Cảm phục 9x quê Thanh Hóa hàng tháng hiến tiểu cầu cứu những người xa lạ

Cô nàng 9x quê Thanh Hóa Nguyễn Thị Trâm tâm sự, cô chẳng nhớ mình đã hiến tiểu cầu bao nhiêu lần, giúp đỡ vô số người xa lạ mắc bệnh hiểm nghèo.

Chi Nguyễn
15:19 29/03/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Thị Trâm (SN 1994, quê Thanh Hóa) kể rằng, cô thuộc nhóm máu AB, là nhóm máu khá hiếm ở Việt Nam. Hiện nay, chỉ có 6% dân số nước ta thuộc nhóm máu này, chưa kể số người có thể hiến được tiểu cầu lại càng khan hiếm.

Được biết, để có thể đăng ký hiến tiểu cầu, người hiến không được mắc bệnh truyền nhiễm, trong thành phần máu cần đủ chỉ số đơn vị tiểu cầu dựa trên quy định của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, người hiến tiểu cầu cần có sức khỏe tốt, ven to, để khi chạy máy ly tâm, dù có áp lực lớn cũng không bị vỡ thành ven. 

co-gai-que-thanh-hoa-hang-thang-hien-tieu-cau-cuu-nguoi-xa-la
Nguyễn Thị Trâm tâm sự, cô chẳng nhớ mình đã hiến tiểu cầu bao nhiêu lần, giúp đỡ vô số người xa lạ mắc bệnh hiểm nghèo.

Ý thức mình thuộc nhóm người mang dòng máu hiếm, Trâm không đi hiến máu theo phong trào mà thường đợi nhận thông báo có ai cần thì giúp đỡ. 9x quê Thanh Hóa cho hay, mỗi lần hiến khoảng 560 ml tiểu cầu, tương ứng khoảng 700 ml máu. Máu sẽ được rút trực tiếp rồi truyền qua máy ly tâm, lọc lấy tiểu cầu, còn các thành phấn khác trong máu được trả về cơ thể. Nhờ đó, chỉ chưa đầy 1 tháng, khoảng 21 ngày, người trưởng thành có thể tiếp tục hiến tiểu cầu.

Trâm kể, cô nhớ nhất là lần tức tốc chạy xe tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong một buổi chiều tháng 3/2020 để hiến tiểu cầu cho một bệnh nhân cao tuổi. Đó là một cụ bà bị suy tủy, trong cơn nguy kịch, thiếu tiểu cầu nhóm máu AB. Rất may nhờ có Trâm, bà cụ đã qua cơn nguy kịch.

co-gai-que-thanh-hoa-hang-thang-hien-tieu-cau-cuu-nguoi-xa-la
Từ đó đến nay đã 1 năm, tháng nào cô nàng 9x cũng đều đặn tới viện, truyền tiểu cầu cho cụ bà.

Từ đó đến nay đã 1 năm, tháng nào cô nàng 9x cũng đều đặn tới viện, truyền tiểu cầu cho cụ bà. Thông thường, khoảng 3-4 ngày trước khi tới viện, bà cụ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như chảy máu chân răng, da tái nhợt,... Khi ấy, gia đình bà cụ sẽ gọi điện, nhờ Trâm thu xếp công việc để tới viện lọc tiểu cầu. Cô nàng vui vẻ tâm sự: "Gia đình bà cụ nhiều lần đưa tiền nhưng mình không nhận. Khi giúp đỡ mọi người, mình cảm thấy rất vui. Bà cũng giống như cha mẹ của mình."

Được biết, thời gian đầu khi biết con gái đi hiến máu, hiến tiểu cầu, bố mẹ Trâm đều lên tiếng phản đối. Thế nhưng, Trâm không thể bỏ mặc những người bệnh ốm yếu, vì thế cô gái quê Thanh Hóa vẫn tiếp tục đi hiến máu cứu người. Trâm nói: "Mình không nhớ đã hiến máu, hiến tiểu cầu bao nhiêu lần... Mỗi lần làm được việc tốt, bản thân cảm thấy rất vui và hạnh phúc".

Không quan tâm chuyện tiền bạc hay vì lợi ích cá nhân, Trâm chỉ mong mình có thể giúp đỡ mọi người trong khả năng. Có lần, cô bạn giúp một bà cụ không may rơi từ mái nhà xuống, phải mổ cấp cứu, có khi lại hiến tiểu cầu cho bệnh nhân mổ tim nhưng máu không đông. Sau nhiều lần giải thích, thuyết phục ba mẹ, lại thêm hứa chắc nịch sẽ ăn uống, tập thể dục để giữ gìn sức khỏe, cô đã được gia đình ủng hộ.

co-gai-que-thanh-hoa-hang-thang-hien-tieu-cau-cuu-nguoi-xa-la
Ý thức mình thuộc nhóm người mang dòng máu hiếm, Trâm không đi hiến máu theo phong trào mà thường đợi nhận thông báo có ai cần thì giúp đỡ.

Trâm tâm sự: "Hiện nay, tiểu cầu tại các bệnh viện rất thiếu. Mình chỉ mong muốn có sức khỏe, để hiến tiểu cầu thường xuyên, giúp cho nhiều người bệnh". Tháng 7/2020, cô đã nhận được bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoa, với những thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện năm 2019-2020.

Chuyện về người xe ôm 64 tuổi sở hữu thành tích "khủng" hơn 50 lần hiến máu cứu người

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận