Từ giám đốc ngân hàng phá sản ở tuổi 51 đến "vua giao hàng" sau 1 tháng: Người có đầu óc làm gì cũng không sợ nghèo
Dù thất bại ở tuổi trung niên, vị giám đốc ngân hàng này vẫn quyết định làm lại cuộc đời với công việc shipper, chỉ sau 1 tháng đã trở thành "vua giao hàng".
Giám đốc ngân hàng bị phá sản đi làm shipper, vẫn thành công rực rỡ
Gần đây, câu chuyện về một người đàn ông 51 tuổi được mệnh danh là "vua giao hàng" ở Hồ Nam (Trung Quốc) đã gây bão mạng xã hội. Đó là anh Diêu Chí Cương, hiện đang làm shipper kiếm sống. Khi được hỏi về công việc trước kia, anh Diêu khiến người xem ngỡ ngàng khi biết anh vốn là một giám đốc ngân hàng tại Giang Tô.
Được biết, anh Diêu từng là lính cứu hỏa, sau khi xuất ngủ thì vào làm cho một ngân hàng ở Thường Châu, Giang Tô. Với thành tích xuất sắc, chỉ sau vài năm anh đã thăng tiến lên làm giám đốc chi nhánh. Thế nhưng, thấy môi trường làm việc ở ngân hàng quá cạnh tranh, anh đã có dự định nghỉ việc.
Năm 2017, một người đồng đội ở đơn vị cũ đã rủ anh khởi nghiệp. Người này làm nghề sản xuất sơn phủ thân thiện với môi trường, muốn mở rộng doanh nghiệp đã mời Diêu. Diêu nghe xong liền nghỉ việc, rời Giang Tô tới Hồ Nam. Đáng tiếc là công việc khởi nghiệp không như cả hai mong muốn, thời điểm đó sơn phủ thân thiện môi trường không được chú trọng. Sau 3 năm, khoản tiền tiết kiệm đổ vào dự án khởi nghiệp tan thành mây khói, Diêu Chí Cương và bạn thất bại nặng nề.
Không nản lòng, Diêu bắt đầu đi tìm công việc khác, rải CV khắp nơi nhưng không có nơi đâu liên lạc lại. Cuối cùng, chỉ có một app giao đồ ăn hỏi anh rằng anh có muốn làm shipper không, dù hơi thất vọng nhưng Diêu Chí Cương cũng nhận lời. Anh nói: "Đằng nào thì ngày nào tôi cũng chạy 10km, giao đồ ăn cũng cần đi cần chạy, xem như là tập thể dục mỗi ngày vậy".
Không ngờ, chỉ sau 1 tháng gia nhập công ty, anh đã trở thành "vua giao hàng". Trong 1 tháng, Diêu Chí Cương giao được 1.580 đơn hàng, ngay cả những người trẻ cũng không phải là đối thủ của anh. Diêu tâm sự, mỗi lần đi giao đồ ăn, anh đều quan sát kỹ môi trường xung quanh: cửa hàng nào ở đâu, ngõ nào không thể đi, đường nào là đường tắt... Từ đó, anh lên một lộ trình nhanh nhất có thể, "giao khôn" thay vì "giao chỗ chết", miễn còn việc thì làm đến tối muộn cũng không quản ngại.
Sau 4 tháng, anh trở thành quản trị viên khu vực giao hàng của mình, mỗi tháng thu nhập 10.000 tệ (khoảng 35 triệu đồng). Mục tiêu của anh là trở thành giám đốc khu vực giao hàng.
Bất cứ lúc nào cũng có thể làm lại từ đầu
Câu chuyện của Diêu Chí Cương chính là minh chứng của câu nói: "Bất cứ lúc nào bắt đầu lại đều không quá muộn, miễn là bạn không sợ thất bại". Người có đầu óc, tầm nhìn không bao giờ sợ nghèo, một khi đã là vàng thì đi đâu cũng sẽ tỏa sáng. Dưới đây là 2 cách giúp ta tự tin làm lại từ đầu sau thất bại:
Thay đổi tư duy
Tư duy phản thực tế có nghĩa là tạo ra những thay thế khả dĩ cho các sự kiện cuộc sống đã xảy ra, một cái gì đó trái ngược với sự thật. Chẳng hạn, trong một vụ cướp ngân hàng, bạn là người duy nhất bị tên cướp bắn một phát đạn vào tay trái. Một nghiên cứu cho thấy, 70% mọi người sẽ nghĩ rằng đây là một chuyện vô cùng xui xẻo và chỉ 30% cho rằng đó là điều may mắn.
Người cho rằng đây là chuyện xui xẻo sẽ nghĩ rằng: "Tôi có thể vào bất cứ một ngân hàng nào khác vào thời điểm đó, nếu vậy thì chuyện này đã chẳng xảy ra, vậy mà tôi tình cờ lại ở đúng ngân hàng đó, và lại là người bị bắn trúng!". Trong khi đó, người may mắn lại nghĩ rằng: May quá, nếu bắn trúng tim, có lẽ giờ này tôi đã không còn ngồi đây để kể lại câu chuyện được nữa, nó còn nghiêm trọng hơn việc bị bắn vào tay nhiều".
Có hai kiểu tư duy phản thực tế như sau:
Thứ nhất là tư duy phản thực tế tiêu cực. Có nghĩa là người đó có xu hướng tạo ra những giả định tạo ra kết quả tồi tệ hơn thực tế. Thứ hai là tư duy phản thực tế tích cực, là ta tạo ra giả định có kết quả tốt hơn thực tế.
Ví dụ, ta tham gia một cuộc thi chạy điền kinh và đạt huy chương bạc. Ta sẽ tự nhủ rằng: "Giá như mình chơi tốt hơn, có lẽ mình đã đạt huy chương vàng rồi". Đây là tư duy phản thực tế tích cực, và điều đó khiến ta cảm thấy hối tiền hơn vì mình đã không làm. Trong khi đó, nếu ta nghĩ rằng: "Nếu mình chạy kém hơn, mình đã chẳng thể đạt huy chương rồi". Điều ấy khiến họ cảm thấy tự hào hơn, có động lực để làm lại hơn.
Dám phiêu lưu, ưa mạo hiểm
Không có rủi ro nào là rủi ro lớn nhất, vì thế thay vì sợ hãi hãy cố gắng trở nên mạnh mẽ hơn. Nếu không có ý thức về rủi ro và quản lý rủi ro trong cuộc sống, ta rất dễ bị sốc và sa ngã.
Chẳng hạn như trong bộ phim "The Shawshank Redemption", Brooks là một người trông nom thư viện, đã ngồi tù hơn 50 năm và sắp được ân xá. Anh ta cho rằng mình sẽ khó thích nghi với xã hội bên ngoài, anh quyết định sẽ hại chết bạn tù để không được ân xá. Tuy nhiên, kế hoạch của Brooks không thành công, anh được thả và chỉ định làm việc ở một cửa hàng tạp hóa. Sau cùng, dù đã cố gắng thích nghi với cuộc sống bình thường, anh vẫn không thể hòa nhập với mọi người. Và rồi, Brooks chọn cách ra đi trong khách sạn nhỏ nơi mình ở để chấm dứt nỗi đau lạc loài.
Diêu Chí Cương đã nói: "Nếu đã lựa chọn rồi thì đừng hối hận, dù kết quả có ra sao. Chỉ cần vẫn còn sống, bạn có thể bắt đầu lại bất cứ lúc nào". Đừng sợ khi không may vấp ngã, hãy dũng cảm đối mặt với thất bại và làm lại từ đầu. Những sai lầm chỉ là những chướng ngại vật, khi vượt qua hết ta có thể làm lại cuộc đời, thậm chí còn nắm được thành công rực rỡ.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận