Thương trò nghèo vùng cao, cô giáo chẳng ngại vất vả lặn lội hàng trăm km đi "gieo chữ"

Mỗi tuần, cô giáo Mỹ Liên lại vượt chặng đường hàng trăm km lên vùng cao Tu Mơ Rông, Kon Tum để dạy chữ cho trò nghèo.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 12/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tặng bánh kẹo, khen học sinh để các em đi học

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp ngành Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Quy Nhơn, cô Nguyễn Thị Mỹ Liên về giảng dạy tại trường Tiểu học xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum). Lúc bấy giờ đường sá, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Mỗi ngày, những đứa trẻ trong làng lấm lem bùn đất đến trường. Có những hôm trời rét, lũ trẻ chẳng có nỗi chiếc áo ấm tươm tất để mặc ra lớp.

Thương học trò thiếu thốn, cô Liên cùng giáo viên trong trường kêu gọi người thân, bạn bè hỗ trợ từng bộ quần áo cho các em. Thấy trò thiếu bút, vở… cô Liên lại trích tiền túi để cho lũ trẻ đủ đầy khi đến lớp.

“Những đứa trẻ nơi đây hầu như cái gì cũng thiếu thốn, từ quần áo đến sách vở. Do đó, khi nhận được bất kì món quà tặng nào các em đều vui mừng và hạnh phúc. Thương lũ trẻ nên tôi luôn cố gắng kêu gọi, vận động nhà hảo tâm hỗ trợ để các em bớt vất vả hơn”, cô Liên bộc bạch.

co-giao-khong-ngai-vat-va-di-hang-tram-km-de-gieo-chu-cho-tro-ngheo

Trên chặng đường 15 năm dạy chữ ở vùng cao, hành trình vận động học sinh ra lớp để lại cho cô Liên nhiều kỷ niệm khó quên. Cô Liên nhớ rằng, nhiều năm về trước cứ vào vụ mùa phụ huynh lại đưa con em lên nương rẫy. Chính vì vậy việc vận động và đưa học sinh ra lớp của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Mỗi lần nghe tiếng xe của giáo viên đến nhà lũ trẻ lại chạy trốn. Không muốn các em thất học, cô Liên cùng một số giáo viên thường xuyên đi bộ lên rẫy vào chiều tối và phối hợp với thôn trưởng để tuyên truyền, đưa trò ra lớp.

“Công cuộc vận động học sinh ra lớp lúc bấy giờ khó khăn và vất vả lắm. Có những em chúng tôi phải đến nhà 5-6 lần mới gặp. Thế nhưng khi gặp lũ trẻ chẳng chịu theo ra lớp nên giáo viên phải nghĩ đủ cách để học sinh đến trường, như: mua bánh kẹo, tặng quần áo… Đặc biệt, trong quá trình học trên trường, tôi thường xuyên khen để khích lệ tinh thần các em. Nhờ vậy tỷ lệ chuyên cần ngày càng được nâng cao”, cô Liên chia sẻ.

Trải qua thời gian dài kiên trì vận động, giờ đây phụ huynh đã quan tâm hơn đối với việc học của con em mình. Mỗi khi các em ốm đau, gia đình cũng chủ động xin phép cho con nghỉ. Vào những vụ mùa, cha mẹ cũng ít đưa con lên rẫy nên công tác vận động học sinh ra lớp của thầy, cô trường Tiểu học xã Đăk Hà cũng bớt vất vả hơn.

Vượt 160km để dạy chữ cho trò vùng cao

Nhà ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cách trường hơn 160km, thế nhưng do con còn nhỏ nên hàng tuần cô Liên đều chạy xe máy về. Đường xa lại gập ghềnh sỏi đá nên việc té ngã chẳng còn xa lạ với cô giáo vùng cao. Khó khăn chưa dừng lại, mấy năm qua sức khoẻ cô Liên giảm sút nên phải đi thăm khám và điều trị thường xuyên. Những hôm đau yếu, người chồng lại nghỉ làm để chở cô đi dạy, đến cuối tuần lại đón về. Thế nhưng căn bệnh hiểm nghèo khiến sức khoẻ của cô Liên ngày càng yếu.

co-giao-khong-ngai-vat-va-di-hang-tram-km-de-gieo-chu-cho-tro-ngheo

Do đó việc vượt hàng trăm km mỗi tuần để đi dạy là điều vô cùng khó khăn. Nữ giáo viên cũng mong rằng sẽ được tạo điều kiện để chuyển về gần nhà giảng dạy nhằm đảm bảo sức khoẻ và chăm lo cho gia đình. Tuy nhiên, cô cũng khá tiếc nếu phải xa vùng đất và học sinh vì nơi này đã gắn bó và để lại trong cô nhiều kỷ niệm.

“Tôi nhớ những dịp 8/3 hay 20/11, lũ trẻ lại hái hoa rừng, bắp chuối… lên tặng giáo viên. Với tôi những món quà ấy thật sự rất đẹp và ý nghĩa. Hay những buổi cô trò cùng nhau múa xoang, tham dự lễ hội cúng nước giọt… nhằm lưu giữ văn hoá truyền thống. Đó là những kỷ niệm đáng nhớ mà chắc mãi sau này tôi cũng không thể quên. Tôi cũng mong rằng sẽ có nhiều chính sách và sự quan tâm hơn nữa đến với học sinh vùng khó để các em có điều kiện thực hiện mơ ước của mình”, cô Liên tâm sự.

Theo Dung Nguyễn/GDTD

Xem thêm: Ninh Việt Trí - chàng thanh niên dành cả thanh xuân làm "sứ giả" kết nối các lớp học tình thương

Đọc thêm

 “Tôi làm thiện nguyện từ tâm, miễn sao ăn ngủ ngon không bị quấy rầy kiểu sao kê, minh bạch…” - người đàn ông mê làm thiện nguyện Trương Văn Tâm chia sẻ.

Chuyện về người đàn ông có tâm sáng như sao trời, từng cắm cả ô tô để lấy tiền làm thiện nguyện
0 Bình luận

Hơn 10 năm qua, ông giáo Lê Trọng Kính tìm mua rất nhiều xe đạp cũ ở khắp mọi nơi về sửa chữa lại rồi tặng cho học sinh nghèo, người có hoàn cảnh kém khó khăn.

Chuyện ông giáo hơn một thập kỷ miệt mài 'tân trang' xe đạp cũ tặng học sinh nghèo
0 Bình luận

Nhân dịp 8/3 sắp tới, tiệm cơm An Phúc ở Hà Nội đã chuẩn bị 300 suất quà, gồm cơm từ thiện và hoa sáp thơm cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.

300 suất quà thiện nguyện ấm lòng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp 8/3
0 Bình luận

Tin liên quan

Lưu Trọng Lư, Quang Dũng, Tú Mỡ... đều là các nhà thơ đông con. Và việc có đông con đã sinh ra các câu chuyện khá bi hài.

Bi hài chuyện các nhà thơ đông con: Lưu Trọng Lư tên con là Nu, Na, Nông cho... dễ nhớ
0 Bình luận

John Cronin (Melville, New York) đã cho mọi người thấy, tình yêu của đáng sinh thành có thể giúp một đứa trẻ bị Down vượt xa mọi kỳ vọng của xã hội như nào. 

Nghị lực phi thường: Chàng trai bị Down trở thành chủ công ty với đế chế tất chân triệu đô, được Tổng thống Mỹ mua và dùng trong dịp đặc biệt
0 Bình luận

Các bạn không cần phải suy nghĩ những điều gì đó quá phức tạp khi viết văn NLXH. Bởi tất cả các chất liệu đều có thể lấy từ trong cuộc sống thường ngày.

Những 'hiện tượng xã hội' nâng cấp bài làm nghị luận xã hội
0 Bình luận


Bài mới

Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Đề xuất