Nguyễn Thị Minh Tâm: Cô giáo khuyết tật nuôi tóc dài, vận động hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư
Hơn 5 năm qua, cô giáo khuyết tật Nguyễn Thị Minh Tâm vẫn mệt mài làm thiện nguyện, vận động hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư.

Cô Nguyễn Thị Minh Tâm (36 tuổi) tâm sự, cô bắt đầu về công tác ở trường THPT Tân Thành, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2008. Đến đầu năm học 2009-2010, khi đang đi vận động học sinh bỏ học quay lại trường, cô không may gặp tai nạn giao thông, mất đi chân trái. Không đầu hàng, cô tự vực dậy tinh thần, tập đi trên đôi chân giả để tiếp tục nghề giáo. 1 năm sau, cô được chuyển về dạy toán tại Trường THPT Thiên Hộ Dương.
Vượt lên nghịch cảnh, cô gạt qua mặc cảm, luôn giữ tâm thế vui tươi, yêu đời. Để có thêm trình độ chuyên môn, cô thi cao học ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn toán, tốt nghiệp năm 2015. Sau đó, ban giám hiệu tin tưởng giao cho cô nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi của trường.

Kể từ năm 2015, ngoài giờ lên lớp, cô giáo khuyết tật bắt đầu dành nhiều thời gian đi từ thiện. Cô thành lập nhóm thiện nguyện Nhất Tâm, quyên góp, vận động giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Đặc biệt trong đó là chương trình vận động quyên góp tóc tặng Mạng lưới ung thư vú Việt Nam để làm tóc giả cho bệnh nhân ung thư.
Cô nhớ lại: "Tôi từng trải qua nhiều khó khăn, biến cố nên đồng cảm hơn với những người gặp khó khăn. Ngay khi thành lập nhóm, để có quỹ hoạt động tôi phải đi bán hoa hồng, quà tặng nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3".

Ban đầu chỉ là người đi vận động, đến năm 2019, cô quyết tâm nuôi tóc dài để tặng bệnh nhân. Thông qua mạng xã hội, cô còn kêu gọi, vận động quyên góp tóc, rồi lên TP.HCM đem tặng cho Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. Cô Tâm kể: "Khi bạn đã quen với tóc dài, nếu phải cắt đi sẽ tiếc lắm. Trong khi đó, những phụ nữ bị ung thư muốn có mái tóc dài là điều không thể, họ phải cạo trọc tóc. Cảm nhận được nỗi đau tinh thần đó nên tôi mong muốn chia sẻ một phần với họ".
Không chỉ giúp đỡ bệnh nhân ung thư, cô thường xuyên thăm hỏi, động viên những người không may gặp tai nạn. Chỉ cần biết tin, cô Nguyễn Thị Minh Tâm lại lặn lội tìm tới tận nơi, hỗ trợ tiền và quà. Cô tự nhủ, từng chung cảnh ngộ với họ, nên cô dễ chia sẻ hơn, lấy câu chuyện đời mình để động viên giúp họ vượt qua nỗi đau. Lúc rảnh, cô lại tới bếp ăn từ thiện của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Tháp, tận tay phục vụ những suất cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo và thân nhân. Xong việc, cô lại ghé sang Khoa Chấn thương Chỉnh hình của bệnh viện động viên những nạn nhân bị thương tật.

Đến nay, đã có hàng trăm mảnh đời không may bị tai nạn, hoàn cảnh khó khăn, được cô giáo khuyết tật ấy động viên, giúp đỡ. Đã có người nói cô làm việc bao đồng, không thể làm nên chuyện lớn, nhưng cô không quan tâm. Đến giờ, cô vẫn thầm lặng cống hiến, giúp đỡ cho nhiều trường hợp bất hạnh trong xã hội.
Theo Thanh Niên, Người Lao Động
Xem thêm: Ấm lòng câu chuyện cổ tích về lòng nhân ái: Phép nhiệm màu cứu cậu bé u não từ cõi chết trở về
Đọc thêm
4 năm qua, với quyết tâm muốn trả ơn đời, ông Hoàng Trung Kiên (46 tuổi, Cần Thơ) đã vận động quyên góp hơn 5 tỷ đồng giúp bệnh nhân nghèo.
Hiện tại, hội chị em phụ nữ ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã triển khai thành công mô hình "Chi, tổ phụ nữ an toàn 3V" chống dịch.
Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính kế toán ở Australia, chị Lê Thu Thảo quyết tâm trái ý gia đình, về nước để khởi nghiệp nhà hàng "xanh".
Tin liên quan
Ngày Quốc tế phụ nữ sắp tới gần, hãy gửi những lời chúc 8/3 tốt đẹp, chân thành nhất tới những người phụ nữ thân yêu của bạn nhé.
Cách trung tâm Hội An khoảng 5-7 km, du khách có thể tận hưởng không gian thoáng đãng, trong lành ở 3 quán cà phê giữa đồng này.
Sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, người ta bắt đầu lục lại những lời tiên tri của thần đồng tiên tri Ấn Độ Abhigya Anand. Và dường như cậu bé đó từng nhắc đến điều này?
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.