giành chiến thắng trước 3 đối thủ còn lại tại cuộc thi Quý III và đã mang cầu truyền hình trực tiếp Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 22 về Sơn La.
Trong cuốn sách của mình, con trai của Warren Buffett - Peter Buffett đã trả lời câu hỏi đắt giá: Vì sao ông lại thành công đến thế?
Sau những ngày nắng nóng, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đón đợt mưa dông, nhiều nơi mưa rất to, nhất là khu vực vùng núi.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.