Những hộp cơm từ thiện "đầy chữ" gửi tặng bệnh nhân F0 và lực lượng y bác sĩ tuyến đầu ở TP.HCM
Hơn 1 tháng qua, giảng viên ĐH Nguyễn Tất Thành (TP.HCM) đã cùng nhau chuẩn bị hộp cơm từ thiện với những lời nhắn động viên gửi tặng F0 và y bác sĩ tuyến đầu.

Những hộp cơm từ thiện "đầy chữ"
Được biết, các giảng viên khoa Du lịch và Việt Nam học, ĐH Nguyễn Tất Thành đã tham gia mở bếp ăn từ thiện, thuộc chuỗi hoạt động của quỹ thiện nguyện Sài Gòn Thương. Họ vi vọng có thể san sẻ khó khăn, vất vả cho sinh viên trong thời điểm giãn cách xã hội ở TP.HCM.
Ngày 23/8, thành phố thực hiện siết chặt giãn cách và hạn chế di chuyển, từ đó gian bếp của các giảng viên đã chuyển sang nấu cơm từ thiện cho bệnh nhân COVID-19, người nghèo và lực lượng y bác sĩ tuyến đầu.

Ban đầu, bếp ăn chuẩn bị khoảng 300 suất cơm mỗi ngày, đính kèm là tờ giấy ghi những thông điệp động viên tinh thần. Các thành viên tin rằng, đây sẽ là động lực để mọi người mạnh mẽ hơn, cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Hành động của các thầy cô đã nhận được phản hồi tích cực của bệnh nhân, và họ đã tìm cách đầu tư thêm cho hoạt động ý nghĩa này.
Nhiếp ảnh gia Phạm Phúc Lợi là người đã nảy ra ý tưởng viết lời động viên lên hộp cơm, thay vì in giấy như trước. Mỗi buổi trưa, anh lại dành khoảng 30 phút để chuẩn bị những hộp cơm "đầy chữ", với những câu nói hài hước, cổ vũ tinh thần gửi đến người dân và lực lượng tuyến đầu. Đó là những câu thơ "con cóc" như sau:


- Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm san sẻ tháng ngày Cô - Vy.
- Cá không ăn muối cá ươn, hôm nay món cá không ươn, thơm lừng".
- Chưa một ngày nấu cơm cho vợ, mà hôm nay nấu cả chợ “tình thương.
- Dịch bệnh chưa thể mua cua, hôm nay tạm món cà chua sốt cà.
- Người nấu xa vợ 2 tháng, nên tấm lòng trong sáng như cơm.
Anh Lợi tâm sự: "Trong giai đoạn dịch bệnh, ngoài sức khỏe thì tinh thần là một yếu tố quan trọng. Lạc quan đã giúp tôi vượt qua biến cố của cuộc đời, vì vậy tôi hiểu giá trị tinh thần quý báu đến thế nào".
Vừa nấu cơm từ thiện, vừa lo giảng dạy
300 suất ăn mỗi ngày không phải là con số quá lớn so với những bếp cơm từ thiện khác đang hoạt động ở Sài Gòn. Thế nhưng, để các giáo viên có thể duy trì được công việc này trong suốt thời gian qua, đặc biệt là khi đã bắt đầu năm học mới quả thực không hề dễ dàng.

Để đảm bảo an toàn và tránh lây nhiễm, gian bếp được hoạt động theo mô hình khép kín, cứ 3 ngày lại test nhanh COVID-19. Họ phải tạm rời xa gia đình, khăn gói ở lại trường và tham gia nấu ăn trong suốt 2 tháng qua. Căn bếp có khoảng 10 thành viên đều là giảng viên, mỗi ngày vừa tập trung nấu nướng, vừa lo công tác giảng dạy. Đã có lúc, cả gian bếp phải làm việc trong im lặng để các thầy cô giáo nào đó vào ca dạy.
Anh Lợi cho biết: "Bình thường nấu ở nhà cho gia đình ăn đã mệt rồi, chứ đừng nói là ngày nào cũng phải nấu mấy trăm phần". Dù vậy, họ quyết không để những mệt mỏi, vất vả làm tinh thần sụt giảm.

Mỗi buổi chiều, sau khi chuyển hết cơm từ thiện, các thầy cô lại rủ nhau chơi thể thao, trò chuyện tâm tình. Họ nghĩ ra các chương trình giải trí như "Ép bạn nghe đài", "Kể chuyện bé nghe" để cùng nhau trải lòng, vơi đi nỗi nhớ gia đình. Anh Lợi tâm sự: "Tôi nhận ra bản thân thật may mắn, vì vậy tự nhủ phải làm nhiều hơn cho cộng đồng".
Xem thêm: Vẫn còn nhiều nghệ sĩ Việt âm thầm cống hiến vì cộng đồng: Tự làm từ thiện theo năng lực của mình
Đọc thêm
Bức thư cảm ơn giấu trong hộp quà mà người phụ nữ tới nhận tro cốt người cha mắc COVID-19 gửi tặng các anh bộ đội khiến nhiều người xúc động.
NSND Trịnh Kim Chi đại diện cho Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh đứa ra nhận 10 tấn gạo mà MC Quyền Linh hỗ quyên góp hỗ trợ các anh chị em nghệ sĩ, nhân viên gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Chỉ cầm 90k trong ví, hai anh em làm thuê ở Đắk Nông đã gặp không ít khó khăn trên hành trình gần 300 km về Tây Ninh để chịu tang cha.
Tin liên quan
10 nữ dân quân Hạ Lam (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) là minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc cứu nước vĩ đại. Giờ đây, tên tuổi của các chị đã trở thành huyền thoại, niềm tự hào về 1 quá khứ hào hùng của dân tộc.
Thông cảm nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu nỗi đau khổ của họ, hiểu sự khát khao của họ, và hiểu cả những lầm lỗi của họ.
Câu chuyện dưới đây mang đến cho ta cảm nhận ấm áp về cuộc đời, về những con người sẵn sàng cho đi mà không cần nhận lại.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.