Nhìn lại những ngày gieo chữ tại điểm nóng ma túy của cô giáo trẻ vùng cao: "Chưa bao giờ tôi hối hận"
Nhìn lại những ngày can đảm lên điểm nóng ma túy Lóng Luông (Sơn La) gieo chữ, vận động trẻ đi học, cô giáo Lê Thị Vân không khỏi rùng mình.

Hiện tại, cô Lê Thị Vân (38 tuổi) đang là Hiệu phó trường mầm non Song Khủa, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Thế nhưng, cách đây khoảng 5 năm, cô từng có thời gian công tác ở trường mầm nong Lóng Luông, tại xã Lóng Luông vốn là điểm nóng ma túy ngày đó.
Ngay khi vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm, cô được phân công về xã Lóng Luông công tác. Muốn tới điểm bản Lũng Xá, cô giáo trẻ khi ấy phải đi bộ xuyên rừng, leo dốc với chiếc balo nặng trĩu đựng giáo án mất mấy tiếng trời. Cô Vân nhớ lại: "Tôi vào bản cùng quyết tâm đưa 100% trẻ đến trường. Nhưng thực tế khó khăn vô cùng".

Thời điểm đó, các điểm trường ở xã Lóng Luông còn xập xệ, nhà ghép gỗ dựng trên nền đất ẩm thấp. Chưa kể, phòng học không có điện, nước hay sóng điện thoại gì, đến nhà vệ sinh còn chẳng có. Buổi sáng dạy học còn có ánh sáng mặt trời, đến đêm tối chỉ có đèn dầu le lói dùng tạm.
Ban ngày các thầy cô tất bật dạy học, đến giờ nghỉ lại đổ đi tứ phía xách nước, trồng rau cải thiện. Sợ nhất những ngày mưa bão, phòng hạo xiêu vẹo, nghiên ngả, các giáo viên phải bế trẻ chạy sang nhà dân trú.
Thời điểm những năm 2010, Lóng Luông trở thành điểm nóng về ma túy. Nhiều gia đình trong xã đột nhiên đổi đời, xây nhà lầu, mua xe hơi đắt đỏ, trẻ em được bố mẹ cho cả cọc tiền. Đường xá được cải tạo, dựng cổng sắt kiên cố, gắn cả camera an ninh. Không rõ lý do nhưng nhiều thanh niên vẫn lập chốt canh, kiểm tra khi thấy người lạ mặt vào bản. Đã có lúc, cô trò đang học bài thì nghe tiếng súng vang lên, ai nấy không khỏi sợ hãi.
Ngày ấy, giáo viên muốn làm hồ sơ cho học sinh là lại gặp muôn vàn khó khăn. Các gia đình không muốn lộ thông tin, nhưng muốn làm hồ sơ lại phải cần giấy khai sinh, sổ hộ khẩu. Cô Vân giải thích: "Nhưng không có các giấy tờ này, chúng tôi khó xác định tuổi của trẻ để xếp lớp, làm hồ sơ tuyển sinh và các chế độ an sinh xã hội".
Mỗi lần đi vận động, các cô giáo phải đợi gia đình học sinh kiểm tra camera, đúng người mới cho vài. Để tjao lòng tin, cô Lê Thị Vân phải mày mò học tiếng H'Mông, nhờ cả trưởng bản lẫn chính quyền xã thuyết phục nhưng cuối cùng chỉ được 1-2 nhà đồng ý gặp. Cô kể: :"Dân bản họ cục tính, đa nghi, luôn cảnh giác với người lạ chắc sợ công an điều tra, nhưng với thầy cô giáo luôn tôn trọng. Không thích sẽ từ chối, đuổi về chứ không động tay, chân".
Xin trẻ đến trường đã khó, việc duy trì sĩ số ổn định cũng chẳng hề dễ dàng gì. Lớp học được mấy ngày lại vắng vài em, thầy cô lại vất vả băng rừng, vượt núi tới nhà học sinh vận động. Thế nhưng, nhiều lúc họ chỉ nhận về sự hắt hủi, e dè khiến ai nấy không khỏi tủi thân. Vất vả là thế, nhưng chưa bao giờ cô Vân nghĩ tới chuyện xin chuyển công tác.
Năm 2018, cảnh sát triệt phá thành công đường dây ma túy của Tráng A Tàng - ông trùm buôn ma túy từ khu vực Tam Giác Vàng vào Việt Nam tiêu thụ, cùng hai chuyên án 18TN và 19TN tại bản Lũng Xá, Tà Dê. An ninh khu vực dần ổn định, đường xá được bê tông hóa, 100% học sinh trong xã đến trường.

Giờ đây, đời sống bà con nông dân nơi đây đã ổn định. Chủ tịch UBND xã Lóng Luông, ông Giàng A Dê cho hay, địa bàn xã có 9 bản, trong đó 8 bản là đồng bào dân tộc H'Mông. Trước kia, nơi đây là điểm nóng về ma túy, an ninh xã hội bất ổn, nhưng đến giờ cơ bản đã ổn định.
Ông Giàng A Dê cho biết: "Bà con chuyên tâm sản xuất, đời sống kinh tế dần cải thiện. Thầy cô vận động học sinh đến trường, yêu cầu phụ huynh cung cấp sổ hộ khẩu, để làm giấy khai sinh, học bạ và các chế độ chính sách hỗ trợ dễ dàng hơn". Giờ đây, bà con dân bản đã nhận thức được tầm quan trọng việc đưa trẻ đến trường, sĩ số trẻ đến lớp duy trì ở mức cao.
Cô giáo Vân bày tỏ: "Đó là điều giáo viên chúng tôi luôn ao ước... Chưa bao giờ tôi hối hận đến bám trường, bán bản tại Lóng Luông. Chỉ mong học sinh biết đọc, biết viết, để thoát nghèo".
Theo Quỳnh Nguyễn/VnExpress
Xem thêm: 9x Nghệ An kể chuyện gần 30 lần hiến máu tình nguyện: "Tôi thấy đó là việc cần làm"
Đọc thêm
Quang Linh Vlogs đã vận chuyển sang Angola 6 thùng hạt giống lúa để thử trồng tại đây. Việc này nhằm mục đích giúp người nghèo có "cơm ăn áo mặc". Đồng thời cũng để quảng bá văn hóa Việt Nam.
Cứ 9 giờ tối, đội cứu hộ "thiên thần" FAS Angel lại lên đường, đi khắp đường phố Hà Nội để tìm kiếm và hỗ trợ người gặp nạn.
Bất kể nắng mưa, suốt 6 năm qua ông lão nghèo U70 ấy vẫn miệt mài đẩy xe tự chế, đi khắp Hội An nhặt rác không lương, bảo vệ môi trường.
Tin liên quan
Bộ phim Bắt Ma Phá Án phát sóng lúc mấy giờ, chiếu trên kênh nào? Lịch phát sóng và link xem phim phụ đề tiếng Việt mới nhất.
Chương trình Street Dance Việt Nam - Đây Chính Là Nhảy Đường Phố phát sóng lúc mấy giờ, chiếu trên kênh nào? Lịch phát sóng và link xem show Street Dance Việt Nam trên HTV7, YouTube, VTVcab17 - Yeah1TV.
Việc cho người khác mượn đồ là điều rất bình thường, nhưng có những món đồ nếu cho mượn thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là 4 thứ cổ nhân khuyên bạn không được cho người khác mượn.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.