Elon Musk khẳng định người không bằng cấp vẫn có thể làm ở Tesla, chỉ cần vượt qua bài test "hack não" này

Elon Musk là một thiên tài và cũng là kẻ lập dị, đương nhiên vị tỷ phú này cũng có cách tuyển dụng rất riêng mà không cần dựa vào bằng cấp.

Chi Nguyễn
08:30 14/06/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Elon Musk là tỷ phú giàu nhất thế giới, và cũng là người giàu "ngông" với những phát ngôn khác lạ. Ông từng nói rằng: "Đại học về cơ bản là để giải trí chứ không phải để học". Theo Musk, điều quan trọng là kiến thức và kỹ năng thực tế, chứ không phải là tấm bằng.

Quả thực, Tesla và SpaceX tuyển dụng nhân tài không phải qua bằng cấp, thứ mà nhiều lãnh đạo khác rất chú tâm. Thoạt nghe nhiều người cho rằng đây là công ty tuyển dụng quá "dễ dãi", nhưng thực tế thì sao? Trước khi được nhận, ứng viên buộc phải vượt qua 2 bài test "hack não" để chứng minh khả năng bản thân, cụ thể:

Kiểm tra kỹ năng mềm

Việc học hay bỏ học đại học vẫn gây ra nhiều tranh cãi, nhưng với Elon Musk, ông quan trọng trải nghiệm hơn học vấn, bởi trải nghiệm cũng là giáo dục. Một báo cáo từ Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng Hoa Kỳ (AACU) đã chứng minh lý thuyết của ông chủ Tesla là có cơ sở.

khong-bang-van-duoc-vao-tesla-mien-la-qua-test-tu-duy-cua-elon-musk
Với Elon Musk, ông quan trọng trải nghiệm hơn học vấn, bởi trải nghiệm cũng là giáo dục

Theo nghiên cứu của AACU, 3/4 nhà tuyển dụng tin rằng việc học đại học là cần hiết. Thế nhưng, thứ quan trọng không phải là chương trình giảng dạy, mà là các kỹ năng mềm sinh viên học được. Giáo dục không chỉ là kiến thức đơn thuần, mà còn phải bao hàm cả trải nghiệm trực tiếp.

Một trong những câu hỏi mà Elon Musk thường hỏi ứng viên là: "Bạn đang đứng trên bề mặt Trái Đất. Sau đó, bạn bước 1.609 mét về phía Nam, 1.609 mét về phía Tây và 1.609 mét về phía Bắc. Nhưng cuối cùng, bạn vẫn đang ở chỗ ban đầu. Vậy bạn đang ở đâu?".

Câu trả lời ở đây chính là Cực Bắc - một câu hỏi mà phần lớn ứng viên có thể trả lời. Các kinh tuyến rên Trái Đất sẽ tụ về hai điểm cực Bắc và cực Nam. Ở cực Bắc, đi về hướng nào thì đó cũng sẽ là hướng Nam. Khi đi theo miêu tả này, bạn sẽ dừng lại ở nơi mình bắt đầu.

Tuy nhiên, sau câu hỏi này, vị tỷ phú giàu nhất thế giới còn có 1 câu hỏi khác. Đó là: "Ngoài ra còn ở đâu khác nữa?". Câu trả lời là đâu đó gần cực Nam, tuy nhiên, rất ít người đưa ra câu trả lời này. Đây là câu hỏi để các ứng viên có thể giải thích lý do cho câu trả lời, cũng là cách để Musk nhận ra ứng viên sẽ giải quyết vấn đề ra sao.

Kiểm tra cách xử lý vấn đề

Elon Musk luôn lãnh đạo áp dụng các quy trình và chiến lược kỹ thuật vào các khía cạnh khác của doanh nghiệp - và cuộc sống của mình. Theo ông, quá trình tuyển dụng ứng viên tương tự như kiểm tra sản phẩm trên diện rộng.

Thay vì đánh giá năng lực thực tế của ứng viên, nhiều công ty chỉ kiểm tra kiến thức. Đây sẽ là một sai lầm chí mạng khi đi vào thực tiễn, bởi ghi nhớ và hiểu biết là hai điều khác biệt. Vị tỷ phú này cho rằng, nhà tuyển dụng nên đặt các ứng viên vào những câu hỏi yêu cầu trải nghiệm thực tế.

khong-bang-van-duoc-vao-tesla-mien-la-qua-test-tu-duy-cua-elon-musk
Tôi chỉ hỏi cùng 1 câu thôi. Kể cho tôi nghe một số vấn đề khó khăn nhất mà anh/chị đã đối mặt và cách giải quyết chúng

Elon Musk từng tiết lộ, với câu hỏi kiểu này, ông chỉ luôn hỏi cùng 1 điều. Ông nói: "Tôi chỉ hỏi cùng 1 câu thôi. Kể cho tôi nghe một số vấn đề khó khăn nhất mà anh/chị đã đối mặt và cách giải quyết chúng". Sau đó, CEO Tesla giải thích, đây là cách để ta biết ai là người đã trực tiếp giải quyết vấn đề. 

Chỉ những ai đã đối mặt với khó khăn mới không quên cách vượt qua nó, họ sẽ nhớ vanh vách các tiểu tiết. Trong khi đó, những người không trung thực trong cuộc phỏng vấn thường chỉ nói chung chung, lan man và thiếu thuyết phục.

Phương pháp này của Elon Musk đã được chứng minh là có hiệu quả về mặt khoa học. Tạp chí nghiên cứu ứng dụng trí nhớ và nhận thức từng gợi ý cách để phát hiện ứng viên không trung thực. Đó là, nhà tuyển dụng hãy yêu cầu ứng viên nói thêm về vấn đề và đi sâu vào chi tiết. Đây là phương pháp AIM (Asymmetric Information Management) - kỹ năng quản lý thông tin bất đối xứng.

khong-bang-van-duoc-vao-tesla-mien-la-qua-test-tu-duy-cua-elon-musk-3
AIM (Asymmetric Information Management) - kỹ năng quản lý thông tin bất đối xứng là phương pháp giúp nhà tuyển dụng nhận ra ai nói dối

Đây là phương pháp được thiết kế để các nghi phạm có công cụ rõ ràng nhằm chứng minh họ vô tội hoặc có tội với điều tra viên. Các chi tiết nhỏ là mạch máu của cuộc điều tra pháp y và có thể cung cấp cho các nhà điều tra các sự kiện để kiểm tra và các nhân chứng để thẩm vấn. Trong đó, các báo cáo dài hơn, chi tiết hơn thường chứa nhiều manh mối dẫn đến sự lừa dối hơn là các báo cáo ngắn.

Cody Porter, một trong những nhà nghiên cứu về AIM từng viết: "Những chi tiết nhỏ do nhân chứng cung cấp là phần quan trọng của các cuộc điều tra pháp y. Người phỏng vấn nên hướng dẫn rõ ràng cho người được phỏng vấn rằng nếu họ cung cấp những lời khai dài hơn, chi tiết hơn về vụ việc, điều tra viên sẽ có thể nhận ra họ nói thật hay nói dối". Tất nhiên, chẳng ai muốn thuê một nhân viên chỉ biết nói mà không biết làm. Vì thế, hãy cố gắng thành thật khi tuyển dụng, và đừng tìm cách qua mặt người khác.

Theo Trí thức trẻ

Xem thêm: Tham vọng không tưởng của Elon Musk: "Con người bất tử khi tải não người vào robot"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận