Nguyễn Thị Ngọc Tâm: Cô giáo xương thủy tinh mở lớp học miễn phí cho học trò nghèo
Nhiều năm qua, cô giáo không chuyên Nguyễn Ngọc Tâm dù bị căn bệnh xương thủy tinh dày vò vẫn miệt mài bên lớp học miễn phí.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Tâm (31 tuổi, trú xã Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) không may mắc căn bệnh quái ác xương thủy tinh từ khi mới lọt lòng. Chị kể, từ nhỏ đến giờ, chị không thể nào đếm nổi số lần bị gãy xương, những cơn đau nhức mỗi khi trái gió trở trời.
Lúc mới sinh ra, một chân của chị bị quặt ngược lên bụng không thể duỗi thẳng. Đến năm 2 tuổi mới được phẫu thuật, lúc này chân có thể duỗi nhưng chị Tâm vẫn không thể đi lại. Khi trưởng thành, chị lại mắc nhiều bệnh khác khiến sức khỏe càng thêm yếu.

9x Nam định tâm sự: "Một năm 365 ngày thì ngày nào tôi cũng phải uống thuốc, không chỉ một loại mà rất nhiều loại khác nhau. Rồi có những hôm đi lại ra vào bệnh viện liên tục, nếu không đi lại cẩn thận xương lại bị gãy". Vì căn bệnh quái ác này, phải đến năm 8 tuổi chị mới được đặt chân đến trường.
Trong suốt nhiều năm sau đó, Nguyễn Thị Ngọc Tâm luôn là học sinh giỏi ở trường, đạt nhiều thành tích xuất sắc. Thế nhưng, vì sức khỏe yếu, nhà lại xa trường, chị đành phải nghỉ học cấp 3. Dù vậy, ước mơ trở thành cô giáo của chị vẫn luôn cháy bỏng. Vì thế, chị tự học ở nhà, nghiên cứu sách vở, quyết tâm theo đuổi đam mê dạy học.

Với nỗ lực phi thường cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình, năm 2004, lớp học "5 không" đặc biệt ra đời. Gọi là 5 không, vì lớp học ấy không phấn, không bảng, không bục giảng, không giáo án, không học phí. Lớp học có đủ lứa tuổi khác nhau từ lớp 1 đến lớp 8, cứ ngày nghỉ là lại mở cửa đón học sinh.
Hơn 15 năm qua, bất kể nắng mưa, bệnh tật dày vò, cô giáo xương thủy tinh vẫn đều đặn đi dạy. Cô kèm cặp các em học sinh, giúp các em củng cố được kiến thức trên lớp và hướng dẫn phương pháp học tập có hiệu quả tốt nhất. Với mỗi em, Ngọc Tâm lại tạo cơ hội cho các em chủ động làm bài, nếu không hiểu thì mới hỏi cô.

Trong những năm qua, đã có biết bao thế hệ học sinh nghèo trong lớp học của cô giáo Ngọc Tâm đã bước tiếp vào nhiều trường đại học danh tiếng, trở thành những con người có ích đóng góp sức mình vào sự phát triển của xã hội. Với cô giáo Nam Định, đó là niềm hạnh phúc không sao kể xiết.
Ngày ngày, chị miệt mài công việc dạy học, kèm cặp cho các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mở rộng không gian đọc sách và quỹ học bổng xương thủy tinh. Nguyễn Thị Ngọc Tâm bộc bạch: "Tôi sẽ tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội, các chương trình truyền cảm hứng, các dự án liên quan đến người khuyết tật. Bản thân có thể nỗ lực làm đến đâu thì tôi sẽ cố gắng hết sức".
Trong năm vừa qua, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm đã được vinh danh nhận giải thưởng Tình nguyện viên Quốc gia năm 2020. Ngoài ra, cô còn là một trong 64 tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu được tuyên dương tại chương trình “Tỏa sáng nghị lực Việt” năm 2020.
Theo Kim Anh - Trần Vương/Báo Lao động
Xem thêm: Nguyễn Thị Minh Tâm: Cô giáo khuyết tật nuôi tóc dài, vận động hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư
Đọc thêm
Nhìn lại những ngày can đảm lên điểm nóng ma túy Lóng Luông (Sơn La) gieo chữ, vận động trẻ đi học, cô giáo Lê Thị Vân không khỏi rùng mình.
Mất một chân sau khi gặp tai nạn giao thông, cô giáo Vì Thị Nhân tưởng như phải khép lại công việc dạy học ở các điểm bản.
"Cố gắng vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống và sống phải có ước mơ và hi vọng. Chỉ cần bản thân luôn cố gắng hết mình cơ hội tốt sẽ đến với chúng ta" - cô giáo khuyết 1 tay 1 chân Nguyễn Thị Nữ.
Tin liên quan
Theo cơ quan khí tượng, bão số 1 đã hình thành trên Biển đông, gió giật cấp 10, có tên quốc tế là bão Chaba.
Taihei Kobayashi từng bị bố mẹ đuổi khỏi nhà năm 17 tuổi, phải sống vô gia cư , nhưng đã quyết tâm làm lại từ đầu và trở thành CEO thành công.
Theo như nhân tướng học, nếu người đàn ông nào mà sở hữu những tướng mặt sau thì 1 đời nghèo khổ, luôn gặp khó khăn trong cuộc sống.